ĐỂ CHUẨN BỊ CHO LỄ CÚNG
ÔNG BA
“Ông Ba” là danh từ thường dùng mang tính địa phương
bởi lòng kính trọng chính danh. Tên Thật của Ông là Nguyễn văn Thới (1866-
1927) là đệ tử bậc nhất của Ông Trần văn Nhu (1847- 1914) thuộc giáo hệ Bửu Sơn
Kỳ Hương. Ông Ba còn là tác giả của một tập sách đạo lý sáng ngời có tên là
“KIM CỔ KỲ QUAN”, tác phẩm nầy cho đến nay vẫn được in ấn phát hành rộng rãi.
Gồm cả hai khối tín đồ BSKH và PGHH tâm quyết lo cúng
lễ mùng 9 tháng tư năm nay, 2015.
Quyên Góp:
Quyên góp lương thực, thực phẩm của bà con trong vùng
và những vùng lân cận. Cảnh nhộn nhịp của sự hiện diện xin ít cho nhiều, có
những nhà không đợi đoàn người ghé xin, họ tự động đem để lương thực, thực phẩm
trước đường, xe đẩy hay xe tải nhỏ đi qua tiện lợi hốt bỏ lên xe cho nhanh công
việc sang nơi khác, nhà khác.
Sáng sớm hôm nay mùng 6 tháng tư, chưa ra chùa Kim Cổ
để nhận phân công của ban tổ chức, Phan văn Chúng ghé tôi nhâm nhi vài chung
trà nhạt, kể chuyện đi vận động lương thực, thực phẩm ngày qua, vài nơi bị trục
trặc với những lời lẽ cay đắng rồi sẵn đó văn Chúng vui miệng kể tôi nghe
chuyện cũ:
Hôm đi quyên tiền láng nhựa đường vào KIM CỔ TỰ phủ
thờ Ông Ba, chúng tôi đến một gia đình rất tốt bụng. Đầu tiên gặp Ông chủ nhà,
Ông ấy hỏi chúng tôi đến có việc chi. Chúng tôi đáp: Đường vào chùa Ông Ba
xuống cấp quá xấu mưa lên là thụt trịnh, khó khăn cho việc đi lại của bá tánh
thập phương nên vừa qua ban quản tự họp bàn lên phương án láng nhựa đường chùa.
Nay chúng tôi đến đây xin được Ông đóng góp.
Ông chủ nhà nghe qua là ưng ý, hành sự mau lẹ:
Vậy tôi giúp cho một triệu.
Nói xong Ông đi re lại chiếc áo bà ba máng trên vách,
móc bốp lấy ra một triệu đưa liền. Kế bà chủ đi sau vườn vô thấy đôi ba khách
lạ liền vạn miệng hỏi chồng:
- Quý vị đây có quen nhà mình sao?
Ông cười, đẩy đưa câu chuyện:
- Bà hay thiệt, nhìn sơ là cảm nhận quen, nhưng tôi
cho bà biết, chẳng những quen thôi mà còn là bà con ruột rà nữa đó.
- Vậy à, Ông nói cho biết đi!
- Tốt nhứt, để tôi dẫn lời của Đức Thầy cho bà nghe sẽ
hợp hơn:
“
Làng gần chí những tỉnh xa,
Lúc xưa thì cũng ruột rà với nhau”.
- Bà con kiểu nầy thì tôi biết, tôi tưởng Ông nói khác
hơn.
- Cũng được, muốn khác hơn thì tôi nói: Mấy anh em đây
đi quyên tiền láng nhựa đường vào chùa Ông Ba.
- Thì ra, vậy nảy giờ Ông có đóng góp chưa?
- Có, một triệu.
Bà cười hề hề lúc trong nhà đang vui, không khí dễ
chịu mà lý luận của bà mấy Ông khách nghe còn dễ chịu hơn:
Vợ chồng sống chung, nhưng ai làm phước nấy hưởng, ai
làm tội thì chịu quả báo. Không thể người nầy bố thí mà người kia hưởng, người
nầy làm tội nhờ người kia chịu thay. Sách có câu “ đồng vợ đồng chồng tác biển
đông cũng cạn”, nếu không, kẻ tác vô người tác ra cái vũng nhỏ cũng không rồi
đừng nói là biển đông. Ông tác ra tôi cũng tác ra, vậy tôi giúp một triệu nữa đi
mấy anh em.
Gặp hai Ông Bà tố bụng mừng no nê, tưởng vậy là chấm
hết, đi đến nhà khác là vừa. Ngờ đâu vui thêm vui, cô con dâu của Ông bà bưng
nước trà ra đãi khách, nghe biết qua sự việc của mấy Ông khách đến, chưa ai mở
lời xin, cô vào trong chóc lác lấy ra giúp một triệu. Chưa hết đâu, nhà có con
gái gả chồng, lâu lâu về thăm cha mẹ, nhằm dịp có người đến nhà kêu làm phước,
cô hỏi cha mẹ có giúp chưa, mẹ nói: Ổng một triệu, tao một triệu, cô con gái
nói: Vậy vợ chồng con cũng theo gương cha mẹ, giúp hai triệu. Còn nữa, hai đứa
con trai nhà cất cập bên mỗi đứa đem qua một triệu nói là xin hùng phước. Tổng
cộng số tiền thu được của nhà Ông nầy là bảy triệu đồng.
Văn Chúng kể chuyện với tâm trạng vui tươi, mặt mày
sáng rỡ, tôi nghe rất thích, bổng chú nói qua nhà khác với giọng buồn buồn:
Chúng tôi đến một nhà nọ, vừa mở miệng trình bày lý do
quyên tiền, chủ nhà không để tôi nói hết, đưa ra cái bài bản chống đối, khó
nghe:
Biết rồi biết rồi. Trời đất, tháng nầy sao mà xui dữ,
hết bị mấy Ông nhà nước kêu đóng tiền nầy tiền nọ kế gặp mấy Ông đạo xin xin.
Trời bổng lạnh dưới không độ, chúng tôi nhìn nhau ngụ
ý qua ánh mắt, không dám nói lời kiếu từ, chỉ gật đầu chào rồi lẳng lặng rút
lui.
Làm Bánh:
Trong KIM CỔ TỰ (phủ thờ Ông Ba) có tổ chức gói bánh
tét đãi khách, số lượng quy mô, hằng trăm nhân sự chia làm bốn nhóm. Nhóm đi
thọc mua lá chuổi ở các vườn, chẻ dây gói, lau lá sạch sẽ, sấp
mỗi sấp lá vừa đủ một đòn bánh tét làm việc suốt mấy ngày liền; nhóm gói bánh; nhóm nạo dừa; nhóm đun nấu.
Cái nhà bếp chùa Ông Ba rộng thênh thang mà bà con đến làm công quả ngồi chật
nứt, làm việc túi bụi suốt ngày. Chẳng thế, Bánh tét mang tính phong tục tập
quán, bà con quê ưa dùng, lấy đó, bên ngoài các hội nhóm cũng chia sẻ việc làm
phước đức nầy, hùng hập gói bánh, nấu chín tại nhà chỡ vào Kim Cổ Tự Phủ Thờ
Ông Ba.
Chăm Sóc Sức Khõe
Để làm tốt sức khõe cho bà con, những mạnh thường quân có chuyên môn về ngành y đến trước ngày chánh cúng lễ vài ba hôm chăm sóc sức khõe cho bà con đồng đạo, làm công quả có sức chịu đựng dẻo dai phụ vụ bá tánh thập phương suốt lễ.
Chiều tối hôm qua 22/5 nhằm mùng 5 tháng tư năm Ất Mùi
2015, cô Nguyễn thị Thùa và cháu Trúc Linh đến từ thành phố Long Xuyên có ghé
thăm tôi và trình bày chuyến công tác từ thiện Y Tế cho lễ cúng Ông Ba.
Bắc đầu từ ngày mai chứ? Tôi hỏi.
Cô Nguyễn thị Thùa đáp:
Chúng tôi đã làm hết một ngày nay, nhân chiều rảnh chúng
tôi tranh thủ đến thăm anh.
Cấp thuốc xong lễ mới về chứ?
Không, việc làm từ thiện nầy chỉ có hai ngày, chiều
mai mùng sáu chúng tôi rút.
Chưa tới lễ cúng Ông đã đòi về, ai đâu chăm sóc y tế
cho bà con?
Còn nhiều tổ chức chăm sóc y tế lớn hơn sẽ đến phục vụ
tận tình cho bà con trong những ngày ở vui với lễ.
Nhưng sao cô lại về giữa chừng?
Chủ ý của tôi là chăm sóc sức khõe cho quý bà con,
đồng đạo dan lưng ra chịu cực nhọc làm công quả.
Như ưu tiên cho dàn cán bộ?
Đúng vậy. Những nhân sự trong các đặc ban đều phải
được bảo đảm sức khõe để các vị phục vụ tốt cho các yêu cầu của khách thập
phương đến chiêm bái, lễ tạ bậc vĩ nhân.
Bài viết nầy chỉ ghi sự diễn tiến những nhóm công quả
chuẩn bị lễ cúng Ông Ba, ngày chánh cúng, hy vọng sẽ có bài khác.
24/5 – nhằm mùng 7/4 năm Ất Mùi 2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét