Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Tham Quan Hành Hương:

ĐẾN CHÙA TÒNG SƠN

Hành lễ xong ở ngôi cổ mộ Phật Mẫu, đã sẵn đi, một vài đồng đạo trong đoàn đưa ra ý kiến viếng chùa Tòng Sơn. Nghe rủ, một số người muốn về để giải quyết chút công chuyện nhà nhưng những người đưa ra ý kiến thì quyết bảo vệ lời mời bằng những lý lẽ hay hay và sự tríu mến nên sau cùng đã thuyết phục được, đồng ý đi tiếp. Riêng tôi, cũng cần về để hoàn tất một bài viết. Nhưng nghe lời mời mà xét ra, Chùa Tòng Sơn có liên quan mật thiết với ngôi cổ mộ Phật Mẩu nên tôi gật đầu đồng ý trước khi các anh em đưa ra lý lẽ để thuyết phục. Chúng tôi trên đường đến chùa Tòng Sơn vào lúc trưa nắng đúng đĩnh đầu, màu nắng trông cũng gay gắt mà bị tiết đông hòa nên không nóng bức, dễ chịu, cảm hứng người.
                            Chùa Tòng sơn, Xã Mỹ An Hưng A, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp.
Đừng tưởng chùa nay ít khách, không phải chỉ khoản hai mươi người của chúng tôi vào làm lỏng lẻo sân chùa rộng đâu nhá. Từ ngôi cổ mộ, rất nhiều đoàn người chung ý, chung lòng phát tâm đến chùa kính bái mà mình không hay. Đường xe uốn éo theo con rạch Cả Nai, chúng tôi bảo là đi tắt ra chợ Cái Tàu Thượng cho gần. Không ngờ nẽo tắt không ngon, nhiều đoàn xe biết vậy đã không dám đi tắt, thà chạy trở lại Cầu Cả Nai đi vòng ra ngã ba kinh Cựu Hội, pho xuống chùa. Trên đường không thấy xe khách thiền môn, tôi tưởng thưa khách, sự cúng nguyện dễ hòa tâm. Nhưng chừng tới nơi thì khách có thưa đâu.
Cỗng chùa không phải ở trước cửa mà nằm rớt cuối phía hông phải để nối liền với hậu liêu. Xe vào đậu chật khoảng tróng sân cửa, một số chiếc xe đậu vô ý giành chật đường vào, ban giữ trật tự kêu những chiếc xe đậu cảng, phải cho di dời nép hai bên chùa hoặc trước sân chùa  còn xa rộng.
Nắng nóng ở đâu chứ còn đây, đến sân chùa sự cảm nhận của ai cũng là mát mẻ, dễ chịu. Giữa sân chùa có cây bồ đề lâu năm phủ tàng lá xanh tươi lợp bống nắng ra xa, góc trái sân chùa có cây da cổ thụ, tàng lá đông đặc phủ hơn nửa sân rộng. Tôi quan sát toàn thân cây Da hình dáng trông rất mạnh, tủa cành đều, lá xanh biếc. Dưới gốc cây da già có tấm bảng đề 3 hàng chữ: ‘Cây Da Di Tích – Bảo Vệ Cây – Tưởng Nhớ Đức Phật”.
           Cây Da di tích Đức Phật Thầy Tây An và ngôi chánh điện chùa Tòng Sơn.
Đọc bốn chữ “CÂY DA DI TÍCH” ở hàng trên hết tôi bỗng nhớ chuyện xưa. Có một Ông già đã cùng cây Da nầy đi vào lịch sử. Ông già nghèo lắm, sống đời vô gia cư, người ta không biết Ông từ đâu tới ở trọ nơi mái Đình làng Tòng Sơn để đêm nào trời chưa dậy sáng thì Ông già đã thức quét lá Da gom lại, đêm còn vươn lạnh, Ông già lấy lá Da làm củi nấu nước uống cho ấm lòng. Hồi đó mái Đình lợp tranh, cái thứ nhát gan nhại lửa mà một Ông già từ đâu đến không rõ gốc tích, thế có người tự đặt ra câu hỏi, nếu lỡ Ông ấy bất cẩn làm cháy Đình thì ai chịu trách nhiệm. Ban chủ quản Đình Tòng Sơn đến kêu Ông khách già đi cho. Ông già nghèo khổ cô đơn nầy đồng ý đi, nhưng Ông xin với ban chủ quản Đình cho Ông kê khai lý lịch rồi hãy đi sau. Qua bản kê khai lý lịch, người ta biết tên họ Ông là Đoàn Minh Huyên. Cái tên nghe xét cũng sướng tai mà chẳng một chút quen thuộc. Người ta cố nhớ ra rằng, trong làng Tòng Sơn có một gia tộc họ Đoàn. Ban chủ quản Đình dò xét, mời trong gia tộc ấy một người có tên là Đoàn Văn Điểu, nhìn ra thì là anh em chú bác với Ông già nghèo cô đơn, đã thất lạc từ lúc bảy tuổi. Hai Ông Đoàn văn Điểu, Đoàn Minh Huyên Ôm nhau mừng mừng tủi tủi.
Khi biết được gốc tích đành rành của Ông già quét lá Da là họ Đoàn, chủ quản Đình Thần Tòng Sơn mời Ông già nghèo ở lại nhưng Ông ấy khước từ mọi chuyện ở lại. Ông đi về hướng rạch Trà Bư, qua Xẻo Môn, tới đâu chỉ là độ bệnh chúng sanh. Hồi ở trọ Đình Tòng Sơn, không nghe Ông già có biệt tài trị bệnh giỏi, giờ thì bệnh chi trị cũng khỏi hẳng. Ghe xuồng theo chật cả kinh rạch để cầu xin Ông trị bệnh cho họ. Dân chúng làng Tòng Sơn tiếc vì đã bỏ qua cơ hội gặp Thầy hay, dược giỏi, người ta sắm lễ đi rước một người mà trước đây họ nghĩ quấy đuổi đi. Nhưng Ông già Đoàn Minh Huyên xét không thể trở lại làng Tòng Sơn vì còn trị bệnh cho bá gia bá tánh đang mùa bệnh lan tràng. Tại Xẻo Môn, Ông già Đoàn Minh Huyên cấm cây làm dấu lệnh cho đời sau cất chùa. Đúng là chùa Xẻo Môn ngày nay.
                             Khách hành hương đang lễ bái trước sân chùa.
Nhìn cây Da xưa còn đây mà Ông già quét lá Da đã ra đi từ hôm ấy chưa trở lại. Tấm bảng đề “Cây Da Di Tích” để nói nơi nầy chỉ còn là kỷ niệm xưa, một thứ kỷ niệm không thể chôn vùi. Hoài niệm dấu xưa, tôi nghe lòng thương thương nhớ nhớ cái hình ảnh đẹp của Ông Già quét đốt lá Da đêm đêm chờ sáng. Trời vào những ngày cuối tháng 10 âl, tiết gió đông mấy hôm thẳng ngọn, chạy xe giữa trưa còn phải mặc áo chống lạnh, thiết tưởng mùa gió bắc hòa với tiết đông, lạnh cộng lạnh cho mà tê cứng mình, còn vào bống cây “Di Tích”rậm tàng để rung lên chắc? Không phải, gió đông thổi tiếng lao xao trên cành cao bống mát nhưng không khà hơi lạnh, tôi cảm nhận bếp lửa lá Da của Ông già Đoàn Minh Huyên hơn một trăm năm mươi năm trước, sự ấm áp xưa đã còn dư hưởng đến giờ.

Tôi tới chụp hình tấm bảng đề “Cây Da Di Tích” rồi đi hoành gốc cây Da, chực nhớ câu hát xưa mà lòng cảm thẹn và tự nhắc chừng mình câu hát ấy chỉ là trêu ghẹo kẻ không chung tình:
“Cây Da trốc gốc trôi rồi,
Đò đưa bến khác anh ngồi chi đây?”
Hơn một trăm năm mươi năm Ông già chèo đò đưa khách sang sông đi vắng nhưng khách đăng trình cứ đến qua sông, bởi vì trên bến sông xưa cây Da còn đây, đứng thẳng vững vàng, thân to mà rễ chắc. Người ta vẫn tới nơi THÁNH TÍCH để cầu nguyện qua sông một cách vô hình.

25/12/2014



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét