NGÔI NHÀ HOANG
mượn cảnh quang cho ngôi
nhà hoang
Trí Thông cho xe dừng bước trước ngã ba để chọn hướng, phía trái
là hải đảo trùng dương với bốn mùa ngây sóng và phía phải, đường về ngôi nhà cổ
với một vùng rừng núi hoang vu. Chàng kêu người phu xe đánh xe về hướng rừng.
Nắng chiều vàng nhạt trải trên rừng, đôi cánh chim cô đơn cợt gió
trên bầu trời xanh xa thẳm, một số chim chóc đậu trên cành cây líu lo nghiêng
nghiêng cái mặt, cái mỏ nhọn quắc, nhìn nghí ngố, chúng liếng thoắng chớt nhả,
vứt những lá cây tuông xuống, lá cây bay bay lảo đảo lửng lờ, tàu lá đủng đỉnh
lất phất ven lối đi với vài chú chim sâu chơi trò cút bắt, chàng trai trẻ nghe
hồn hồi hộp. Người phu xe gò cương lại cạnh đôi trụ đá phủ màu rêu xanh dưới
rặn cây già, lóm đóm những bợt mốc trẳng loan lổ, trên có lộng bốn chữ “HỒI
QUANG PHẢN CHIẾU” ông ta sửng người hỏi khách:
- Thế cậu muốn vào đấy?
- Vâng!
- Um tùm quá! Nhà không còn đường vào sao?
- Có chứ.
Tên đánh xe khả nghi, Ông ta dám nhìn Trí Thông có một nửa thì lại
lui mình, vút roi.
Trí Thông ngơ ngẩn, giương mắt nhìn lũ cỏ cây um tùm làm bít đường
vào ngôi nhà cổ kính, chợt lòng đau buồn như bị xúc phạm danh dự của kẻ dưới
đối với bề trên. Ngượng dám nhìn lâu, chàng vẹt nhổ từ buội cỏ, bẻ gãy nhiều
cành cây chắn lối để lần bước qua cửa. Trước mặt nhiều con thú chạy qua lại
lăng xăng, sau lưng lắm ma quái yêu tinh rập rình đánh giết. Thú vật thoạt đó
thoạt đây, có thứ trông thiệt hiền lành, có con quá nên hung tợn. Ma quái cũng
thế, Chàng nhớ lời dạy bảo của cha trước khi Ông đi vào cõi hư diệu:
“ Trí Thông, cha sắp đi vào cõi viên dung bất tận, Sự nghiệp nhà
ta từ nay kế tục lại cho con. Nhận lời uỷ thác nầy, con thay cha chăm lo gìn
giữ gia sản của nhà mình. Nhớ đừng để phân tâm bởi ngoại cảnh, vì nếu phân tâm
bởi ngoại cảnh là tạo cơ hội cho khách trần dễ ngươi chọc phá. Đừng bước một
lúc cả hai chân về hai phía, hễ nhận biết “ Niết Bàn Tịch Tịnh Là Đường Vô
Sanh” thì hãy kíp rút chân kia khỏi đường sanh tử “ Luân hồi sáu nẽo không lần
bước ra” hai câu trên là lời châu ngọc của Đức Tôn Sư Phật Giáo Hoà Hảo dạy. Cố
thủ lập trường của người đi trước, lập trường ai ai trong nhà nầy đều đã thành
công. Con cố chọn đời sống cô đơn như cha rồi con sẽ đến được cõi an nhàn như
Ông Cha con đã đến. Chung quanh con đầy quái yêu thú dữ, chỉ cần hơ hỏng một
chút chúng sẽ ập tới giết chết con ngay. Chẳng thế, trộm cướp theo con bén gót,
nếu con đi vắng nhà một tý thôi, bọn lanh tay lẹ mắt nhảy vô chụp hốt lia lịa,
lấy hết của cải. Thế ấy, nếu con bỏ nhà đi lâu hơn, bọn bất lương ấy vào vét
hết đồ, nghèo chết con ạ.”
Lời Uỷ thác trên, cha chàng đã thọ lĩnh như chàng khi nội tổ đi
vào lịch sử. Trải hai đời Ông Cha chàng kiên gìn truyền thống ấy không vi phạm
để phải mai một cái sự nghiệp vĩ đại. Vài năm đầu Trí Thông còn giữ nguyên lời
phó thác của cha, về sau, khi văn minh Tây Phương tràn sang, làm chủ tình hình,
khiến hoàn cảnh xã hội bị ảnh hưởng, lập nên khuông thước mới giáo điều mới, xã
hội với nền triết học đông phương bị pha trộn, cái xu thế Tây Phương lấn chiếm.
Ngay cả những nề nếp lễ nghi Tôn Giáo cũng bị hao hụt dần dần. Cõi đời đầy cặn
bã, muôn vàn khổ luỵ, gieo ngập sự oán thù, tưởng cần được chỡ che bởi những
người anh dũng như chàng, nhưng sự kiện mới mẻ của nền văn minh phương Tây cũng
phiếu giễu cuống húc chàng một cách quyết liệt, máy móc.
Ngày Trí Thông hâm hở vui theo dòng chảy văn minh, cỏ cây trước
sân nhà, rác bẩn trong nhà vẫn có, nhưng rất ít chớ đâu mà ngập nhà ngập đất
như giờ. Chàng nghĩ, tại mình bỏ nhà đi hoang thì nhà của mình thành nhà hoang.
Giờ muốn làm sạch cỏ, dọn sạch hết trong nhà, mà nhìn đâu đâu cũng đen đúa, dơ
bẩn biết ngán…Nhà có người, chỉ cần một ngày không lau quét là dơ muốn ngộp,
ham vui bỏ phế việc nhà với cả một thời gian dài không lau quét thì nay phải
đành chịu nhọc gấp năm gấp mười. Công việc đốn dọn chưa xong cảnh quang lờ mờ,
dòm đâu cũng bề bộn, lố lăng. Chàng thề lần nầy làm sạch cỏ rác, quang đảng.
Tức mình, xưa sao mà lòng dạ quá là non nớt, dại dột, ngán ngẩm,
lười biếng việc dọn dẹp nhà mình. Thấy nhà ai sạch đẹp thì ham vui theo người
ta. Bỏ nhà đi suốt, thích sống gởi thân qua người khác để nghe người ta nói sự
trong sạch thơm tho của nhà người ta mà bắt ham, đâu biết ham như vậy là “ham
giùm”mà khôn ra để quay đầu trở lại. Khi ham hố công việc của người ta mà lầm
tưởng là thành quả của mình, chàng không hay mình là khán giả, là thính giả của
một buổi trình diễn sự thơm tho bắt ham ấy. Nhập vai hồi nào không hay, Chàng
cũng đi diễn thuyết sự sạch trong thơm ngát của nhà người ta mà cứ tưởng của
mình. Quảng cáo cho người ta thuốc hay thuốc quí mà mình thì chưa bao giờ đem
áp dụng việc hay điều quí vào cái xác thân yếu đuổi bệnh hoạn của mình.
Vừa nghe một bài diễn thuyết về “Dứt ái ân quyến thuộc chuyện trò,
thoát sống khổ thương yêu ly biệt”(lời Đức Thầy). Bài giảng nào giảng Sư
cũng tạo cơ hội tốt cho người nghe va chạm mạnh, trốc séc trong tiềm thức mà
xem lại mình có “Dứt ái ân, thoát sống khổ” chưa! Đàng nầy, khổ đau chồng chất
ê chề, ái ân quyến thuộc chưa lơi tay, bệnh gần chết tới nơi mà cũng còn nói
thương nói ghét. Nghe giảng hoá như
người bệnh nặng được thuốc hay mà không chịu uống, thuốc người ta đem cho là
thuốc quí đáng lẽ là dùng liền để trị ngay con bệnh của mình, thì lại suy tư mê
muội, lác nữa hay mai đây đem trao nó cho ai. Cầm thuốc người ta trao chưa ấm
lòng bàn tay thì đã muốn đem cho người khác, lời hay vừa học chưa kịp hành thì
lại muốn “lên lớp” dạy đời. Không cần hệ thống hay điều kiện chi chi về thuốc
men, cứ hễ gặp người nào phải lòng, dễ thương dễ mến thì đè mà đổ thuốc cho
người ta uống chớ mình không uống. Mình đau cũng chết lên chết xuống với mấy
con bệnh lâu năm đeo bám chứ phải mạnh giỏi gì, hay ho gì lấy thuốc trị bệnh
của mình đem đi trị bệnh người ta cho trật sách vở. Sớm mai đi học chiều lên
giọng làm Thầy trị bệnh.
Hỡi ơi! Thuốc người ta đem trị bệnh riêng mình mà lấy đem trị
người khác, rốt cuộc mình bệnh vẫn là bệnh mà người được mình cho thuốc chưa
chắc đã trúng thuốc.
Chàng đi và đi mãi với những việc làm như thế, ít khi quay đầu xem
lại chính mình mạnh yếu thế nào, động tịnh thế nào, tha hồ cho bệnh thêm bệnh,
tha hồ cho cỏ dại rác rưởi mọc lên. Con đường dẫn vào ngôi nhà cổ kính, ngày
xưa cũng có cỏ cây, vài lá Bồ Đề lất phất trên không chàng còn chưa ưng, muốn
sao trên đường vào ấy từ trong đến ngoài không bén vết vì cả, không không, “tự
tánh không sự”. Huống nay cỏ cây mọc khít gốc, rác rến đầy nhà, những
buội cỏ gốc cây lâu năm giương mình với vẻ tự hào không ai đánh ngả, cỏ non mơn
mởn thừa lúc không có chủ nhà cứ tranh nhau mà mọc, phát triển, lấn chiếm, lấp
trọn con đường, xưa vài lá Bồ Đề tự đến không ưng giá nay chàng có cầu khẩn mấy
cũng không có.
Trí Thông ngưng tay dao phá rừng,( tức ngưng hành trình trên đường
vào nhà), không biết chàng đã làm gì, nghĩ gì mà từ trong buội Trâm Ổi bén mủi,
người thanh nữ chủ nhân của một cửa hàng hương phấn vụt ra bày thêm hàng chục
thứ hương thơm hỏi người trai trẻ:
Thoạt nhìn anh, tôi biết anh là người theo xưa hay cũng có một lúc
nào đó trong cuộc đời anh là người xưa?
- Vâng! Tôi…
- Nhưng giờ với sự tiến bộ của khoa học, hoàn cảnh xã hội xưa đã
được đổi mới, có nhịp điệu trật tự của cái mới, nhiều người xưa đã đến lúc phải
yểm cựu nghinh tân. Biết bao người trẻ qua đây, trông họ còn dọn xưa hơn anh
nữa kìa, và họ đã đổi mới hình thức ăn xài như mọi người nhưng họ bảo họ vẫn đi
được con đường của anh đã và đang đi, đến được cõi an nhàn của tiền nhân anh đã
và đang đến.
Cô chủ nhỏ dáng xinh xinh, giọng nói hữu duyên, trân trọng, có sức
quyến rủ đắm đuối, ngất ngây. Trí Thông đánh rớt tay dao:
- Tôi cũng có cùng một cảm nghĩ như cô, mặc dù…
- Đã đồng cảm còn lựa
chi hai chữ mặc dù! Thế anh chọn thứ nào nhỉ?
Trí Thông vẫn tuồng bở ngở, đưa mắt, tay sờ vào hàng tá bao, lọ
dầu thơm, với những mẩu mả mới hết sức là kiểu cách, quyến rủ. Bất chợt từ
trong đáy hồn chàng động đậy, minh mẩn, sang bằng kẻ hở bật lên đóm lửa hồng.
Nữ chủ cửa hàng hương phấn với vài món đồ chàng chọn mua khi nảy tự biến mất,
không để lại một chút dấu dết, nhưng chiều đó ngay bửa cơm hẩm, khi gắp một đủa
rau hai thứ Nhản Lòng và Vòi Voi đưa lên cận mủi bay cái mùi nửa thuốc bắc nửa
thuốc nam lộn sộn thì những món đồ chàng chọn mua lúc sáng hiện lại nguyên
hình. Đòi vốn là một lẽ, chúng quyết lấy thêm lời, một tô đậu hủ chiên có
để Hành, Tiêu thơm phức, làm trớn ních hết một dĩa rau luộc.
(Còn tiếp)