Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

TRONG CƯ SĨ CÓ ẨN Ý TU SĨ


Quá mệt rồi. Dừng nghỉ mệt một chút cho khõe hãy đi tiếp quý huynh đệ ơi! hê, hê, thở không kịp, hê hê,
Nghe tiếng kêu, chúng tôi dừng lại và một người nói:
Đi vừa vừa thôi, mới sáng chưa kịp bỏ vì trong bụng mà lại leo núi…
Ừ há, tôi cũng phát đói đây nè.
Ai cũng kêu mệt, kêu đói. Vậy thì nghỉ một chút cho phục hồi đã.
Đói phục hồi được sao?
Dạ Được.
Chuyện nầy mới nghe. Đi đường tôi thấy người ta đề bảng “phục hồi phuộc” chưa thấy có bảng phục hồi đói.
Dễ ợt, lúc nảy tôi có mua chục cái bánh bao, một sách khoai Lan luộc còn bốc khói, ngồi đây mà phục hồi.
Đoàn người cười rộ lên trong những câu: cho tôi phục hồi với,  còn tôi nữa, còn tôi nữa…phục hồi, phục hồi…
Một cô bé xinh xinh liếng thoắng nhất trong nhóm trẻ, sẵn trớn đẩy đưa:
Nghỉ sao không lựa chỗ tốt chút đặng có ngồi thoải mái.
Các bạn trẻ trong nhóm cười:
Con nhỏ nầy không khéo nói chút nào! Mệt đâu thì tấp vào lề. Rán được nữa sau mà kiếm chỗ? Nảy giờ mầy không nghe tao nói là biết…
Biết gì?
Tao để cái miệng đặng thở tiếp hai cái lổ mủi. Mầy nói nhiều quá, lỡ lổ mủi mà “tắt máy” là mầy no nê.
Đường dốc hầm hinh, thây kệ tấp đâu thì tấp, ăn đi cho đỡ. Bà con à, không có chỗ, tôi đứng phục hồi cũng được chứ ạ?
Việc nầy thì Tự do, nhưng hãy coi chừng xe tuột bánh.
Đương phục hồi đói và sau một lúc ồn ào như chợ sáng, có một người đưa ý kiến:
Kính thưa chư quý đồng đạo, xem chỗ nầy cũng khá hữu tình, ngồi nán một chút được chứ, tôi đề nghị đoàn sẵn khi phục hồi đói thì chúng ta cũng nên phục hồi cái đạo đức của mình đã bị tản lạc đâu đâu.
Vâng! Ý kiến hay đấy!
Đi trong đoàn có chú tư lớn tuổi, kinh nghiệm chiến trường nhiều năm hơn chúng ta mới chỉ là “khinh binh” đối với giặc phiền não. Tranh thủ ăn nhanh để chúng ta nghe chú tư giảng thuyết, đừng có mà giỡn nhiều mất thời giờ. Sẵn chỗ này dù là đường dốc chông chênh nhưng lại rất hữu tình, duyên thiền môn nóng hổi. Xin mời chú tư cho mình một đề tài quý vị thấy có nên không?
Dạ rất nên ạ. Nhưng tôi xin đề nghị chúng ta rán một chút nữa sẽ qua cây cầu là thoát khỏi đường hầm hênh vách đứng, ngồi nghe thoải mái.
Vậy mới có ý nghĩa của chuyến du sơn kỳ nầy, để đi suốt trên núi nữa về đem cái chuyện phục hồi đói mà kể thì vui thôi chứ hay ho vì.
Tôi nói: Yêu cầu của quý vị nhất là Ông hướng dẫn đoàn, tôi không có cách nào từ chối mặc dầu tôi rất mệt cần được nghỉ ngơi cho lợi sức. Không cần nói quý vị cũng biết, tuổi tôi mà leo núi thì rất là vất vả hơn những vị trẻ. Nhưng tôi sống trong đạo, cũng muốn làm cái vì đó cho đạo mà ít có cơ duyên, cơ hội gặp. Nay quý vị tạo cho tôi cơ hội thì dầu mệt cũng rán. Mong có sự tốt đẹp của chuyến du sơn hành hương nầy tình đạo thắt chặc, người nói người nghe ở trạng thái cỡi lòng để mà tiếp nhận nhau trong hòa điệu đạo đức.
Đoàn chúng ta đi đây toàn là đồng đạo với nhau, tuổi trẻ đông, lớp tu độc thân cũng nhiều. Để có một ảnh hưởng tốt cho số đông, tôi chọn yếu mục có liên quan đến các vị tu độc thân, trẻ tuổi, xin đem bàn bạc với quý vị qua đề tài “TRONG CƯ SĨ CÓ ẨN Ý TU SĨ” hy vọng quý tu độc thân, quý trẻ tuổi đồng cảm, đồng thuận mà hành sự.
Sao gọi là ẩn ý?
Ẩn là không hiện, Ý là sự hiểu biết, phân biệt. Ẩn ý tức là bên trong đã ẩn chứa sự hiểu biết, phân biệt. Ví dụ: Ngoài mặt anh ấy nói thế nhưng có ẩn ý khinh thường chúng ta đấy. Nói cách khác, lấy ví dụ qua một đề tài, ẩn ý là ý thức không dàn trải theo sự hiện thực của đề tài mà là bên trong của đề tài.
Đức Thầy ở ngôi Sáng Lập Tôn Giáo, một cổ Phật lâm phàm nhưng lại nhân danh một cư sĩ tại gia bình thường, quý vị nghe thấy có thích không?
“Ta là cư sĩ canh điền,
Lo nghề cày cuốc cũng chuyên tu hành.
Xa nơi tranh đấu lợi danh,
Giữ lòng thanh tịnh tánh lành trau tria”.
Chẳng những nhân danh thôi mà dạy đạo cho cư sĩ tại gia Ngài lại còn gói gọn hơn:
“ Chưa thể làm như các nhà sư hay ni cô đặng. Tuy vậy họ cũng sẵn sàng hoan nghinh ca tụng lý tưởng từ bi bác ái đại đồng của nhà Phật và luật nhân quả do Phật thuyết ra. Thế nên ở tại nhà, họ phượng thờ Đức Phật, phát nguyện quy y, giữ gìn ít điều giới luật, hằng coi kinh sách, sửa tánh, răng lòng, ủng hộ các sư. Như thế họ cũng lần lần lên con đường giải thoát.”
Ta ghi nhận “ họ cũng lần lần lên con đường giải thoát” và sau đó một câu dạy đầy tính quyết định:
“Bàn xét như trên, thấy rằng toàn thể trong đạo chúng ta thuộc hạng tại gia cư sĩ học phật tu nhân vậy”.
Đặt tiến trình tu của người cư sĩ tại gia là “ lần lần lên con đường giải thoát”. Nhưng ở nhiều chỗ khác Đức Thầy không nói chuyên đề “tại Gia Cư Sĩ”. Dạy tu giải thoát đặt biệt hơn không phải là “lần lần” theo kiểu “Phát nguyện quy y, giữ gìn ít điều giới luật,…ủng hộ các sư v.v.. của tại gia cư sĩ mà là giải thoát ngay, không có lần lần “Hãy tìm giải thoát cho mình bằng cách Lạc Đạo An Bần Xã Thân Tu Tỉnh”. Ta thử đem đặt câu nầy vào hạng tu tại gia cư sĩ thì có phù hợp không? Ta biết chắc chắn là không phù hợp vì Đức Thầy đã minh định cho hạng tu tại gia là “Thế nên ở tại nhà, họ phượng thờ Đức Phật, phát nguyện quy y, giữ gìn ít điều giới luật, hằng coi kinh sách, sửa tánh, răng lòng, ủng hộ các sư. Như thế họ cũng lần lần lên con đường giải thoát.” Vậy câu “Hãy tìm giải thoát cho mình bằng cách lạc đạo an bần xã thân tu tỉnh” là dạy hạng nào?
Rõ ràng, không dạy tu theo cách tu của người tu sĩ nhưng khuyên tu thì chỉ có dạng tu sĩ tu mới hợp:
“Phú quí tạo đời thêm mệt xác,
Tham danh phế đạo chí đâu yên.
Chi bằng cửa Phật vui thanh tịnh,
Lánh cõi trần mê giải nghiệp duyên.”
Nếu chúng ta tin Đức Thầy là Cổ Phật Lâm Phàm như trong bài “Thay Lời Tựa”ta thường gọi tôn là Sứ Mạng của Đức Thầy “Muôn ngày vô sự, lóng sạch phàm tâm, sao chẳng ngồi nơi ngôi vị hưởng quả bồ đề trường thọ mà còn len lỏi xuống chốn hồng trần đặng chịu cảnh chê khen”. Ngài là Phật, xưng là cư sĩ canh điền chỉ là thân thị hiện để độ đời chứ không phải chính thân của Ngài là một cư sĩ canh điền. Quyển Sám Giang Thi Văn Giáo Lý của Đức Thầy khi ta tìm ra ở đó, Ngài không chỉ có thị hiện trong giới cư sĩ canh điền mà còn thị hiện trong giới Tăng sĩ để tùy hỷ độ đời. Nếu tính theo những câu xưng danh, Đức Thầy xưng cư sĩ canh điền có một lần còn xưng tăng sĩ thì rất nhiều lần:
“-Nay tăng sĩ có lời kêu gọi
Dụng tinh thần chống chõi quỷ tà.
- Phận tăng sĩ nài bao gió bụi
Miễn sổ lòng tháo củi Ta Bà
- Thấy tăng sĩ thiệt thà hữu chí
Vội đem lòng ích kỷ hại nhân
- Tay tăng sĩ gậy thiền quyết nắm
Lần buội bờ xuống thẩm lên đèo
- Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa
Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha
- Thân bần tăng mặc bộ sồng nâu
Cuộc thiên lý một bầu đều hãn”.
Nếu chúng ta bảo rằng Đức Thầy dạy tu theo cách tu của hạng tại gia cư sĩ còn xưng là cư sĩ canh điền để yểm trợ sức mạnh tinh thần là rất cần thiết, vậy khi Đức Thầy thị hiện nơi khác đó, xưng là tăng sĩ là để độ ai?
Xưa mỗi trường lớp trong ngành Phổ Thông Giáo Lý có tên gọi khác, nói về khóa học thì biết là chương trình ngắn hạng. khóa học phải có tên, Ban Phổ Thông Giáo Lý lựa những vị nổi bật gương hy sinh vì PGHH, hoặc những vị Thần đình mà đặt tên khóa ví vụ khóa Huỳnh Thạnh Mậu, khóa Nguyễn Xuân Thiếp,vv… người vào học khóa nầy ban giám thị nhà trường gọi là khóa sinh. Học đạo không phân tuổi tác, ăn thua có tâm đạo thì học đạo được, già hay trẻ cũng là khóa sinh. Đến như Tu Viện. Tu viện mở ra với thời gian dài, nhiều năm. Vào tu viện là tu học suốt thì phải là người không bận việc gia đình, sống độc thân nguyện tu, hoặc trước đã có vợ chồng nhưng nay không còn bị trói buộc vào đó, họ sẵn sàng ly gia cắt ái. Vào trong tu viện ban giám đốc không đặt tên cho họ là khóa sinh mà gọi là tu sinh, thành đạt ra trường hoạt động đạo sự là Tu Sĩ.
Đức Thầy là tăng Sĩ dạy tu, học trò của Ngài là Tu Sĩ đâu có vì là không được.

14/5/2015
Lê Minh Triết





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét