Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

HỒN AI NẤY GIỮ


Hân hạnh được chư đồng đạo đến thăm, chúc phúc lành, chúc mạnh khõe đủ điều, làm tôi cảm nhận hôm nay mình rất hạnh phúc. Chẳng thế quý vị còn mời tôi thuyết giảng đạo pháp để cho tôi có thêm công ích tăng phước giảm họa. Quý vị là phước mang đến tặng tôi lẽ đâu tôi lại từ chối. Để đáp lại lòng mong muốn của quý vị tôi xin nói qua đề tài “Hồn Ai Nấy Giữ”.
Như quý vị biết  “Hồn Ai Nấy Giữ” thường là câu nói có hàm ý khuyên răn giữ mình trước những cám giỗ đưa con người đi đến trụy lạc thấp hèn.  Người không tu rất sợ mất xác,  cưng chìu đánh bóng cái thân cho đẹp để ai cũng ghé mắt mà khen thích. Cứ hãy làm như vậy, sa đọa cỡ nào cũng không ngán, còn tội lỗi để linh hồn phải chịu là chuyện không cần biết, chừng cái xác mất rồi hồn ra sao thì ra. Người tu thà mất xác chớ không để mất hồn. Cái xác thân là giả thân lâu ngày cũng hư cổi mất, đến lúc phải mất dầu mình không muốn cũng mất, có giữ thân thì cũng vừa vừa thôi để còn mượn sự tu tập từ xác thân, sá vì quí hóa xác thân mà không cho nó tu tập. Hồn mới là thứ thiệt, thuộc về ta, luôn tồn tại và chuyển tiếp ở một sự sống khác cao hơn hoặc thấp hơn. Người tu giữ hồn gì muốn có sự chuyển tiếp cao hơn. Giảng xưa có câu:
“ Tuy là phần xác của Mên
Hồn Trùm của Phật xuống lên dạy đời”
Đức Thầy dạy:
“ Xác tuy mất hồn thiêng chẳng mất”
Người tu giữ hồn cho được trong sạch, Phật là người trong sạch rốt ráo. Lòng mình có trong sạch mới xin hòa nhập lòng Phật. phải tập theo hạnh phật, nghe lời Phật dạy mà tu, khi xác thân tan rả, nhờ tập theo hạnh Phật nhuần nhuyễn, bỏ xác là có ngay sự nghiệp Phật, không còn khổ đau sanh tử.
Ông bà có con cháu, thấy chúng nó tập tụ sồng cờ bạc rượu chè, không ngại câu quở trách: Mầy liệu mà giữ hồn mầy đó! Con gái thích ăn xài chưn dọn hay đi chơi rong ông bà cũng rầy: mầy liệu mà giữ hồn. Như vậy, Giữ hồn là giữ mình trước những sự việc không tốt hay tội lỗi, sợ phạm phải những sai lầm, danh dự cả đời ô nhục tiến thân không nổi.
Người tu, việc giữ hồn rất là quan trọng. Dòng đời có nhiều điều cám dỗ như Đức Huỳnh Giáo Chủ nói “ Sanh ở trong trần con người thường hay bị các thị dục cám dỗ: lợi danh quyền tước, nghĩa vợ tình chồng… cái tư tưởng đã rù quến tâm trí mãi mãi quay cuồng vào những sự ấy, không thể nào thoát ly ra được. Ấy về phần tà” thì ta cũng rán mà giữ nguyên vẹn cái hồn (tâm) mình không bị đẩy xô trước sức cám dỗ của các thứ được Đức Thầy nêu trên.
Người học đạo biết thế gian là cõi giả, cái thân người ta yêu quí nhất mà giả thì còn gì là không giả, mê mết trần gian để có sự ưa thích, bảo thủ gìn giữ là tốn công làm cái chuyện không đâu. Ta tự hỏi với tính xác định: Hồn của ta giờ là hồn gì mà để cho lợi danh quyền tước nghĩa vợ tình chồng nó ru ngủ chứ? Ta đã quy y đầu Phật, hành động theo lời Phật dạy, thì ta chấp nhận chỉ Phật mới sai khiến được chúng ta bỏ dữ về lành, cái gì của trần gian thì trần gian tự giải quyết. không thể nào chấp nhận một đệ tử Phật mà thua ma, cũng không thể nào chấp nhận nghe lời ma nhiều hơn nghe lời Phật. Chiến Sĩ của Như Lai ơi! Trong khi để thua một trận giặc Danh Lợi Tình thì hồn của Phật trong ông đó, ông để dẹp đi đâu? Ông không giữ hồn mình làm cương vị chủ nhà, để quỷ ma vào làm chủ. Gia tài của ông là gia tài của đạo Phật, sao ông tùy tiện giao nộp cho ma? Ông mặc đạo phục hết sức là phong cách, hệt những bậc tăng sư chơn chánh mà hồn bị đọa lụy trong thất tình lục dục, trong ngã mạng kiêu căng là ông phục vụ cho ai?
Liệu mà giữ hồn. Liệu: có nghĩa là lo tính cách nào để giữ hồn không bị lạc mất. Có 2 ý chính:
1. Liệu trước việc làm: một người chuyên tu đã từ lâu sống nghiêm mình trong hạnh môn “ Lạc đạo an bần” không thích ngoại giao, trò chơi tiền bạc. Nay có đồng đạo mời tham gia tổ chức từ thiện, đặt trách lãnh đạo, giữ tài chánh, văn bản sổ sách có cô thư ký giúp việc thu chi rành mạch. Thế trận giàn ra như vậy, bần đạo có suy nghĩ gì không? Có cho động não chút không? Hay mừng quá, chụp ngay cái cơ hội “ ừ ” liền?
Chuyên môn của bần đạo là kiểm sát cái tâm, là giữ hồn trong sạch không cho đi ngoài nơi Phật quy định, làm chức việc giữ tài chánh lại còn có cô thư ký sở hữu giúp việc nữa xét không có trong chương mục của người tu hạnh “ Lạc Đạo An Bần”. nếu sợ mất lòng tốt của thiện nam tín nữ mà gật đầu thì với cái nghiệp vụ không chuyên nầy có thể sẽ để lại hậu quả thê lương chớ không phải là kết quả tốt. Thêm vào đó, bần đạo dầu tu lâu nhưng cũng còn trì trệ không nhiều thì ít trên đường tu tập, hãy tìm việc làm nào khác phù hợp hơn để việc tu không mất. Hội từ thiện không giống như trường Thiền hay Niệm Phật Đường.
2. Liệu trong khi làm việc: Chỗ có chức quyền, danh vọng, bạc tiền là nơi nhiều thị phi lắm, có cộng tác chung việc thì rán mà hồn ai nấy giữ, nếu chỉ làm tốt công tác từ thiện, nhưng hạnh cách tu hành của mình kể từ đó không tốt, đồng đạo kém niềm tin, nghi ngờ càng nhiều nếu lấy việc ấy mà đổi thì cuộc đổi không hay ho lắm đâu. Có đồng đạo nói với tôi: Tự kỷ quá không làm nên lợi ích lớn cho đời. Tôi hỏi anh ta: Lợi ích lớn anh thấy ở đâu? Anh ta chưa kịp trả lời tôi nói tiếp: có phải anh bảo đem tiền của công sức cho ai là lợi ích lớn chứ gì!
Mục đích của Đạo Phật là độ người thành Phật, một ngàn một triệu người tu không thành Phật không bằng một vị tu hành thành Phật. Chọn hạnh môn tu Lạc Đạo An Bần để không bị vật chất phú quí công danh theo kè, khước từ mọi xài phí sa hoa để tự chủ trước các sự cám dỗ làm lơi tu hay chận đứng việc tu là quyết lòng tu thành Phật. Phải dành ưu tiên cho người tiến triển trên đường thành Phật. Vấn đề đặt ra là Giữ Hồn, làm thế nào để giữ được hồn trước mọi thứ cám dỗ, sa đọa, những lợi ích khác là thứ yếu.
Trong sự tu, nếu có giao tiếp, phải nên phân biệt rõ ràng đâu là chủ đâu là khách. Nhận mình là chủ thì phải có vai trò của người chủ, bất cứ công chuyện vì không để cho khách nắm quyền.
Chủ: là người sở hữu một cái gì đó, ví dụ như chủ một căn nhà, chủ chiếc xe, máy bay, thửa ruộng… và có quyền quyết định những sở hữu bán, cho hay đem đổi chác một cách hợp pháp. Khách thì hoàn toàn trái lại, không có quyền hạn trong việc sở hữu, họ từ đâu qua đường, từ đâu đến viếng chùa, bè bạn tới chơi; họ qua đường, viếng chùa, tới chơi xong rồi về, không bị trách nhiệm gì cả. Chủ khách phân thứ để hành động theo đúng vị trí.
Ai cũng có lúc làm chủ, làm khách. Khi người ta đến với mình thì mình hẳng nhiên là chủ, nhưng đến nhà người ta, dầu cho mình có giàu sang quyền quí đến bậc nào thì ngôi thứ cũng chỉ là khách thôi. Phân rõ như thế để mỗi khi làm khách ta biết phải làm gì và khi đứng vào vị trí một ông chủ ta có hành động ra sao. Khi ta đến nhờ ai bằng tiền bạc hay công sức vì đó thì ta là khách, người chủ có đáp lại yêu cầu cho ta là may mắn không thì thôi ta không có quyền buồn hay giận dữ họ. Bởi vì khi giận giữ ta đặt mình sai vị trí: là chủ nhân sao? Nếu đỗi ngược lại hoàn cảnh ta là chủ nhân, khách đến yêu cầu quá sức ta không thể giải quyết cho họ hài lòng, họ nổi nóng với ta, ta có công nhận sự nổi nóng của người khách là đúng không?
Đạo Phật cho chúng ta là “Khách Trần Gian”theo sự chuyển biến của bánh xe luân hồi mà đến tạo sanh tử qua kiếp Trời, Người, Thần A Tu La, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, do sự chuyển biến đến thì rõ ràng xác thân ta sẽ không thuộc về ta mãi mãi. Ta không làm chủ để giải quyết cho không già không chết. Vật sở hữu dính trong thân còn vậy huống chi những yêu cầu về vật chất, sa hoa. Là khách từ đâu trôi giạt đến cõi trần nầy, người bị trôi giạt không có quyền quyết định như ông chủ, những yêu cầu cho dù là chánh đáng nhưng chủ trần gian không cho ta được cái không thể được thì ta cũng thôi đi.
Trong đồng đạo có chuyện xảy ra, chỗ xảy ra sự việc là chủ, ta đến họ để tìm hiểu những vấn đề còn lấn cấn với tư cách của một khách quan. Ta có thể giúp đỡ thế nào cho câu chuyện bớt đi những rắc rối, xung khắc méo mó qua ý kiến phân minh. Chủ không chấp nhận sự xây dựng đóng góp của ta bởi vì họ có lý lẽ riêng, hoặc vì sự mâu thuẫn của vấn đề mà sự sáng soi của khách quan chưa thấu đáo. Là khách ta không nên tạo áp lực lên chủ để họ không còn là họ nữa, là một phần của chúng ta sao?
Làm chủ nhà bảo vệ của cải không bị thất thoát bởi những kẻ trộm là việc làm rất chính đáng, trong số khách đến nhà chơi, tiếp chuyện với từng đối tượng chủ nhà phải bén nhạy, linh hoạt để có những cách xử sự. Trong nhà cứ lâu lâu bị mất đồ, phải có một câu nghi vấn mang theo tính  xác định: Mất đồ trong lúc có chủ hay không có chủ ở nhà. Nếu xác định được, của cải bị mất chính là lúc không có chủ ở nhà thì chuyện nầy dễ thôi, cứ luôn trong nhà đi là im chuyện chứ gì! Nhưng làm sao mà ta biết bị mất đồ là lúc không có chủ ở nhà? Bạn có tin rằng, lắm lúc chủ đang trong nhà mà vẫn bị mất đồ không? Không có chủ ở nhà của cải trong nhà bị trộm lấy cắp chẳng trách làm chi, đến chuyện có chủ nhà ở nhà mà của cải vẫn bị bay đi thì sao?
Ở nhà với giữ nhà là hai chuyện khác nhau. Ở mà không giữ gìn giống như người khách từ đâu đến chơi, không có trách nhiệm với của cải. Cậy hơi chủ nhà như vậy, tưởng trộm sợ không dám mó tay, nào ngờ tên trộm biết rõ tính tình của ông chủ nhà vô trách nhiệm, có mặt ông thì có, chẳng sợ bị bắt. Người chủ giữ nhà, đôi khi không có mặt trong nhà mà vẫn giữ được của cải không bị mất bởi tên trộm nào.
Ở nhà, với chủ ý đừng để mất đồ, ông chủ nhà phải bén nhạy linh hoạt chút chứ, đâu phải ngồi xếp ve như cây khô củi mục cho trộm muốn làm gì làm. Phật dạy “ Niệm Phật là để trừ vọng niệm chúng sanh”chớ không phải Niệm Phật là tạo cơ hội tốt cho vọng niệm chúng sanh phát sanh. Người tu Niệm Phật đâu phải là người chết mà vọng niệm chúng sanh quấy nhiễu không hay. Đang Niệm Phật, vọng niệm chúng sanh nổi lên không hay cũng chính là lúc ta không còn niệm Phật trong chỗ và thời gian ta dành riêng để niệm Phật. Ta đã “mất Phật”trong khi mình đang trong tư thế niệm Phật.
Tên trộm ăn quen nghề biết có chủ nhà ở nhà cũng lén vô, chủ nhà phát hiện tên trộm định bắt đồng lúc tên trộm quen nghề nầy vừa thấy mặt chủ nhà thấy mình, hắng ta vụt chạy, chủ nhà thoáng thấy cái lưng của tên trộm là mất dấu dết, không rõ mặt mủi của kẻ nhơ nhớp kia là ai. Của không mất, cũng không bị động tâm trước mặt mủi của tên trộm là ai, thật là oai phong! Gặp trường hợp chủ nhà thấy trộm, trộm thấy chủ nhà nhưng tên trộm không sợ chủ nhà, nó vẫn lấy đồ, đuổi nó không đi, cầm cây rượt nó không chạy, nó đứng chần ngần ra chẳng sợ ai. Niệm Phật bị “ Vọng Niệm Chúng Sanh” dấy lên hành giả liền hay, vọng niệm chúng sanh biến mất thế là oai ông đạo, chứ Niệm Phật mà, vọng niệm chúng sanh chen vào làm mưa là gió trong lòng, không phải thoáng qua cái bống mà chần dần như dãy núi, đuổi không đi, xóa không mất. Giống như ông chủ nhà kia mất oai, trộm không sợ, có ngày sẽ bị nó lấy hết trí lực, bỏ tu thôi!
Quy Y Phật là nhận lấy ngôi chủ như Phật “ Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc Tôn”. Chủ Tâm, Chủ Trì, Chủ Quản:
Chủ Tâm là làm chủ việc tu, không để cho các giống duyên phiền não thừa cơ gây niệm bất giác để quên tu, làm sao cho tâm mình có đầy nghị lực để đối phó trước những đợt tấn công của Danh, Lợi, Tình, vượt qua khó khăn thách thức trước thói quyến rủ cường điệu của dòng đời.
Chủ Trì là gìn lòng, trách nhiệm trong việc làm, luôn thể hiện hào quang Bát Chánh Đạo, Tứ Vô Lượng Tâm, Lục Độ Ba La Mật của Phật Bồ Tát dạy.
Chủ Quản là xem xét trông nom cơ sở trường sở của đạo, hạnh cách tu, lập trường của người tu để đạt đến hiệu quả cuối cùng là thành đạo.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét