Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

NGHI VẤN 2
NHÓM HỌC GIÁO LÝ PGHH
BUỔI HỌC 5
BÀI ĐỌC THÊM
Hỏi: Con người khi đã hiểu ra ân đồng bào và nhân loại rất cao quí phải trân trọng nó trong đời sống để đền trả. Thế nhưng, nếu nhân loại ở một dân tộc quốc gia khác đến xâm chiếm Việt Nam ta, trước cảnh nầy tình nhân loại áp dụng thế nào mới đúng? Có nên giữ trọn tình yêu nhơn loại với kẻ đánh phá nước ta không?
Đáp: Câu hỏi nầy có phần nghiêng hẳng về quốc gia đại sự, phù hạp với Ân Đất Nước, tiếc là ta không được bàn nó ở tiêu đề chính. Tôi xin trích đọc một đoạn trong “Ân Đất Nước“ để thấy rõ điều nầy:
“Ta cảm thấy có bổn phận phải bảo vệ đất nước khi bị kẻ xâm lăng giày đạp… rán cứu cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị. Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc gia mạnh giàu mình ta mới ấm”.
Nhưng ở Ân Đồng Bào và Nhân Loại nếu ta đọc kỷ sẽ thấy ý nghĩa gần như ngược hẳng:
“ Thế ta không có lý do gì chánh đáng để vì mình hay vì đồng chủng mình, gây ra tai hại cho các dân tộc khác.”
Theo nghĩa đó là tuyệt đối không có sự biện hộ để được phép vì mình hay vì đồng bào mình mà gây tai hại cho nhân loại.
Tôi chỉ nói gần như thôi tức là điều ấy có thể và không thể ở mức ngang tầm. Không thể là gì? Đọc suôn theo chánh văn “không có lý do gì chánh đáng để vì mình hay vì đồng bào mình, gây tai hại cho dân tộc khác”, coi như cúi đầu chịu lệnh chứ hết cách cứu nước cứu nguy dân tộc khỏi giày xéo của một dân tộc khác. Còn không thể là gì? qua suy xét, thấy đoạn “gây ra tai hại cho dân tộc khác” thì cái tên “Gây” đáng bị điều tra nhất. Gây tức tạo tác, gầy dựng, làm đầu mối cho sự việc, đầu mối cho sự đánh nhau. Nói cách khác, Gây là luôn luôn ở thế chủ động, hoạt động, sách động. Đồng bào ta sống đúng nghĩa, ở ăn làm lụng trong bờ cõi, có ra ngoài quốc gia hành hung xâm lấn với ai đâu mà gọi là “gây ra tai hại cho dân tộc khác. Nếu các dân tộc khác đến Việt Nam với ý đồ xâm lược thì chính họ là người gây ra tai hại cho dân tộc ta, ta có vì bảo vệ quốc gia dân tộc đánh đuổi ngoại xâm là tư cách tự vệ. Nghênh chiến đuổi họ về nước họ cũng để thực hiện tính công bằng của hiến chương liên hiệp quốc.
Thế ấy, ta không “ gây”  tức không vi phạm vào điều cấm kỵ khi thực hành sự trả ơn đồng bào và nhân loại là không gây ra tai hại cho dân tộc khác. Tại họ là người từ đâu đến dựng chiến trường ở quốc gia Việt Nam thân yêu của mình, họ có chết bao nhiêu binh sĩ thì dân tộc Việt Nam cũng không chịu trách nhiệm là nước gây ra tai hại cho dân tộc họ và mãi mãi họ chịu tai tiếng là quân cướp nước, dầu họ có đại bại, chết tả tơi.
Nếu phải chọn một trong hai Ân đồng bào và nhân loại mà trước mắt nhân loại đang xâm lăng, ta không thể chọn đứng về phía nhân loại để bỏ đồng bào. Dẩu sao đồng bào là cùng cốt nhục mà sanh ra, ta chịu ân đồng bào trước hơn ân nhân loại.
Nói tóm lược: về ân đồng bào và nhân loại qua câu nghi vấn trên “ta chẳng có lý do gì chánh đáng để vì mình hay vì đồng bào mình, gây ra tai hại cho dân tộc khác”, nhưng nếu dân tộc khác không biết trân trọng tình yêu nhân loại với dân tộc ta, đến xâm hại quốc gia dân tộc ta, thì chính dân tộc khác đó là những kẻ đã gây ra tai hại cho giống nòi Lạc Việt. Họ có bị ta tự vệ đến gây thãm hại cho một dân tộc xâm lăng thì là cái tội của chính dân tộc họ gây. Nói theo giáo lý nhà Phật  đó là quả báo nhản tiền của cái nhân đi cướp nước mà họ đeo đẳng; ta không có lỗi với họ qua Ân nhân loại, luôn luôn là chung tình chớ không phụ tình.
Đến đây vấn chủ thỏa mãn chưa? Nếu không còn gì thắc thì xin cho qua câu hỏi khác.
Hỏi: cũng trong Ân đồng bào và nhân loại, Đức Thầy có đoạn “Xóa bỏ hết các từng lớp đẳng cấp xã hội mà chỉ đặt vào một: nhân loại chúng sanh”. Vì gặp lúc cường quyền đàn áp tôn giáo, mình xóa bỏ các từng lớp đẳng cấp trong xã hội nhưng họ thì không. Họ vẫn treo cao đẳng cấp để có quyền lực bức hại tôn giáo không được tự do tôn giáo thì sao?
Đáp: Nghe câu hỏi làm tôi phát sợ đụng chạm. Nhưng dẩu sao thì nói ra sự thật không quanh co né tránh sẽ hay hơn.
Đức Thầy là chủ lãnh đạo tôn giáo, dạy đạo có giáo lý, giáo điều, được quần chúng tin tưởng phát tâm quy y. Chúng ta là tín đồ tất nhiên là đã quy y nên ta rất đồng tình ủng hộ giáo lý nói về ân đồng bào và nhân loại. Lãnh đạo hay các quan chức nhà nước họ đâu có quy y với PGHH mà bảo họ có bổn phận của một tín đồ làm y những điều Thầy dạy. Họ có thể là phía vô thần, không tin tôn giáo nên hành động không cần nhân nghĩa, lễ phép với các bậc vô hình cao cả Đức Thầy nói về họ:
“Phái vô thần luận thường cho rằng thân xác tức là con người. Thân còn tức người còn, thân mất người mất. Không có Thánh, Thần, Trời, Phật, không quả báo luân hồi; cũng chẳng có tội, có phước, có vía, có hồn. Đời là thân xác con người, sống là tranh đấu, mạnh được yếu thua. Thế nên biết bao nhiêu mánh khóe gian hùng, bao nhiêu ngón điêu ngoa xảo trá, bao nhiêu tàn bạo ngược ngan đều được đem ra dùng cả thảy.”
Hoặc họ có quy y theo tôn giáo, như tình trạng đất nước ta hiện nay các quan chức của nhà nước xã hội chủ nghĩa đều nói là học theo gương tấm gương “đạo đức Hồ Chí Minh”. Là một đạo có những hành động lạ nhất trên đời, không phải hành thiện hay khuyến thiện, họ tước đoạt các cơ sở tôn giáo PGHH và sẵn sàng đàn áp tín đồ nào sinh hoạt tự do tôn giáo, để chỉ còn lại cái gọi là đạo đức Hồ Chí Minh. Trong giáo lý của Đạo Đức Hồ Chí Minh chưa chắc đã dạy về ân đồng bào và nhân loại. Điều nầy ta có thể thấy được diễn cảnh chết chóc xảy ra với những ngư dân đi đánh bắt cá ở Hoàng Sa Trường Sa vùng Trời biển của mình bị quân Trung Quốc bắn chết; những người dân nặng tình đồng bào nhân loại thì đau lòng mà rên siết, không chịu nổi sự sỉ nhục quá đáng đã đứng lên chống Trung quốc thì nhà nước Việt Nam bắt họ đi tù.
Nhà nước không theo đạo PGHH nên việc kêu “xóa bỏ hết các từng lớp đẳng cấp xã hội mà chỉ đặt vào một: Nhân Loại chúng Sanh” để không có quyền đàn áp tôn giáo thì hãy mau mau mà quên chuyện nầy đi.
Hỏi: Nếu họ không phải là tín đồ làm theo lời chỉ của Đức Thầy mà hành động đàn áp tôn giáo hay vô tình đối với ân đồng bào thì họ có chịu lấy nhân quả không?
Đáp: Bất cứ đâu, loài người hay loài vật, hễ còn vào ra trong sáu nẽo luân hồi không ai thoát khỏi nhân quả trả vay. Đức Thầy có câu:
“Luật nhân quả thiệt là cao viễn,

Suốt cổ kim chẳng lọt một ai”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét