Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

NHỚ LẠI MỘT CHUYẾN ĐI PHÚ QUỐC


Thăm Nguyễn Hoàng Chủng ở đảo Phú Quốc vài hôm, nhân dịp chuyến đi xa nầy quý anh em xứ đảo hướng dẫn chúng tôi đến tham quan chiêm bái nhiều nơi di tích như dinh thờ quan thượng ở Gành Dầu, dinh thờ chiếc ghe của quan thượng trong kênh Cửa Cạn, Dinh Cậu, chùa Hộ Quốc… nhưng có hai nơi làm tôi để lòng một là chùa Sư Muôn, hai là mộ phần và dinh thờ bà Lê Kim Định.
Chùa Sư Muôn: Sư Muôn là tên thường gọi vì có lẽ Sư là vị tu hành ở đây trước nhất đứng ra cất chùa hoặc sau nầy người kế vị xây cất, vì chính tích đó bà con và gia đình Phật Tử gọi chùa có mang tên Sư cho biết nguồn góc chứ tên chùa là Hùng Long Tự. Giống như ngôi chùa trong đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, sau là Phật Giáo Hòa Hảo. Người ta gọi là Chùa Ông Ba hay Phủ Thờ Ông Ba, nhưng tên chùa do Đức Ông Huỳnh Công Bộ thân sinh của Đức Thầy lúc làm hội trưởng tối cao của đạo PGHH đặt tên chùa là Kim Cổ Tự. Tự là chùa còn chữ “Kim Cổ” là hai trong bốn chữ tựa đề “Kim Cổ Kỳ Quan” văn phẩm do Ông Ba quí Danh là Ông Nguyễn văn Thới sáng tác. Chùa Sư Muôn trên tuyến đường  chính giữa hai thị trấn Dương Đông và An Thới Xây trên một ngọn đồi, tuy không cao lắm nhưng cũng làm cho đoàn xe mô tô đi tham quan bò lên hì hục.
Nét chùa trông vẻ củ kỷ, không có dấu sửa chữa, tân trang cho đẹp mắt bá gia thiên tín; im ẩn, thanh tịnh bao trùm cảnh già lam. Chúng tôi ngắm thoán một chút trước sân với những buội kiểng vô tình thì vào chùa cúng nguyện. Chánh điện một không gian khá rộng, ngôi thờ Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni không quá bày biện màu vẻ lắm, cho tôi cảm nhận sự trang nghiêm làm thanh tịnh cõi lòng. Phía sau là ngôi thờ các chư Tổ chư sư, trên cao nhất của ngôi thờ là bức chân dung của tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, gậy thiền quảy một chiếc giầy trên vai, hàng dưới là Hình của Sư Muôn và nhiều vị sư khác, biển đề là thiền sư. Do cách trang trí ngôi thờ tổ và những danh thiền sư trên một số nhà sư viên tịch trong tòng lâm nầy, ta đoán chùa đây cả thảy hoặc có một số vị sư tu theo thiền tông Phật giáo.
Khi chúng tôi lạy Phật, bái Tổ, có vị sư trẻ đến thắp hương trên các ngôi thờ cho chúng tôi nguyện vái.  Xong đoàn tản đi tham quan trong lúc Trời mưa rỉ rả. Mưa ở đây rất lạnh, tôi vô ý để cho vài hạt mưa phất vào mình, buốt rần lên người. Sợ dính mưa tôi đứng ở hành lang trước chùa nhìn ra sân đã khơi dậy lòng tôi màu thiền thanh tịnh. Tôi đang thưởng thức thì có một người đến gọi mời qua nhà khách ... Cả hai chiếc bàn tròn dọn cổ đầy nào bánh Tây, chuối chín, nho, nhản, lượu và một bình trà bốc khói; mấy huynh đệ ngồi choán cả hai bàn mà không thấy bóng dáng của nhà chùa mời mọc đải đằng, tôi cứ tưởng thức dùng nầy do mấy cô trong đoàn mang theo nên hỏi nhẹ:
- Mua mang theo chi nhiều thế nầy cho nặng?
Cô Út Đậm, người xứ đảo hướng dẫn chúng tôi cho biết:
- Đồ dùng nầy là của nhà chùa cả đó anh.
- Biết chúng ta hôm nay đến sao?
- Không. Thường là như vậy.
- Có thấy vị sư nào đem đãi đâu mà biết.
- Các sư ở đây hiếu tịnh _ Út Đậm giải thích _ không có thời gian ngồi chung đãi khách, mỗi ngày muốn đãi khách viếng thiền môn món chi thì sáng ra, đem đặt hết trên hai bàn, có cái ấm nước điện và bình trà, hộp trà ly tách để sẵn, dùng trái cây, bánh tây, nếu khách muốn uống trà thì cho bật điện lên một chút sẽ có nước sôi pha trà ngay. Khách ở ngồi bao lâu trong ngày thì bao, giữ việc đến không chào, đi không hỏi như anh thấy đó, hồi đoàn mình đến có một vị sư trẻ tuổi ra thắp nhang các ngôi thờ cho mình vái lạy, một chút vị sư trẻ ấy cũng đi mất, vào tịnh tu.
Nghe cô Út Đậm xứ đảo nói, tôi nghĩ tôi rất có cảm tình với ngôi tòng lâm thanh tịnh nầy vì hình bống nó rất thích hợp với câu dạy khuyên của Đức Huỳnh Giáo Chủ:
“Phú quí tạo đời thêm mệt xác,
Tham danh phế đạo chí đâu yên.
Chi bằng cửa Phật vui thanh tịnh,
Lánh cõi trần mê giải nghiệp duyên.”
Mộ phần bà Lê Kim Định: Di tích ở nơi thật vắng vẻ, chúng tôi đi từ trục lộ chính rẻ vào hẻm nhỏ, đường nhỏ, mà sìn lầy gần như suốt khoảng hai cây số băng đồng không có một căn nhà nào cho mình hỏi thăm, chạy trổ ra vành biển mới thấy ngôi nhà mồ. Nơi xa xóm xa làng nhưng nhà mồ dược sự bảo quản tốt, sạch sẽ. Ở đây có tên là bãi Ông Lang, gần vàm kênh Cửa Cạn. Sâu trong kênh nầy thời gian cũng gần đây thôi người ta đã phát hiện một chiếc ghe chìm sâu xuống đáy nước, tin ấy đồn ra bà con trong vùng biết chắc là chiếc ghe của Cụ Nguyễn Trung Trực, xúm nhau đem lên, lập dinh thờ. Chỗ mộ phần của Bà Lê Kim Định cũng để chân dung Cụ Nguyễn.
Lễ viếng đây, ngoài Trời vẫn cứ mưa, gió biển mạnh như quất mạnh vào da làm mấy ông già đi đây ê ẩm mình mẩy, ngồi rút trong nhà mộ, nhưng một số tuổi trẻ trong đoàn không ngại gió mưa, giầm mình ra xem sóng biển, lăng xăng đội mũ che mưa chụp hình. Chúng tôi còn đây ngồi rải rác chừng sáu bảy đứa già trong đó có vài ông già vú khí đá, thấy tấm biểng đề “Bà Lớn” mới xúm nhau bàn bạc, kẻ cho rằng Bà Lớn tức Bà là vợ lớn của Cụ Nguyễn. Ông già kia không chịu, nói: như vậy cụ Nguyễn tới hai vợ sao! Người khác bảo: sở dỉ người đời tôn bà là bà lớn vì bà có công rất lớn trong cuộc đánh giặc Pháp.
Nghe nói về bà lớn rất có công trong cuộc đánh Pháp, bổng có một anh kể chuyện như sau:
Theo truyền thuyết bà con cũng đã nghe ích nhiều về sự tích lễ cưới của hai vị anh hùng bài mưu đánh giặc Pháp. Vốn biết phần nhiều các quan Pháp vào thôn tính nước ta rất thích giao tình với phụ nữ Việt Nam, nhứt là những đám cưới, cô dâu dọn hực hở thì họ động lòng. Tin họ đánh cướp cô dâu trên đường rước dâu đã xảy ra rất nhiều nơi, Cụ Nguyễn nghĩ kế sách, dùng đám cưới để đánh quân xâm lược một lần cho biết. Cụ đem bày tỏ cơ mưu đánh pháp với một thanh nữ con nhà võ, giả tổ chức đám cưới, người thanh nữ con nhà võ kia suy nghĩ, vì quốc gia lâm nguy, chuyện cứu quốc gia là đại sự, không ngại tiếng đời, chịu làm cô dâu, cụ Nguyễn thì là chú rể. Vì có chủ ý tấn công đốt tàu Pháp trên sông Nhựt Tảo nên cụ Nguyễn cho tổ chức lễ rước dâu với sắc màu lộng lẫy giễu mắt quân thù, gợi dục tình đến không kêu là không được. Quân Pháp neo tàu trên sông nầy thấy đám cưới rình rang chọc mắt, chúng kêu lại bắt cô dâu thì các người đi đưa đám đều là nghĩa binh, bên ngoài dọn sang vui vẻ nhưng bên trong nung nấu lòng câm thù quân cướp nước, họ giỏi võ công có trang bị dao nhọn, nhanh như chớp phóng hết qua tàu pháp, quân cướp nước tên nào tên nấy thấy đám cưới linh đình, cô dâu quá đẹp, xem không nháy mắt, bị nghĩa binh của cụ Nguyễn phóng nhanh qua bất ngờ trở tay không kịp, súng đạn đủ loại mà có tên nào nhắc lên được cây súng. Nghĩa binh cụ Nguyễn dọn sạch quân xâm lược, cô dâu nhờ giỏi võ công, chúng chưa kịp dở thói hiếp dâm thì bì gục chết trong trận. Chuyện đám cưới xưa, đây xin nhủ ý với các anh mình, người thanh nữ giả làm cô dâu có phải là bà lớn để thờ đây không ạ ?
Câu hỏi chưa có vị nào kịp đối đáp thì phe ta rần rần tới, quý vị trẻ tuổi trong đoàn dầm mưa xem sóng biển, đội nón chụp hình lâu cũng chán, kéo lên lại chỗ chúng tôi, mình mẩy ước mem rủ đi liền trong khi ngoài Trời vẫn còn mưa. Tôi nhắc điện thoại bấm xem đồng hồ, hơn hai giờ chiều, thời gian như hối thúc, chúng tôi phải rời khỏi đây. Chuyện về bà lớn đành chấm dứt ngang xương.
18/12/2016
(chuyện về bà lớn Lê Kim Định, chỉ là chuyện trò của đoàn khách tham quan vui miệng, không động đến lịch s

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét