TRONG TẠI GIA CÓ ẨN Ý
XUẤT GIA
Giáo Lý Đạo Phật Giáo Hòa Hảo“Tại gia cư sĩ”có một vị thế đặc biệt
do Đức Thầy đưa đủ ra trong “Tôn Chỉ Hành Đạo” của Ngài. Ai cũng thấy và thường
đọc câu nầy cho mạnh thêm chỗ dựa tinh thần. Nhưng Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng dạy
để tín đồ biết rằng: “ Đạo Phật từ xưa đến nay luôn luôn phân làm hai hạng
người: 1). Hạng Xuất Gia. Hai). Hạng Tại Gia.” Ngài Xưng đạo của Ngài là đạo
Phật và quy trinh dạy đạo là “nối theo chí Thích Ca ngày trước”. Từ “luôn luôn”chứa
đựng ít nhiều nội dung xuất gia, ở vào khu vực đồng bằng Sông Cửu Long dân trí
kém mà tâm tình thì đầy đặng, họ có thể mang
đạo trong lòng, chỡ đạo lên vai qua lại nhà người nầy người nọ mà chia sẻ cách
tu hành của nhà mình, ảnh hưởng không nhỏ. Lâm phàm độ chúng, xét thời điểm không phù hợp để nói
chuyện xuất gia mà chỉ còn là ẩn ý. Ẩn ý không được ưu đãi bằng chính danh
những văn từ giáo lý hay trưng bày về sinh hoạt của hạng tu xuất gia như ở hạng
tu tại gia cư sĩ. Điều nầy, muốn tu xuất gia phải mò mẩm, dò tìm, năng nổ tư
duy mới thấy được chỗ sâu kín mà chừng như Đức Thầy đã đem đố đệ tử, tín đồ của
Ngài. Nếu đã đem đố thì phải có người trả lời câu đố như Đức Thầy dẫn dụ:.
‘lời truyền Sấm như bài
toán đố
Ai biết tầm thì đặng hưởng nhờ”.
Ai biết tầm thì đặng hưởng nhờ”.
Trong bài “Đức Huỳnh Giáo Chủ Tuyên Bố”tòa soạn báo Quần Chúng cho
đăng ngày 14/11/1946 có hai đoạn trình bày về thân phận của Đức Thầy:
“- Tôi, một đệ tử trung thành của đạo Phật
- Đối với toàn thể tín đồ Phật Giáo: Tôi vẫn không quên rằng tôi
là một đệ tử trung thành của Đức Phật Thích Ca, tôi tin chắc rằng giáo lý giải
thoát chúng sanh chẳng những được truyền bá ở thiền lâm mà còn phải thực hiện
trên trường chánh trị”.
Trong Sấm giảng quyển tư “Giác Mê Tâm Kệ” Đức Thầy còn thố lộ đặc
biệt hơn nữa qua sứ mạng độ đời của Ngài:
“Đạo vô-vi của Phật ân
cần,
Nối theo chí Thích Ca Ngày trước”.
Nếu ta đặt câu hỏi: “Đệ tử trung thành… nối theo chí Thích Ca”. Đệ
tử trung thành là phận trò phải tiếp lấy sự nghiệp của Thầy, đúng không nào:
“đuốc thiền lâm phương
đông chói ánh,
Vớt hồn người vượt khỏi sông mê”
Để rồi, bất cứ giá nào cũng phải làm sống dậy sự nghiệp cứu đời
của Phật:
“Phận tớ xác phàm tớ sẽ
dưng,
Cúng dường cho Phật
Phật đành ưng.
Dù cho gặp phải ngàn
cay đắng,
Cũng nguyện đạo mầu sẽ chấn hưng”
Đó là “đệ tử trung thành” còn “Chí Thích Ca” là chí gì chứ? Có
phải là ý chí sắt đá được Đức Thầy diễn tả trong “Khuyến Thiện” quyển năm “Lìa
đền đài khổ cực chẳng sờn, thừa đêm khuya lén trốn vào rừng”?
Hình
minh họa lúc Thái tử Sĩ Đạt Ta giữa đêm khuya vén màn nhìn vợ con lần cuối rồi
trốn đi tu.
Ẩn ý xuất gia trong tại gia đã hiện quá rõ. Như vậy cũng chưa vừa, e sự ẩn ý của Đức Thầy nói trên là ít thấm lòng, Đức Thầy còn làm mạnh mẽ ý chí xuất gia hơn nữa trong cư sĩ tại gia. Viết bài “Luận Việc Tu Hành”, Ngài đưa cao tấm gương chói lọi của Sĩ Đạt Ta khi vị thái tử của Ca Tỳ La Vệ “thân chẳng sá xông pha bờ buội” :
Hình
minh họa, Sĩ Đạt Ta cỡi con ngựa Kiền Trắc, như có phép bay qua sông A Rô Ma
cùng với Xa Nặc
“Mình vàng Thái Tử ngôi còn bỏ,
Vóc ngọc đông cung tước
phế liền.
Xem đó hỡi người mau
lập chí,
Tu hành khá nhớ giữ cho nguyên”.
Ở cư sĩ tại gia, trẻ thì tu tại nhà với cha mẹ, lớn có gia đình
riêng thì tu với vợ, chồng, con cái, khiến người ta có quan niệm và quan niệm
ấy dần dần trở thành tập quán: tu tại nhà với cha mẹ như tu với Phật, tu với vợ
chồng con cái là tu hòa hợp cộng đồng. Họ tươm tất câu nói “Phật trong nhà
không kính đi kính Phật Thích Ca ngoài đường làm gì”.
Kết luận rằng bỏ cha mẹ
mà đi tu là trái đạo lý, không chấp nhận được.
Quý vị nghĩ xem! Từ Sĩ Đạt Ta đi tu, sau thành lệ, các đệ tử của
Phật Tổ, chư đại tổ sư ai mà không cha không mẹ chứ ạ? Các vị ấy cũng bỏ mà đi
đó thôi. Thậm chí có người còn bỏ cả vợ con như trường hợp của vị thái tử con
của Tịnh Phạn Vương và hoàng hậu Ma Da. Nếu không chấp nhận được tất nhiên là
không có Phật Tổ, không có các đại Tổ Sư, tăng sư, bởi các vị ấy đều gởi
thân vào cửa thiền môn, núi non am cốc kia mà. Các tiền bối viết ra Kinh Luật
Luận, hậu bối như chúng ta mới có theo đó mà học tu, nếu không chấp nhận sự
xuất gia tu hành của các tiền bối vậy ta đọc học Kinh Luật Luận của các vị ấy
làm gì?
Dựa vào bài “Sa Đéc” Đức Thầy viết khuyên là không phải vậy, Ngài
đặt nặng vấn đề tu theo đạo Phật là căn cứ trên học sử Phật Giáo, học sử ấy bắt
nguồn từ Sĩ Đạt Ta đến Phật Thích Ca:
Hình
Minh Họa, ngồi tu thiền định ốm o bên dòng sông Ni Liên Thiền
“Sách
có chữ thâm ân dục báo,
Phận làm người hiếu thảo
noi gương.
ấy chẳng qua là đạo
luân thường,
chớ Phật Thích lìa quê
ngàn dậm.
nương tuyết san rú rừng
thâm thẩm,
đem thân phàm tìm đạo
siêu sanh.
Đến ngày nay còn rạng
lấy danh,
Khắp bốn biển dâ lành sùng bái”.
Tìm lý lẽ qua đọan văn trích trên, Đức Thầy phân tích rõ hai thế
đạo: Nhân Đạo và Phật Đạo. Nuôi cha dưỡng mẹ được Đức Thầy cân nhắc “ấy chẳng
qua là đạo luân thường”. Luân Thường gồm có ngũ luân và ngũ thường, ngũ luân là
đạo tôi chúa, đạo Thầy trò, đạo cha con, đạo chồng vợ và đạo bạn bè; ngũ thường
là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Dụng từ “ấy chẳng qua”để làm nổi bật những câu
sau “Chớ Phật Thích lìa quê ngàn dậm…” đã thấy rõ, sự xuất gia trong PGHH không
phải là vô cớ mà là ẩn chỉ một vai trò.
Bàn xét qua những câu trích dẫn trên, trong khi dạy đạo chung là
tu ở tại gia cư sĩ, có rất nhiều câu ẩn ý khuyên nhủ tín đồ nào có đủ điều
kiện, khả năng giác ngộ cao sâu hơn thì tự mình quyết định, ở tu giữ đạo luân
thường hay theo Phật Thích “Lìa quê ngàn dậm” ẩn tu trên núi tuyết. Có điều
quan trọng là hạnh cách của người tu hạng nầy, hành giả tự kiểm để đo lường khả
năng trí tuệ và đại hùng đâu đó cho chắc thì hãy bước qua ngưỡng cửa tu xuất
gia:
“Nếu xuất gia thì phải
hy sinh,
Cả vật chất tinh thần
lo đạo.
Chớ giả dối mà mang sắc
áo,
Mượn Bồ-Đề chuỗi hột
lòe người,
Làm cho dân khinh dễ
ngạo cười,
Tội lỗi ấy luật nào
dung thứ.
Tu con ham chay to đám
bự,
Đặng thế gian dưng cúng
bạc tiền.
Dối rằng lo tu bổ chùa
chiền,
Mà làm của xài riêng
cho thỏa.
Bảo làm sao dân không
sa ngả,
Nghe lời rù Tông nọ,
Phái kia.
Cả tăng đồ trong nước
chia lìa,
Riêng Pháp Bảo riêng chùa riêng Phật”.
- Trong tại gia có dụng ý xuất gia. Tôi cho sự nhận định của chú
là đúng, nhưng sao chỉ là dụng ý thôi mà không hiện diện sự xuất gia giống như
sự hiện diện của tại gia cư sĩ?
Như quý vị biết, từ xưa tới nay đạo Phật luôn luôn ưu đãi hạng tu
Xuất Gia. Tại gia cư sĩ bị bỏ quên trong những công việc phục vụ người xuất
gia, cúng dường Tam Bảo, trai tăng cầu phước mà không tự mình vượt lên vị thế
“chủ tu” để giải quyết sanh tử của chính mình trong một kiếp. Phật nói “Nhứt
thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh” thì người cư sĩ cũng có Phật tánh và cần
cho hiển ngộ Phật Tánh mình. Người cư sĩ cũng có khả năng tu giải thoát nhưng
không biết ai tập cho họ có thói quen không tin mình, dựa vào người khác, bố
thí cho những vị tu xuất gia với hy vọng cầu phước và có ké vào sức tu của các
vị ấy. Trong tâm mỗi người đều có Phật sao không chịu thể hiện sức tu tìm Phật
chính mình, lại tu đặt hy vọng cái kiểu ké có chứ?
Đức Thầy là cổ Phật lâm phàm dạy tu bình đẳng như những câu Ngài
đã thổ lộ tâm tình:
“Soi từ đài cát xá lều,
Cho người trụy lạc biết điều nghĩa nhân”.
Bình đẳng giữa kẻ ngu người trí:
“ Khùng khuyên hết kẻ ngu người trí”.
Lâm phàm miền Tây Nam nước Việt, trọng điểm nông dân. Ai
cũng biết nông dân có bản tánh hiền lương, thật thà chơn chất. Tính hiền lương
rất gần gủi và thích hợp với đạo đức nhưng tiếc là dân trí kém. Tính tỷ lệ hạng
cao, số có điều kiện, khả năng tu hạnh xuất gia là rất ít nếu đem so với số đại
quần chúng không thể. Nhắm vào lợi ích số đông nên Đức Thầy cho số đông hiện
diện, còn số ít chỉ ẩn ý mà thôi. Khi cho số đông hiện, Ngài đứng vào số đông
để khuyến khích họ:
“Ta là cư sĩ canh điền,
Lo nghề cày cuốc cũng
chuyên tu hành.
Xa nơi tranh đấu lợi
danh,
Giữ lòng thanh tịnh
tánh lành trau tria.
Gắng công trì niệm sớm
khuya,
Thân tuy còn tục tâm lìa cõi mê”.
Tuy nhiên, tại gia cư sĩ trong Phật Giáo Hòa Hảo Đức Thầy “nâng
cấp” người tu nhập thế phát hướng tâm cao, dạy cách tu nhân đạo là đi vào Phật
Đạo: “Muốn làm tròn nhơn đạo phải giữ vẹn Tứ Ân. Nhưng trước hết phải tránh Tam
Nghiệp và chừa Thập Ác cũng như muốn làm giàu phải tránh đừng cho thiếu nợ”.
Lấy ví dụ “thiếu nợ”là nói về nhân quả, tránh đừng gieo nhân ác để
khỏi hưởng quả bất lành. Nhàm chán sanh tử vật dục, ngăn trừ vọng niệm chúng
sanh đều là tạo nhân từ bỏ chốn mê đồ lắm điều đau khổ, thoát kiếp sẽ không trở
lại kiếp phàm phu.
Nói tóm lại Đức Thầy ưu đãi người tu tại gia bằng thị hiện chính
bản thân Ngài trong tại gia cư sĩ để độ người tại gia cư sĩ về “Học Phật Tu
Nhân”. Đệ tử, tín đồ rất hân hoan được sống chung sự nghiệp với Đức Thầy để
cùng “lo nghề cày cuốc cũng chuyên tu hành, xa nơi tranh đấu lợi danh, giữ lòng
thanh tịnh tánh lành trau tria”. Bên cạnh đó, tín đồ nào muốn tu hạnh xuất gia
thì tự nghiên cứu những ẩn ý trong Sấm Giảng Thi Văn và tự kiểm mình, hành sự
xuất gia đơn phương chứ không có tổ chức.
Xuất gia đơn phương là thế nào?
Chẳng phải rất nhiều Tu Sĩ PGHH tu xuất gia ở am cốc hoặc ẩn mình
trên núi rừng quạnh quẽ miệt mài hành đạo đó sao?
Trên đây là cảm nghĩ của tôi, có ai chấp nhận hay phủ nhận thì
dòng cảm nghĩ của tôi cũng không tăng không giảm. Sự thật là tôi không muốn phô
trương sự hiểu biết của tôi về ý nghĩa có tính “Ẩn Ý” qua những câu tôi trích
dẫn, vì có quý vị đây đem bàn bạc đề tài Tại Gia Xuất Gia mà lương tâm
rạo rực khiến tôi phải nói sự hiểu biết của mình rằng: Đức Thầy dạy
đạo trụ ở tại gia cư sĩ nhưng trong tại gia có ẩn ý xuất gia.
Trò chuyện với quý vị
là tôi may mắn, mong có sự may mắn hơn nữa là được quý vị cảm thông đồng thuận
đề tài “Trong tại gia có ẩn ý xuất gia. Từ đó, qua niềm tin bao la, PGHH nở
nang tầm vóc, có nhiều tu sĩ PGHH tu hạnh xuất gia đơn phương mà làm tốt cái
việc Đức Thầy chỉ điểm “ Hy sinh, cả vật chất tinh thần lo đạo” thì đạo nhà sẽ
lớn vững.
2/5/2015
Lê Minh Triết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét