Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014


CHỌN NÔNG NGHIỆP LÀ TRƯỜNG TU


Vì nhu cầu cho sự phát triển kinh tế, không chỉ riêng cho cấp lãnh đạo quốc gia mà cấp lãnh đạo tôn giáo cũng phải quan tâm đặc biệt. Miền Tây Nam Việt, đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa cho cả nước, nên phần đông phát triển Kinh tế trong khu vực cũng nhắm vào nông nghiệp. Thêm vào đó miền Tây Nam Việt là địa linh, xuất hiện nhiều đấng cứu thế lập đạo khuyên tu. Đức Phật Thầy Tây An 1807 - 1856  Giáo Tổ Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương; Đức Phật Trùm cũng ra đời dạy đạo (- 1875); Đức Bổn Sư khai sáng Đạo Hiếu Nghĩa (- 1909 )Đức Sư Vải Bán Khoai xuất hiện khi đây khi đó thức tỉnh đời mê quay về nẽo đạo khoảng đầu thế kỷ 20; Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ khai sáng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo 18 / 5/ al năm Kỷ Mão 1939. Từ Đức Phật Thầy Tây An đến Đức Huỳnh Giáo Chủ thời gian có hơn một trăm năm thôi mà hết 5 vị cứu thế xuống trần, sáng lập 3 tôn giáo bản địa, vị nào cũng qua thời gian ngắn ngủi nhưng kết quả thật qui mô, ảnh hưởng quần chúng rất mạnh.
Các vị siêu nhân sao lại tập trung lâm phàm chỉ trong vùng trọng điểm nông nghiệp? Có điều đặc biệt hơn nữa vị lâm phàm tiên phuông là Đức Phật Thầy Tây An, vị cuối cùng là Đức Huỳnh Giáo Chủ. Hai Ngài chủ trương rất rõ nét về nông nghiệp gắn liền trường tu. Đức Phật Thầy Tây An mở “Trại Ruộng” ở vùng Thới Sơn Nhà Bàn, kêu hợp đồ chúng đến tu qua phương cách “Cư Sĩ Canh Điền, còn Đức Huỳnh Giáo Chủ đã nhân danh “ Ta là Cư Sĩ canh điền, lo nghề cày cuốc cũng chuyên tu hành”. Không phải chỉ nhân danh như vậy là đủ, Ngài còn mở chuyến đi “khuyến Nông” 107 chỗ.
Đức Phật Thầy Tây An đã trải qua nhiều gian nan thử thách của triều đình thời Tự Đức, rốt cuộc cũng đã chứng nhận cho Ngài tự do hành đạo và truyền đạo. Để được chứng nhận Ngài phải thế phát tại chùa Tây An Núi Sam, chùa thuộc hệ phái thiền Lâm Tế.
Tiếng là ở chùa Tây An, nhưng Đức Phật Thầy hay đi giảng đạo độ bệnh cho bá gia và mở trại ruộng ở Thới Sơn, khu vực Nhà Bàn dưới chân Anh Vũ Sơn (núi Két) thu nạp đệ tử, dân chúng đến quy ngưỡng mỗi lúc mỗi đông. với BỬU SƠN KỲ HƯƠNG trại ruộng cũng là nơi Phật Học Đường. Trại ruộng Phật Học Đường nầy hết sức là tiếng tăm , mới đó đã đạt kết quả tốt có Thập Nhị Hiền Thủ tức 12 ông đạo thần thông diệu dụng:
Ông Trần Văn Thành (-  1873 ) chánh quản cơ vào hai thời vua Thiệu Trị và Tự Đức. Vì Ông là đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An, nên người đời rất kính, gọi tôn danh ông là Đức Cố Quản. Tài phép của ông, lúc địch chiến với quân giặc, ông đứng trước mũi thuyền tay chỉ về phía trước thì thuyền của ba quân Ông có thể vượt đi trên cạn như người ta đi trên sông. Ngày nay ở vùng An Giang, Châu Đốc, Rạch Giá có rất nhiều ngôi đền thờ Ông, và trường học mang tên ông: Quản Cơ Thành.
Ông Tăng Chủ: Ông họ Bùi, có lẽ vì công nghiệp của ông quá lớn mà người đời kính nể, kiêng cử tên ông, Ngay cả năm sanh của ông cũng không thấy để. Theo tấm bia trước mộ của ông đề là Tăng Chủ Bùi Thiền Sư. Biết ông ở khoảng giữa thế kỷ 19 và viên tịch vào ngày 27 tháng 10 năm mùi. Danh từ Tăng Chủ Hay Thiền Sư là do Đức Phật Thầy đặt hiệu cho ông. Ông trông coi trại ruộng (phật học đường) rất chu đáo, thu phục được nhân tâm các nơi đến học đạo quy y. Ông Tăng Chủ còn có biệt tài thu phục thú dữ ở rừng hoang, và có lẽ nhờ được sự dạy dỗ mà các thú giữ không hành hung dân làng và cũng không phá tán mùa màng. Có lần Ông Tăng Chủ đi công chuyện về, trời tối xảy thấy trên đường có một con cọp như đang ở chờ…không phải chờ để ăn hại ông hay ai khác mà chờ để được cứu. Cọp bắt thú rừng ăn ngốn nên đã mắc xương chỏi họng lâu ngày không ăn bắt gì được, hình thể ốm o. không biết cọp nằm chờ từ bao lâu, gặp Ông Tăng Chủ đến, nó đứng dậy một cách yếu ớt, biểu hiện sự đau đớn trong họng nó. Ông Tăng Chủ hiểu ý, kêu con cọp đưa cổ ra, Ông đấm trên cổ nó một cái rất mạnh thì trong miệng nó văng ra một cái xương.
Ông Bùi Đình Tây: 1802 – 1890. Là đệ tử của Đức Phật Thầy, Ông được cắt đặt trông coi Đình Xuân Sơn như ông từ giữ Đình, nên chi, thay vì gọi ông là Ông từ Đình người ta gọi ông là Ông Đình, thêm tên của Ông là Tây người ta gọi là Ông Đình Tây. Ông có tài trị bệnh rất hay, chuyên môn của Ông là cắt nẻ, vì Ông là đệ tử của Phật, tu học là chánh nên nhân dịp cắt nẻ độ bệnh cho bá gia Ông còn thêm độ tu cho họ. Người đời mỗi khi nhắc chuyện Ông Đình Tây là có đề cập đến chuyện Ông nuôi con sấu Thần. Trong một chuyến đi theo lệnh Thầy đến miền Láng Linh đã làm ơn cho một người đàn bà đang chuyển bụng đẻ lúc chồng đi vắng ông liền làm giường và đi rước mụ. Chồng đi săn bắt ngoài đồng về thì đâu đó người vợ đã mẹ tròn con vuông. Vị chủ nhà liền cám ơn ân nhân, để đền đáp, Ông ta tặng cho Ông Đình Tây một con sấu con mủi đỏ có năm dò. Ông Đình đem về nhà lén Đức Phật Thầy mà nuôi lớn, nó bức dây đi mất. Ông đem chuyện bạch với Đức Phật Thầy, nghe qua Ngài cất tiếng than: con nghiệt thú ấy sau nầy hại vô số người ta.
Ông Đạo Xuyến 1834 – 1914 quê ở Quận Mỏ Cày tỉnh Bến Tre
Ông Đạo Ngoạn 1820 – 1890 sinh ở Quận Cao Lãnh tỉnh Kiến Phong
Ông Đạo Lập. Vị nầy thần thông quảng đại, hành sự phi thường. Nhưng rất tiếc quyển sách nầy thiếu nhân duyên.Tên thật của Ông đạo là Phạm Thái Chung ở thế kỷ 19, quê quán ở xã Đa Phước thuộc tỉnh Châu Đốc.
Ông Đạo Lãnh, không biết Ông họ gì sanh vào thế kỷ 19. Ông còn có cái tên nữa là Cậu Hai Gò Sặt.
Ông Trần Văn Nhu_ con trưởng nam của Đức Cố Quản Trần Văn Thành _ 1847 – 1914.
Đến như Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật từ bên cõi Tây Phương lâm phàm, chọn nơi giáo hóa nhân sanh trong vùng nông nghiệp. Để cùng với mọi người trong nghề ruộng nương mà dạy đạo lý cho học, Ngài tự Xưng thực chất nông dân:
“ Ta là cư sĩ canh điền
Lo nghề cày cuốc cũng chuyên tu hành”
Phật mà lo làm ăn và chuyên tâm tu hành, dễ thông cảm quá! Sự thông cảm bắt nguồn để người có “Lo nghề cày cuốc”cũng chuyên lo tu hành” nữa, nếu ta đọc thêm thì sẽ thấy ý nghĩa không dừng lại đó, còn:
“xa nơi tranh đấu lợi danh
Giữ lòng thanh tịnh tánh lành trau tria”
Thật là tuyệt vời! lo nghề cày cuốc còn phải “Giữ lòng thanh tịnh”. Đúng là Phật học Đường trong đời sống nông nghiệp.
Cũng đề cập việc vừa làm vừa tu nhưng có tính giới luật hơn “ Ta chẳng nên lười biếng, phải cần kiệm sốt sắn lo làm ăn và lo tu hiền chân chất”. Chữ “ và” trong câu là một liên từ thay vì dấu phẩy (, ) để nối liền hai mệnh đề đều có tính độc lập: làm ăn  tu hành. PGHH dạy tu trong đời Cư Sĩ Tại Gia, tự lực kiếm sống ăn tu; ít làm quá thì nghèo thiếu, đói không có cơm ăn, đau không tiền mua thuốc uống nên phải “Sốt sắn lo làm ăn” để vượt khỏi nghèo đói, nhưng cũng không thể không tu hành, vì không tu hành tội và khổ đến liên miên, thế nên phải vẹn cả hai điều mới thông thoán, an lạc.
Như ý nghĩa trên, nếu đã sốt sắn lo làm ăn thì cũng phải sốt sắn lo tu hiền chơn chất, đừng bao giờ chỉ sốt sắn có một việc làm ăn thôi, lừ đừ mệt mỏi việc tu hành. Làm ăn và tu hành phải được áp dụng bằng nhau, giống như người có đôi chân tốt đi đâu xa cũng tới, nhưng nếu chỉ có một cái chân, đi thì chậm mà bị đường xa không dễ dàng chút nào. “Ta chẳng nên lười biếng”là phải siêng năng? Cả hai cùng một lúc siêng năng làm ăn mà cũng siêng năng tu hành. Ngay trong Phật học đường Nông nghiệp nầy hành giả sẽ được cái cảm hứng “ Thân tuy còn trục tâm lìa cõi mê”

Đi thuyết pháp 107 chỗ trên đường khuyến nông, có lẽ để ghi vào lòng quần chúng một ấn tượng khó quên, ngoài ra Đức Thầy viết thi phẩm “Khuyến Nông”, chỉ vào câu đầu là ấn tượng ngay:
“ Hởi Đồng Bào! Hởi Đồng Bào!
Thần chết đã tràn vào Trung Bắc,
Ngày lại ngày siết chặt giống nòi,
Lật qua các báo mà coi,
Thấy con số chết xem mòi kinh nguy.
Cũng tại vì Tây Vi bày kế,
Phá hoại nền kinh tế nước ta,
Làm cho điên đảo sơn hà,
Làm cho điêu đứng con nhà Lạc Long.”
Kinh tế nước ta giờ chủ yếu là nông nghiệp, nhưng đã bị quân xâm lăng phá hủy đến kiệt quệ để dễ dàng thôn tính. Đức Huỳnh Giáo Chủ trước tình cảnh ấy phải thở than:
“ Giờ đây xem lại mùa màng,
Năm rồi miền bắc tan hoang còn gì.
Chỉ có xứ Nam Kỳ béo bở,
Cơ hội nầy bỏ dở sao xong,
Cả kêu điền chủ phu nông,
Đứng lên đừng để ruộng đồng bỏ hoang.”

“ Gởi một tất lòng son nhắn nhủ,
Khuyên đồng bào hãy rủ cho đông,
Nắm tay trở lại cánh đồng,
Cần lao nhẫn nại Lạc Long cổ truyền”.
Nhìn chung, Đức Phật Thầy Tây An lập trại ruộng Đại Phật Học Đường, từ miền rừng núi âm u không người lui tới đã trở nên quang đảng như sự quang đảng của 12 ông đạo dưới chân Ngài. Khác hơn Đức Phật Tây An Đôi chút về bối cảnh chánh trị, Phật lâm phàm lúc nước nhà tạm yên ổn không có đế quốc xâm lược. Đến Đức Huỳnh Giáo Chủ thì giặc Pháp đã tràn vào ba nước Đông Dương Miên, Việt, Lào đặt cơ sở thống trị lâu dài. Quân Nhựt lần theo mưu đồ thôn tính của mình thì Pháp rất e ngại sự có mặt của Nhựt bèn ra tay trước xử lý kinh tế cho dân chúng Việt Nam điêu linh, Nhựt có muốn cũng không được sự ủng hộ nông sản thực phẩm. Trước tình hình đó Đức Huỳnh Giáo chủ cất tiếng than “ Thấy dân thấy nước nghĩ mà đau”.
Khai sáng đạo để dạy tu thành Phật quả, đáng lẽ là phải chuyên biệt trong phạm vi mở rộng Phật Học Đường, hềm vì cảnh “Nước mất nhà tan cơ sở của đạo cũng bị lấp vùi”. Nước mất là mất tất cả, nước còn thì còn tất cả, khi quân xâm lược trị vì non nước Việt thì các Tôn Giáo dầu là tôn giáo bản địa gắn bó với lịch sử dân tộc cũng bị sự an ninh thắc chặc vòng vây. việc cấp bách có thể làm được như Đức Thầy kêu gọi:
“ Muốn cứu khỏi tai nàn của nước
Lo dạ dày là chước đầu tiên”.
             Quý nông dân tín đồ PGHH hợp bàn lạc quyên cất cầu
Sự thật của vấn đề “ lo nghề cày cuốc cũng chuyên tu hành” đã có ảnh hưởng rất lớn với nông dân Nam Bộ, những vùng sâu xa bên thửa ruộng với mái lá đơn sơ, trong nhà thờ Phật, trước sân có ngôi thờ thông thiên, ở đó họ ít tranh đua thế sự, dĩ nhiên là không bị nhồi sọ bởi thế lực cường quyền nào. Sau hết giờ canh điền tu trên đám ruộng thì đến lúc cúng nguyện tu, tu được hai cái tu là tu không gián đoạn, nối liền, nối liền…

30/12/2014 






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét