Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

TRUYỀN BÁ GIÁO LÝ

Truyền bá giáo lý là trách nhiệm của ai? Đừng nói theo xưa là của quý vị trong Ban Phổ Thông Giáo Lý (BPTGL) cũng không nói theo nay, trách nhiệm của giáo lý viên. Theo lời Đức Thầy dạy là trách nhiệm chung trong hầu hết những ai có tín ngưỡng đạo Phật, trước hết là chư Tăng sau là tín nữ thiện nam.
Trong cuộc gặp gở tình cờ có một đồng đạo dường đã ấm ức trong lòng về chuyện anh không được phép truyền bá giáo lý vì anh không phải là giáo lý viên của ban trị sự hiện giờ. Tôi nghĩ chuyện nầy không riêng về anh ta, nhiều đồng đạo bất bình thái độ cứng ngắt của BTS giáo hội PGHH thời đại và những ý kiến tới tai mà việc làm gây bất bình nói trên luôn tồn tại. Ngoại trừ giáo lý viên và các vị lãnh đạo của nhóm giáo lý viên nghĩ như vậy, thực hiện quyền uy để có những hành động sai trái với những đồng đạo không phải là giáo lý viên chứ hầu hết tín đồ đâu ai mà nghĩ hạn hẹp cỡ đó.
Nói qua về giáo lý viên mới được truyền bá giáo lý hợp pháp, ngoài ra là lén lút, khiến đồng đạo Tư Râu ngồi bên nghe phát nổi sùng, đọc lên bốn câu giảng của Đức Thầy mà miệng môi lặp bặp:
“Cả tiếng kêu cùng các chư tăng
Với tín nữ thiện nam Phật Giáo.
Nên cố gắng trau thân gìn đạo,
Hiệp cùng nhau truyền bá kinh lành”.
Đức Thầy để rõ ràng có tín nữ thiện nam “truyền bá Kinh lành”. Không lẽ tín đồ PGHH chỉ có mấy ông giáo lý viên đủ tư cách làm Tăng, làm tín nữ thiện nam Phật Giáo, còn các tín đồ khác là không đủ tư cách tín nữ thiện nam ?
Đạo PGHH Đức Thầy muốn đem ban phát tình thương làm của chung mặt tinh thần cho nhân loại như những câu sau đây:
“Ước mơ thế giới lân Hòa Hảo
Nhà Phật con Tiên hé miệng cười”.
“Mảng chờ trông bá tánh thảnh thơi
Khắp bốn biên liên dây Hòa Hảo”.
“Biết làm sao gieo đạo khắp đại đồng,
Đưa nhơn loại đi vào vòng hạnh phúc”.
Khi PGHH chưa đến với khắp nhân loại đại đồng thì người tín đồ, tín nữ thiện nam đều có trách nhiệm truyền bá rộng ra. Đồng ý là quý vị có chức giáo lý viên, tốt nghiệp khóa nầy khóa n như vậy cũng không chắc là đủ tư cách của nhà truyền bá giáo lý, quý vnúp lưng nhà nước có quyền đi giảng thuyết nhưng quý vị cũng không nên mặc cảm, kỳ thị những ai không phải là giáo lý viên mà đi thuyết trình. Người tín đồ nghe lời Thầy dạy đi truyền bá Kinh lành, quý vị mạnh lắm, có pháp luật nhà nước đỡ đầu, nhưng nhà nước còn chưa bôi được những chữ “Tín nữ thiện nam Phật giáo … truyền bá Kinh lành” trong quyển Khuyến Thiện thì quý vị cũng không nên có hành động quá đáng với những người anh em con một cha mà quý vị bảo là “ngoài luồn”.
Còn nữa, các BTS địa phương, nếu sống ngoài tư cách anh em con một cha của đạo PGHH dạy thì cũng nên biết quí trọng tình làng nghĩa xóm; nhà người ta có đám giỗ cúng chay, cầu nguyện vãng sanh miền Cực Lạc cho người thân mình, nhân dịp nầy người tâm đạo, muốn có cuộc thuyết trình giáo lý PGHH hồi hướng công đức cho thân nhân quá c của họ. Tin tưởng BTS là anh em con một cha mới lại xin chứng nhận thuyết trình, nhưng BTS địa phương với hành động không chấp nhận con một cha với đồng đạo nhà đám, quyết lòng làm khó bằng bắt buộc phải mời giáo lý viên của ông ta đến thuyết thì ông mới chịu. Nhưng ở đây chủ nhà lễ không chịu giáo lý viên thuyết. Ví như đồ dùng, bạn khen món nầy ngon nhưng chưa chắc nó ngon với những người khác. Bạn có quyền tìm kiếm món ngon bạn thích thì sao người ta lại không được cái quyền đó? Đã người ta không thích dùng mà ép dùng thì lợi lộc gì cho hai phía, chỉ sanh ra phiền phức với nhau thôi!
Thuyết trình ở nơi công cộng thuyết ra sao người ta cũng nghe, để vào tâm hay không là vấn đề khác, đây chưa bàn đến, còn thuyết trình cho đám giỗ tại nhà là chủ nhà hy vọng đề thuyết sẽ được thính giả để vào tâm, quyết định mời vị nào đến thuyết là đề cao sự ích lợi, họ nhắm vào vị thuyết trình viên nào có khả năng đáp ứng lòng hâm mộ của khán thính giả, có khả năng thức ngộ vong linh người quá cố và tạo công đức cho vị ấy thì người ta chọn mời, các BTS ép người ta mời vị thuyết trình viên nguyên là giáo lý viên mà họ không tin tưởng có khả năng như đã nói. Đạo là tài sản chung của tín đồ thì toàn thể tín đồ có trách nhiệm với Thầy Tổ truyền bá Kinh lành, mấy vị BTS nỡ lòng nào không cho người ta làm theo lời Thầy người ta dạy?Tôn giáo PGHH Đức Thầy không dạy chủ trương độc tài, quý ông ở trong PGHH sao độc tại gớm vậy?
Quanh bàn tròn có đồng người, ai cũng nhìn đồng đạo Tư Râu một cách chăm chú. Ông là tín đồ PGHH lâu rồi nhưng phát tâm tu trường chay giữ giới chỉ chừng ba năm lại đây thôi mà ông thông minh cỡ vậy, có những lý luận hay ho về việc truyền bá giáo lý, ông đọc và hiểu được ý nghĩa của tín nữ thiện nam, của truyền bá Kinh lành mà quý giáo lý viên thời đại học lên bậc, lên cấp hà cớ gì không hiểu để có hành động đi ngược lại lời dạy của Đức Thầy.
Suy ra, có lẽ không phải các vị không hiểu, nhưng chẳng rõ vì lý do gì các vị lại vô tình làm nhòa đi gương sáng truyền bá giáo lý Đức Thầy đã đặt trách nhiệm lên các tín nữ thiện nam. BTS của đạo thì phải biết lo cho đạo phát triển thêm lên. Giáo lý viên thuyết trình có luật pháp ủng hộ, thuyết công khai mà dân chúng tín đồ bao nhiêu người tham dự trong khi những đồng đạo khác đi thuyết lén lút, công an chận đuổi người thuyết lẩn người đi nghe thuyết thế mà dân chúng cứ quy tụ vượt mấy lần con số khách đến với giáo lý viên. Xem đó thì biết dân chúng ngả về đâu. Một ít người trong BTS không đủ sức lo còn ở giành nhiều… Người trong đạo xin tổ chức thuyết trình giáo lý tại gia là có thêm người lo cho đạo thì chứng nhận cho người ta để họ không bị phiền phức bởi công an và họ có quyền mời ai là thuyết trình viên cũng được.
Tôi biết trong các BTS địa phương còn có những vị lớn tuổi, tu và làm đạo trước ngày 30/4/1975 quý vị cũng rõ BTS xưa đâu mà bó buộc ai, nhà có tổ chức thuyết trình muốn chọn giảng viên nào là tùy ý đến mời vị đó, trừ khi chủ lễ gia yêu cầu BTS chọn thì BTS chọn quý vị thuyết trình viên trong ban phổ thông giáo lý. Xưa người ta làm được điều nầy bởi người ta là hạng tài đức, tất nhiên là có tu hành, đã chảy gở những xúc sự trên đường tu học, được đồng đạo bầu chọn công khai, đâu như quý vị trong ban giáo hội giờ do nhà nước chọn. Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý toàn bộ của Đức Thầy, nhà nước kêu quý vị cắt xén phần giáo lý quý vị cũng chịu, nói không cho cúng lễ kỹ niệm ngày Đức Thầy bị ám hại quý vị cũng gật đầu. Người tài đức thức ngộ lời Thầy dạy:
“Chớ chia rẻ hãy đồng tâm lực,
Khua giòng vàng đánh thức bốn phương.
Chấn hưng Phật Giáo học đường,
ới trên hòa thuận chọn đường qui nguyên”.

“ Cả kêu lớn nhỏ quày vìa,
Trên hòa dưới thuận chớ lìa chớ phân”.
Quý vị không làm được điều như người xưa làm bởi quý vị không phải người tài đức, khả năng đâu mà “trên hòa dưới thuận”, chỉ thuận với nhà nước để lấn hiếp những đồng đạo “con một cha” với mình.
Xưa có những vị tu sĩ tham gia công tác trong BTS giáo hội ngành phổ thông giáo lý, có những vị cất am cốc chuyên tu tịnh hạnh. Những người tham gia vào guồng máy BTS giáo hội kể điển hình như tu sĩ Thiện Tâm Bùi văn Ưởng, Lê Minh Châu, Thái Hòa Lê văn Vui… Bùi văn Ưởng, Lê Minh Châu… ở ngành phổ thông giáo lý, Lê văn Vui ở ngành Y. Những tu sĩ như Như Quang Nguyễn Anh Kiệt, Như Sanh, Võ Như Sanh … tìm nơi thanh vắng nghiên cứu và tịnh tu, nhờ siêng công phu, nghiên cứu, chắc mót những hay ho chính bản thân của hành giả, toát ra những hạnh cách đáng trân quí. Đi sâu vào thế giới của Thiền Tông hay Tịnh Độ Tông tâm tư an trụ, từ nơi an trụ sanh ra muôn pháp, không phải đọc chữ trên sách vở mà cái biết phù hợp với sách vở của tiền bối. Đồng đạo mỗi ngày đều có đến yêu cầu nhị vị nói trên giảng thuyết. Phần đông người đến quý tu sĩ lớp tiền bối nghe pháp cảm nhận sự mát dịu, cõi lòng an lạc.
Còn nhớ, có lần Ông Bùi văn Ưởng, lúc đó là phó đệ nhị ban phổ thông giáo lý trung ương (PTGLTU) kiêm trưởng ban tu huấn trung ương, nhà đám giỗ, ông biết trước sẽ có nhiều đồng đạo đến tham dự, nhân dịp ông cho tổ chức thuyết trình giáo lý PGHH, ông gốc gác như vậy mà mời tu sĩ Như Quang đến thuyết trình giáo lý trong khi ông nầy chỉ là tín đồ bình thường, không có chức sắc trong ban PTGL. Ông Như Quang diễn thuyết đánh hoàn toàn vào tâm lý, đồng đạo nghe ai cũng thích, họ cho rằng một món ăn tinh thần mới lạ, nhiều chất bổ dưỡng.
Ông Bùi văn Ưởng nhắm vào lợi ích của đạo mà làm việc, biết tu sĩ Như Quang dầu không phải chức sắc, nhưng trình độ học Phật thâm sâu, giản thuyết đúng lý, Ông sẵn sàng nhường chỗ một cách hoan hỉ, thoải mái.
Tôi nhắc lại để các đồng đạo thuộc em cháu phát tâm tu sau năm 1975 biết rằng quyền sở hửu về truyền bá giáo lý PGHH xưa, giáo hội rộng lòng như vậy.

03/12/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét