Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Bàn về HẠNH PHÚC

 Đang tận hưởng những điều mình thích thì quá là hạnh phúc, nhưng con người từ lòng tham không đáy, được điều nầy liền muốn thêm điều nọ, không chịu dừng lại ở chỗ mình thích mà còn muốn nhơn rộng có được nhiều sự thích thú hơn. Rốt lại, hạnh phúc luôn luôn là những ước mơ, mong muốn không được phép dừng lại sao? Một gia đình nghèo hay giàu, con cái rất hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận thương yêu là một gia đình hạnh phúc, tiền là phụ thôi. Nếu ta cho tiền đóng vai chánh cần phải giải quyết thế nào để khá hơn mà không nghĩ: lỡ đồng tiền can thiệp vào sự hiếu thuận của con cái đối với Ông Bà cha mẹ, can thiệp sự hòa thuận của vợ chồng để biến cái tổ ấm không còn là tổ ấm nữa, trong hai phải chọn một thì ta chọn giàu tiền hay là sự hiếu thuận của con cháu với Ông Bà Cha Mẹ, hòa thuận giữa vợ chồng? Chuyện trước mắt đã xảy ra ở nhiều gia đình mà chúng ta nghe họ thở than hối hận. Khi gia đình, hạnh phúc đã đổ vở vì ai cũng muốn có tiền để “Mua Tiên”, tính bao nhiêu tiền mới mua lại cái hạnh phúc bị đổ dở?

Nếu hiện diện của sự sống thiếu giàu sang không làm cho họ hài lòng những gì họ đang có đủ ăn đủ sống, không hài lòng mà đi kiếm tiền bằng nghề lương thiện cho là được đi, nếu kiếm tiền bằng mánh mun lừa đảo, gian ác thì hạnh phúc đang có trong nhà sẽ bay đi. Tại Sao?Tính gian ác, lừa đảo dần dần sẽ trở thành thói quen và họ sẽ đem thực hiện thói quen đó với những người thân mà trước đây họ yêu mến, bảo vệ.
Theo người có lòng chuyên tu mà nói, hãy dẹp hay làm bớt đi sự nghiệp thế gian để tăng sự nghiệp Phật Đà lên. Nói tu theo đường Phật mà hở ra là sắm sửa đường trần, cái kiểu “tréo ngoe” như vậy suốt cuộc đời cũng không đến đâu.
Người đánh mất hạnh phúc lứa đôi chỉ vì cô vợ hay anh chồng hiền, thiệt thà, chỉ biết cậm cụi sức lao động tay chân mà không biết mánh mun, lừa đảo để hốt bạc, khởi tâm kết thân với  người có mánh mun để kiếm tiền, giàu to họ cho là hạnh phúc hơn; họ quăng bỏ hạnh phúc gia đình trong khi người khác đang cần, tìm kiếm cả đời không có và phù phép thế nào để được nhiều tiền. Giàu sang phú quý bằng mánh mun lừa đảo không giấu được mãi, có ngày người ta phát hiện thì mánh hết mun, lừa sẽ hết đảo, của thiên trả địa còn mang tiếng ác.
Có những gia đình rất giàu tiền của mà vợ chồng con cái cứ luôn dựng bãi chiến trường trong nhà, trên giàu sang như trên ổ kiến lửa, họ cũng thấy không hạnh phúc. Người tật chân đi đâu cũng khó khăn chậm chạp thì hạnh phúc của họ không đòi hỏi nhiều; ví có đôi chân cứng chắc mạnh mẻ là hạnh phúc lắm. Một thanh niên ước ao có cô vợ đẹp, nghĩ rằng bao nhiêu thứ hạnh phúc tốt đẹp đều tập trung về vẻ đẹp của nàng. Làm sao ta có thể tin được một phụ nữ đẹp sống bên chồng là hạnh phúc trong khi trước mắt ta biết bao nhà chồng có cô vợ đẹp mà kiếm một chút hạnh phúc cũng không. Vì giàu sang để “khoe” cái ăn xài, chưng dọn cá nhân mà đụng phải cái cảnh vợ không tin chồng, chồng không tin vợ, cha mẹ nghi ngờ con, con nhi ngờ cha mẹ, rầy rà cải nhau to tiếng, lối xóm chóng con mắt nhìn. Không tin nhau, cải nhau suốt thì hạnh phúc gì ở cái nhà giàu ấy chứ! Rốt lại, hạnh phúc nếu để luôn luôn chỉ là một ước mơ, vẽ vời cho ta tìm kiếm lung tung ở ngoài ta là không chắc. Hạnh phúc đích thực ở chính trong ta.
Đức Tôn Sư PGHH khẳng định, hạnh phúc của người nào là chính người đó tự mở cánh cửa lòng, tuyệt đối không có sự ban cho. Mở cửa lòng tức mở cửa đạo, mỗi chúng sanh đều có đạo, dầu muốn hay không muốn, ở tôn giáo nào con người cũng phải có bốn điều ân quan trọng. Không cần biết Ông Bà là người của quốc gia dân tộc nào, dân tộc nào thì người ta cũng có cha mẹ sinh ra, có nước non, có đồng bào chòm xóm. chỉ vì bị vọng tưởng bên ngoài mà tam bành lục tặc cơ hội vùng lên bít cửa, tối tăm mày mặt, chạy đôn chạy đáo lục lạo đâu đâu để tìm hạnh phúc, rốt chẳng được gì. Cửa đạo là cửa hạnh phúc nhất, Đức Huỳnh Giáo Chủ nói:
“ Biết làm sao gieo đạo khắp đại đồng
Đưa nhơn loại đi vào vồng hạnh phúc”.
Theo ý nghĩa đó, người có đạo mới có hạnh phúc. Muốn cho nhân loại được sống hạnh phúc thì phải truyền bá  đạo pháp cho nghe để tu thân tề gia bình thiên hạ. Một gia đình có đạo, thực tế cho thấy sẽ có hạnh phúc hơn gia đình không biết đạo đức là vì. Không có đạo Đức vợ chồng, cha con với nhau còn tính hơn thua, lời lổ, đàng nầy cha có cái đạo của cha, con có cái đạo của con, chồng có cái đạo của chồng, vợ có cái đạo của vợ, sống chung nhau ai nấy cứ theo đạo phận của mình mà hành sự, đâu có chuyện mắc mớ, phiền muộn lo âu. Sống hạnh phúc như tiên,(do câu “vô sự vô lự tiểu Thần Tiên”) chết được về Cực Lạc, xét có gì bằng!
Người có đạo, chuyên tu hành, lòng hoan hỉ mỗi lúc sâu dày thêm sự thân thương, dẩu có ai sơ suất chuyện không phải với mình, nhờ sự tu hành đạo tâm phấn khởi, có đối trước trái ấu méo mó cạnh khếnh lúc nào chớ lúc nầy cũng lại tròn gìn. Nói “Gieo đạo khắp đại đồng” cho nhân loại tiếp nhận hạnh phúc, thật là chính xác.

Đạo phát ra toàn thể, chung cùng, nhưng sự tiếp nhận đạo ở mỗi người có nhiều ít, sâu cạn vì thế mà hạnh phúc cũng được cân công lao qua sức hành đạo của mỗi người. Đạo đức nhiều là hạnh phúc nhiều, đạo đức ít hưởng hạnh phúc ít, không đạo đức nhất định không có hạnh phúc.
Có thể bạn không đồng ý với tôi qua câu nói “ không đạo đức nhất định không hạnh phúc”vì trước mắt bạn rất nhiều người không có tín ngưỡng một Tôn Giáo nào và trong sự sống họ vươn lên chỗ sang giàu là có thật, hơn thua, ganh tỵ, mưu hại làm nhăn nhó mặt mày đổi lại là nhiều tiền, họ có nụ cười tươi, xài phí thỏa thích, chẳng phải cái thứ hạnh phúc mà nhiều người mơ mộng đó sao?
Mơ mộng có nhiều tiền để được hạnh phúc, chỉ là mơ mộng thôi thì không thể có tiền đâu mà hạnh phúc. Bằng từ mơ mộng đi đến hành động bất chính, bất nhân, bất nghĩa để có tiền ai mà dám tự hào chứ? Ganh tỵ mưu hại là chuốc oán mua thù về nhà. Giàu sang chi mà nghe nhắc tên Ông không ai ưa, nhắc ra để kể tội, hay ho gì? giàu sang là cái vẻ bề ngoài cho tâm hồn rạo rực ăn ngủ không yên.
Nếu được hỏi hạnh phúc là gì? Chẳng lẽ phải nói do giàu, ở nhà cao tầng, có nhiều tiền sắm xài đắt giá là hạnh phúc sao? Giá như giàu sang là hạnh phúc thì cái giàu của ông nhà nhiều tầng cũng không bằng Vua đâu. Ông ta chỉ làm chủ được một ngôi nhà nhiều tầng là quá lắm trong khi Vua làm chủ cả một đất nước, giàu sang tột bực: hậu cung có tam cung lục viện, cung phi mỹ nữ tình nguyện theo hầu, chỉ có ngôi nhà nhiều tầng với trăm công ruộng thì hơi hám gì thế mà các vị vua chúa, vương gia cứ bỏ ngôi vương quốc đi tìm đạo mầu. Sĩ Đạt Ta là đông cung thái tử được vua cha kêu nhường ngôi ông không nhận, vì ông không muốn làm vua, chỉ mong tầm đạo cứu đời. Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma người Ấn Độ, là hoàng tử xuất thân, Việt Nam ta có vua Trần Nhân Tông giao ngôi cửu ngủ cho con, lên núi Yên Tử trì chí tu hành. Ông ngộ đạo lập nên thiền phái “ Trúc Lâm Yên Tử”. Và, coi như tôi không có nói với bạn việc ông hoàng đế vương gia nào đó bỏ ngôi tầm đạo, nhưng một nhà giàu như bạn nói không theo một tôn giáo nào, trong cuộc sống đủ màu hơn thua ganh tỵ, gian ngoa, chỉ được một cái nhiều tiền mà bạn cho là hạnh phúc sao? không cần biết ông đó quyền uy ra sao mà ganh ghét, mưu hại là ác nhân để sanh ra quả khổ, không  phải đời sau, khổ ngay tại trận, hạnh phúc đâu đó nữa?
Ở đời, có cuộc sống bình an là quí giá nhất, nên trong chỗ bạn bè thân thương người ta thường chúc cho nhau hai chữ bình an. Tiền bạc như lớp phấn đẹp bên ngoài, có tô điểm cở nào lên thân thì tới chừng già cũng già chừng chết cũng phải chết. Người thật sự đạo đức không bị can thiệp bởi Sanh, Già, Bệnh, Chết thì dĩ nhiên giàu, nghèo cũng không rờ mó được lòng trong sạch con người. Thanh thản hành đạo, thanh thản niệm Phật, thanh thản, thanh thản…

28/12/2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét