Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

LỄ AN TÁNG CỤ BÀ LÊ THỊ LƯỢM

Mẫu Thân Trần Văn Út

                                      
Cụ bà Lê Thị Lượm, ấp An Hòa, xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, mãn phúc lúc 1,40 ngày 13 tháng 10 năm giáp ngọ nhằm 04/12/2014 hưởng thọ 88 tuổi.  Ngày rằm tháng 10, Chú Chín, người con hiếu thảo của cụ Bà Lê thị Lượm, cũng là anh trai của Thánh Tử Đạo Trần văn Út, long trọng tổ chức lễ an táng cho mẹ với lượng khách ước khoảng trăm người. (Tôi sợ mình nhìn không thấu trong ngoài, hỏi Võ văn Bửu có hay vào bên trong để ước đoán số người tham dự cho chuẩn hơn, Bửu nói giá còn thấp hơn tôi “chưa tới một trăm”)



Như nhiều đồng đạo biết, Út Hòa Lạc lúc còn sanh tiền, cũng trong ngôi nhà nầy nuôi dưỡng chăm sóc mẹ rất chu đáo, đồng thời tạo thiện duyên, thiện cảm với chư đồng đạo các nơi. Một số lớp tu trẻ tuổi, may mắn được Trần văn Út đào tạo nay đã cứng cỏi và mẩu mực trong việc tu. Sự ảnh hưởng đó lúc mẩu thân của Ông qua đời trong khi Ông ấy đã đi vào trang sử đạo thì đáng lẽ các tín hữu Phật Giáo Hòa Hảo phải thay Ông cùng đến để tiếp lễ, đông đảo lắm chứ đâu phải khoảng một trăm người leo teo nầy.

Lúc 3 giờ đêm sáng ngày 13 tháng 10 tôi nhận được thông tin từ đồng đạo Tô văn Mãnh, rồi đến Trương Kim Long, Võ Văn Bửu báo tin mẩu thân của Út Hòa Lạc lìa trần vào lúc 1 giờ 40 phút ngày 13 tháng 10/ 2014. Sáng sớm tôi đi báo tin nầy với một số đồng đạo quen thân và mời cùng đi dự lễ tang cụ bà Lê thị Lượm. Đáp lại lời mời của tôi người nói sợ, kẻ nói bận việc nầy việc kia để thối thoát.

Lý do dễ hiểu, người ta sợ, không dám dự lễ an táng cụ bà vì nhắc tên mẩu thân Út Hòa Lạc. Dường như, có ba chữ “Út Hòa Lạc” trong câu lời mời là người ta nhớ lại chuyện xưa mà cảm sợ. Cũng tại ngôi nhà nầy ngày 05/8/2005 Ông Trần văn Út _ nhà đòi hỏi quyền tự do tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo _ cuối cùng, đem thân làm đuốc, châm lửa tự thiêu. Ngọn lửa tự thiêu phát lên, công an tràn vào dập tắt không kịp, Trần văn Út từ hôm ấy chết đi, để lại cái hồi ức khôn nguôi cho hậu thế. Đã đem thân làm đuốc hết một người rồi mà tình trạng an ninh ở nhà Ông ấy chẳng những không có tiến triển tốt, còn bị thắt chặt hơn trong các lễ cúng tuần, giỗ quảy.

Giờ cũng ở ngôi nhà nầy, Cụ bà Lê thị Lượm cởi bỏ huyễn thân mà đi. Đồng đạo muốn tham dự lễ tang, sợ mắc cái di chứng xưa bởi những công an khó tính mà lễ nầy không dám đến để hành sử trách nhiệm “con một cha”với người chung dạo. Sự thật thì công an không khó tính như xưa nữa, bà con đồng đạo đến một cách tự do, hâm hở, vui mừng, không ai chận đuổi như những năm trước. Sự dễ dãi nầy, theo phân tích của một số anh em, có lẽ cũng một phần do có phía chánh quyền đến tham dự lễ tang và được sự ưng ý của gia đình.

Bà con đồng đạo sợ bị chận đuổi, gây khó dễ của mấy tên công an khó tính mà không tới dự đám làm buổi lễ kém phần sinh động. Chừng ban tổ chức công bố chương trình, nghe qua tôi cho là may mắn. Người hướng dẫn chương trình giới thiệu các thành phần tham dự gồm có:

Ban trị sự trung ương Phật Giáo Hòa Hảo “Thuần Túy”

Các ban trị sự tỉnh trực thuộc ban trị sự trung ương

Ban đại diện Tổ Đình Phật Giáo Hòa Hảo

Các nhân sĩ trí thức và chư đồng đạo xa gần.

Nghe công bố tôi rất mừng, thầm khen cụ bà có phước lắm chết mới được đại diện Tổ Đình Trung Ương giáo hội quang lâm đến dâng hương kính bái. Thật là một lễ tang ít người mà rất ấm áp tình đạo.

Công bố thành phần tham dự xong, người hướng dẫn chương trình thông báo bắt đầu vào lễ với từ tiết mục một. Qua vài tiết mục đi trót lọt, đến tiết dâng các mâm quà cúng, người dẫn chương trình không theo điều chính Ông đã công bố, cho đẻ ngang xương cái mâm vật lễ của chánh quyền địa phương dân cúng; làm quá bất thần, Ông Trần văn Nhơn (năm Nhơn)con trai thứ năm của Cụ Bà Lê thị Lượm, anh trai của thánh tử đạo Trần văn Út, bị dị ứng cùng mình, Ông đang đội khăn tang đứng ngoài sân với chư đồng đạo, nghe không chịu nổi liền có thái độ phản đối ngay tại chỗ làm rùm rân lên nơi cúng nguyện cần có sự trang nghiêm, và Ông bươn bả vào trong với đôi chân lệt bệt của chứng bệnh thần kinh tọa. Nhưng bên trong đã dàn xếp sao đó, Ông trở ra chỗ cũ mà tức, không thèm đứng trong hàng chờ cầu nguyện, bắt ghế ngồi giữa chư đồng đạo đang đứng chấp hương.

Chưa vô chánh lễ cầu nguyện, mới có giới thiệu về các mâm lễ vật dâng cúng thì đã lộn sộn dậy lên rồi, chắc gì giữ được chánh niệm khi mình cầu Phật tiếp dẫn vong linh.

Thật ra, tôi không phê bình sự phản ứng của Ông năm Nhơn là đúng hay sai, tôi cảm nhận được nổi lòng của Ông qua sự mắc mớ mâm quà lễ của chánh quyền. Tôi nghĩ, nếu ai ở vào trường hợp của Ông ấy không phải là dễ chịu đâu! Qua quá nhiều sự dồn nén, kể từ em trai mình bị vây bắt mà chết, các đám cúng tuần bị ngăn cấm. Mẹ mất đứa con trai yêu quí chỉ vì bảo vệ đạo mà hy sinh, trong những ngày tháng cô đơn, nghèo khổ, chẳng mặt Ông chánh quyền nào đến với thái độ hiền lành, toàn là buộc điều nầy, ra lệnh nọ, để khi người ta chết đem quà dâng cúng, còn cho đọc to to lên như để vinh danh ngang cùng với ban trị Sự trung ương, Tổ Đình PGHH.

Chừng xong đám, tôi dẫn xe ra cỗng trước đường nhà chú Chín để đi về, không qua được bởi một số chiếc xe cảng vì chủ nhân của nó đang già chuyện, bàn tán xù xì. Nhờ ở gần nên tôi nghe được những lời xùi xì đó:

- Bỏ qua quá khứ hòa để sống là phải rồi, nhận quà của kẻ chuyên hại mình như vậy cũng đủ nói lên tinh thần hòa với họ, nhưng phải vinh danh họ qua mâm lễ vật cúng là quá đáng, không thể chấp nhận được. Đồng đạo đến đây, kẻ xách Nhang, người bưng bánh, gạo, tiền, biết bao nhiêu mà kể, có vinh danh họ qua lễ vật họ mang đến trên các mâm cúng đó chưa?

- Tôi rất đồng ý các mâm lễ cúng của Ban trị sự trung ương, Tổ Đình PGHH, các ban trị sự trực thuộc trung ương… mâm lễ vật của chánh quyền địa phương hãy để người trong tang quyến cám ơn riêng với họ là quá đủ.

- Ai đã chọn người điều dẫn chương trình? Là chủ nhà chăng? trong khi Ông Trần văn Nhơn là con trai của bà mẹ đã vừa qua đời, sao không thông qua Ông ấy một tiếng, dầu không chịu, Ông cũng chuẩn bị tâm lý, để đụng chuyện không xao động rùm lên.

Những chiếc xe sau bị cảng, kêu hối những chiếc xe trước đậu nép tránh đường cho người đi sau qua, tôi nhân đây mà qua, không biết chuyện xù xì ấy còn đến bao giờ.

07/12/2014

Lê Minh Triết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét