Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

NGÔI NHÀ HOANG  (tiếp theo)

Chàng lần trở về, vất vả lắm mới về được chỗ cũ thì biết rằng chuyện cầu nguyện đã nguội ngắt rồi. Bàn hương lạnh lẻo cũng như lòng người lạnh lẻo, chỉ còn trơ một ngọn đèn dầu chao đảo trước gió. Lúc bị ma đá bay đi, bàn cầu nguyện chúng kiểm sát, đặt khu tự trị. Chàng châm thêm dầu, thắp lên ba nén nhang mới, tiếp tục cuộc cầu nguyện đã dang dở, nhang vừa ngún cháy tròn mình, chàng mới chấp tay chưa có thốt lên tiếng nguyện nào con quỷ ác ôn đã núp cận bàn cầu nguyện, nó vụt ra đạp chàng một đạp đau nhá lửa té chúi đầu xuống giàn mồng tơi, những lá mồng tơi xanh mởn nói với chàng:
Độ rày Ông trúng số, tha hồ ăn đồ chợ nên chê chúng tôi là phải
Không, ta đâu dám chê.
Sao mấy bửa qua Ông quên đi?
Ta dự phòng khi túng ngặt.
Dự phòng gì chứ! Đọt lá sum sê, lo có bò sập dàn…
Tiếng gió rì rào cợt lá, âm điệu như ru không xé nổi sự chìm đắm  của thính giác trong đám mồng tơi, phải nhờ đến tiếng rơi của cành cây khô nghếu mình trên phiến đá tàng ông, chàng sực tỉnh bò trở lại bàn cầu nguyện không xa với vết thương hãy còn đau nhói. Cố gắng xóa nhòa vết thương đau bằng cách dành ít phút tưởng nhớ đến Ông Cha thay vì cầu nguyện. Cũng chỉ được vài phút mót mái, một con quỷ to úc núc trong chỗ không lù lù ra, nó quyết lôi chàng lại chồng Kinh Sách lên giọng thầy đời. Dù biết Kinh của Phật là Chánh Pháp để hổ trợ chánh tâm cho hành giả năng tiến lên sự nghiệp Phật Đà, nhưng tu pháp ở đâu còn được, chứ như đây, ngay sự cúng nguyện là cần chánh niệm mà bị rù quến bởi ý Pháp là không chấp nhận được.
Qua những năm sống đời phiêu bạt, chàng đã tiếp kiến với nhiều trò chơi, cuộc chơi cảm tử, họ theo cuộc chơi bằng cách “Bắt Bống Chân Lý” từ các vị Tổ Sư hoặc “ Đánh Bóng” ý nghĩa mới vừa đạt được qua việc tầm chương trích cú, đánh bóng được ý nghĩa cũng là lúc mình tuyên bố lệnh trừng phạt mình“ Đạo chẳng cần tu chỉ đừng làm cho ô nhiễm”.Thợp được cái câu Đạo chẳng cần tu, đặt vào hàng của báu để bảo vệ. Bình thường đã “lười tu”mà còn được quý ơn trên dạy cho “chẳng cần tu”yểm trợ, họ chụp ngay cơ hội bằng vàng khua mồm lốp bốp cái chẳng cần tu nhưng không cần biết thế nào là “Đừng làm cho ô nhiểm”Ô nhiểm muốn chết được, đã không có cách đừng làm cho ô nhiểm còn biểu phải chẳng cần tu, cuộc chơi nầy thiệt là mạo hiểm, ngu ngốc.
Có lần chàng thấy người ta dựng hội trường khiêm nhượng với hơn vài chiếc bàn tròn thảo luận qua 2 câu trích dẫn trong Sấm Kệ Phật Giáo Hòa Hảo “Tu không cần lạỵ cần quỳ, ngồi đâu cũng sửa vậy thì mới mau”. Chỗ tuyên dương chánh pháp mà những người tự xưng là Phật tử (con Phật) đã quên mất ý nghĩa Phật Giáo, cho ăn thua, cao thấp; người hễ lười cầu cúng là phải có những lý luận, biện luận ăn chắc cho việc “Tu không cần lạy cần quỳ” của mình mà không cần kiểm chứng cái việc có “Ngồi đâu cũng sửa” chưa? Giảng Kinh là miếng thế, là vũ khí cấp cho chiến sĩ đánh bại giặc phiền não chớ không phải để cho giặc loạn phiền não giựt lấy đánh ngược lại chiến sĩ của Đức Như Lai. Xem giảng Kinh mà bị tác dụng ngược không chỉ  mất ý nghĩa luống công mà còn rước hại vào mình nữa là khác. Pháp Bửu Đàn Kinh nói:
“Tâm mê pháp Hòa chuyển, Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa,
Tụng lâu không rõ ý, Kinh nghĩa ấy thù ta.”
Và Đức Tôn Sư PGHH thiết tha kêu gọi các môn đồ:
“Coi rồi phải nhận cho hiểu lý”
Và câu;
“Coi rồi phải thân mình tự tri,
Tìm hiểu nghĩa làm theo đắc đạo”
Hiểu sai đồ biểu là đi sai đường, lẽ tất nhiên đi sai luôn điểm đến.
Mỗi ngày có 24 giờ, mất chỉ 2 thời tu hành cúng nguyện rán lắm một giờ, đấy là con số rất ít nếu đem so ra, giỏi thì 23 giờ còn lại kia cứ tha hồ mà “ngồi đâu cũng sửa” đi! Gần trọn cả ngày cho đó mà không thiết đến, chờ tới giờ cúng nguyện lôi ra bảo đừng cúng nguyện để “sửa” là học ở đâu? Ai dạy? Xét ra cúng nguyện còn phải sửa gì trong đó chứ? Vì sự cúng nguyện đúng theo ý nghĩa là đã và đang sửa Sự cúng nguyện đúng theo tôn chỉ là giờ phút giữ chánh tâm, chánh niệm. Đức Phật biết chúng sanh sống trong phàm tâm nhiều hơn, nếu kêu họ  chỉ “sửa”thôi là đủ không cần có thời gian cúng nguyện thì cái trớn phàm tâm sẽ dẫn đi tuốt luốt chẳng còn chút tu hành nào. Phật dạy đưa sự tu đi vào khuôn khổ là không cho phàm tâm cái cơ hội dẫn đi tuốt luốt, ít ra cũng được một, hai giờ tu. Cúng nguyện giữ chánh tâm là một cách “sửa”thiết thực và hay ho hơn các thứ sửa, không cho phép buông bỏ hình thức cúng nguyện trong khóa trình sớm chiều nếu ai đã khoe mình là tín đồ PGHH, trừ trường hợp người bệnh nặng không còn sức để bái nguyện. Nếu ai có bệnh thông thường còn làm được những chuyện lặt vặt trong nhà chứng tỏ còn sức để cúng nguyện mà lợi dụng có chút bệnh để không cúng nguyện theo lời Đức Thầy dạy, có là tín đồ cũng không thuộc dạng tín đồ tinh tấn. Cúng nguyện còn khi có khi không mà nói “ Thường Sửa” là sửa gì chứ! Nếu người chiến sĩ của Đức Như Lai chịu “ thiệp” cúng nguyện bởi tính chai lười là tạo cơ hội cho quân ma phiền não lấn sân giành đất, có ngày nó “bứng” bật gốc tu hành.
Chàng thu hết sức mình chống lại sự lấn áp của pháp ý trong khi cầu nguyện, vì cầu nguyện là thể hiện nguyên vẹn “Chánh Niệm”trong khi ý Pháp là sự năng nổ của “Chánh Tư Duy”. Nhưng tính Pháp quá sung, cường độ mạnh, sức đối khán tương đồng, đàng xô đàng chịu, kẻ lôi người trì, hai vầng tối sáng cứ như bóng điện chớp: Kinh pháp không ra Kinh Pháp, Cúng Nguyện không ra cúng nguyện…
Hơn 2 năm chàng phá rừng dọn đường, khu rừng nhiều cây và con đường dài quá. Song nhờ có Ông, Cha của chàng luôn theo hộ mệnh và dạy cách phá rừng, trừ ác thú, đuổi ma, có những kết quả đáng kể. Hơn một tháng rồi đường đi dần tróng rộng, những ác thú không xuất hiện nhiều như trước, quỷ ma không đối đầu hay bẹo hình bẹo dạng. Hể phá rừng tróng tới đâu là có ánh sáng mặt Trời soi rọi, sức mạnh thêm nhiều triệt hạ cây to một cách dễ dàng.
Ma quỷ ác thú sống nương trong bống tối, chúng hành động vô luật pháp. Từ khi mang được ánh sáng rải trên đường rất ít thấy con ác thú quỷ ma nào qua lại nhởn nhơ, dể ngươi chọc phá. Khu rừng gần quang đảng như lòng chàng gần như quang đảng và yên tịnh như lòng chàng yên tịnh.

(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét