NGHI VẤN 1
BUỔI HỌC 5
NHÓM HỌC GIÁO LÝ
PGHH
BÀI ĐỌC THÊM
Sau phần chú giảng trực tiếp tại
lớp, đồng đạo học viên đặt nhiều câu hỏi qua đề học là “Ân Đồng Bào
và Nhân Loại”. Những câu nghi vấn có mang ý nghĩa rất cần thiết cho
sự tu học nằm “Cách tu hiền và sự ăn ở của một người bổn đạo”mà
Đức Thầy đã đặt tựa cho quyển sáu. Nay tôi viết lại để làm bài đọc
thêm.
Hỏi: Trong Ân Đồng Bào và Nhân
Loại có đoạn “ Vui sướng ta đồng hưởng với họ; hoạn nạn họ cùng
chịu với ta”. Nhưng ta đây là người tu, chẳng phải Kinh Kệ đạo Phật
đã dạy Gạt bỏ hết các ham muốn thế sự sao? Vậy đâu thể gọi là
cùng vui sướng với họ được. Rất mong được Ông giảng viên giải đáp nghi
vấn nầy?
Đáp: Câu hỏi nhằm gợi ý! Để trả
lời cho nghi vấn, chúng ta tự đặt lại câu hỏi trong đề tài, cái gọi
là “VUI SƯỚNG TA ĐỒNG HƯỞNG VỚI HỌ” là vui sướng việc gì? Nếu chưa
tìm ý nghĩa chính xác của sự vui sướng qua ý chỉ thì ta không nên
vội vàng kết luận bằng đưa ra lời từ chối. Đồng thời ta cũng nên
đặt lại câu hỏi: Sự vui sướng nào mà nhà tu không được sự cho phép
của giáo lý đạo Phật?
1.Vui sướng việc gì? Vui sướng
trong tình thương bao la của đồng bào không lâm vào cảnh đói đau hoạn
nạn, chiến tranh, thiên tai, hoặc tệ nạn trong xã hội với những nghiện
hút chích á phiện, cướp giựt, giết hại… Bình an vô sự thường là câu
chúc lành mà đời sống con người bình an vô sự là điều cần có trước
hơn các cái có khác, là sự vui tươi cần có trước hơn các sự vui tươi
khác.
câu “ Ta nhờ hột cơm của họ mới
sống, nhờ miếng vải của họ mới ấm thân, nhờ cửa nhà của họ mới tránh
cơn phong vũ” rồi mới đến câu “Vui sướng ta đồng hưởng với họ”. Tại
sao ta phải nhờ đến hột cơm của họ mới sống trong khi cơm ăn là ở
chính nhà ta và do ta nấu nướng. Bộ đồ ta đang mặc trên mình hay chăn
đắp là chính ở ta may mua, nhà cửa ta ở là do ta cất, cùng lắm trong
chuyện cất nhà là có thêm tay của Thợ, Thầy và vài người chòm xóm
giúp thôi chứ gì mà nói nhờ vả quá nhiều.
Sự thắc mắc trên là có lý. Đành
rằng cơm trong nhà của ta thì là của ta và do ta nấu, nhưng ta làm gì
có gạo mà nấu? Đi mua phải không? Giá như suốt đâu đâu cũng không có
ai bán cho ta mua có phải là ta chịu đói đến chết không? Tôi xin nhắc
lại chuyện xưa nhưng không xưa mấy để chúng ta tìm hiểu thực trạng mà
nhận định đúng về sự ân nghĩa, nhờ nhỏi:
Đô thành xưa người ta có thói quen
ăn gạo mới, ngày nào thì cứ ra chợ mua gạo mới về dùng, chiến tranh
của năm tết Mậu Thân là nội chiến, Việt Cộng, Quốc Gia đã kéo về
Sài Gòn dựng chiến trường, làm cho cả thủ đô miền nam nặc mùi thuốc
súng, tranh thắng cho cảnh chết chóc ghê rợn; lính hai bên đều chết,
dân lành cũng chết. Ngoài đường chỉ có lính và lính, không còn ai
bán gạo hay bún, cháo gì cho mà dám ra ăn. Ngồi trốn trong nhà chịu
đói thê thãm. May là cuộc chiến không kéo dài, cho chợ nhóm lại, nếu
không thì ai còn sống được mà phủ nhận việc “ta nhờ hột cơm của họ
mới sống”? xét đó thì câu “Ta nhời hột cơm của họ mới sống” là quá
đúng rồi còn gì!
Ta làm ruộng rẩy hay vì vì đó có
tiền mua vải tùy thích, mặc được bộ đồ lên mình ta nói là đồ của
ta, do ta mua may mặc chứ có Ông Bà đồng bào nào tiếp mà nói “ Nhờ
miếng vải của họ mới ấm thân”. Làm được nhiều tiền mua may thứ đắc
giá cho sang trọng nhưng nếu không có ai bán vải cho mình mua thì sao?
Vậy câu “Ta nhờ miếng vải họ mới ấm thân” là quá đúng rồi còn gì?
Nhà ở của ta là do ta cất, là
nhà của ta, ai động tới nhà ở thì ta ra tranh cản bảo vệ hợp pháp
quyền sở hữu nhà cửa. Nhà gổ kết hợp bởi cây, lá, đinh, dây kẻm
hoặc nhà tường bê tông thì kết hợp cát đá, gạch ngói, xi măng… Đủ
các thành phần như vậy, ta có tiền nhưng nếu không ai bán các vật
liệu kể trên thì ta có cái nhà ở không? Như thế, câu: “Ta nhờ cửa
nhà của họ mới tránh cơn cơn phong vũ” quả là chính xác.
Ta có cơm ăn, áo mặc và nhà ở,
người người trong nước đều có cơm ăn, áo mặc, nhà ở thì thật là
thiên đường. Vậy câu “vui sướng ta đồng hưởng với họ” còn gì nữa mà
không chịu gật đầu?
Đến như “Hoạn nạn họ cùng chịu
với ta” ấy là giai đoạn gánh vác trách nhiệm: hoạn nạn vì không có
cơm ăn, áo mặc, nhà ở để che nắng che mưa. Người có tính rộng lượng
thì thường bao dung giúp đỡ. Ta tu mà nói không có tính bao dung giúp
đỡ nghe sao cho được? Không thể lấy con mắt mà nhìn người ta không có
cơm ăn, áo mặc rồi bỏ đi, cũng không do thấy nhà cửa của người ta
xiêu vẹo, xập xuống rồi lạnh lùng bỏ trốn để tránh trách nhiệm
đồng bào. Nếu thế gian nầy người sống không có tình đồng bào cốt
nhục tương trợ lẩn nhau thì dân tộc ta chết riết thưa người.
2. Sự vui sướng nào người tu không được
phép của giáo lý nhà Phật? Chính là sự vui chơi có tính sa đọa,
những điều bị cám dỗ bởi trần tục. Chúng ta có thể mượn câu chuyện
của Sĩ Đạt ta và nói lên ý nghĩa
chính xác qua ngòi bút của Đức Thầy:
“ Vua nghĩ rằng muốn tâm yên ổn
Chọn cung phi mỹ nữ làm trò.
Cất đền đài lộng lẫy đẹp to,
Ngày ca múa đêm bày lơi lả.
Lòng Thái Tử cũng không xiêu ngã,
Ra khỏi đền du ngoạn một khi.”
Nói tóm lại: sự vui sướng bên
tiền tài phú quí, nhà cao cửa rộng, se sua vật chất là người tu
không được phép vui cùng. “Vui sướng ta cùng hưởng với họ” không phải
nghĩa vui nầy. Nếu vấn chủ không còn gì hỏi thêm xin cho qua câu hỏi
khác.
Hỏi: Trong đồng bào là đã có ta
nhưng sao lại thêm ta ở ngoài đồng bào để phân biệt “đồng bào ta và
ta”?
Đáp: Câu Đồng Bào Ta và Ta là nói
lên từ sự chung hợp đến cách biệt và dính liền như mắc xích. Tôi
muốn nói lên sự cách biệt mà dính liền: “ Đồng bào ta và ta” là nói qua ý nghĩa
của sự giải thích, Nếu tôi đọc được câu “đồng bào ta và ta” thì
đồng đạo khác cũng đọc như tôi đọc Đồng bào ta và ta, cả một dân
tộc, quốc gia cũng nói đồng bào ta và ta, nghe qua như cả một dân tộc
quốc gia đều phân biệt đồng bào ta và ta thì cái “Ta” riêng của mỗi
người, có tới gần trăm triệu đã dính liền lại trong cái tình đồng
bào, đồng chủng, là một sự thật không thể tách rời nên Đức Thầy
dạy không thể rời nhau chẳng thể chia nhau. Dầu mỗi cái ta có cuộc
sống riêng xa mà vẫn không làm mất đi ý nghĩa đồng bào. Như cha mẹ
ranh nhiều con, lớn lên mỗi đứa được dựng gả vợ chồng, ở nhà riêng
nhưng mỗi đứa đều là con, là khúc ruột của cha mẹ, cùng trong khúc
ruột ấy chúng phải có bổn phận bảo vệ
giúp đỡ lẩn nhau vì chúng đều là con của cha mẹ. Như ví dụ
trên, nếu quý vị không còn gì thắc mắc thì xin cho qua câu hỏi khác.
9/12/2015
(còn tiếp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét