Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

NHÓM HỌC GIÁO LÝ PGHH nghi vấn

Hôm khai giảng khóa Nhóm Học Giáo Lý PGHH 29/9/2015, sau giờ giảng đến lược thắc mắc của đồng đạo học viên, có vị đặt câu hỏi một lược nhiều mệnh đề:
Đức Thầy khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo ngày 18 tháng 5 âl 1939, liên tục viết 5 quyển giảng dạy tu, từ tháng 5 đến tháng 9 của năm lập đạo Ngài cho ra đời bốn tác phẩm, đến năm 1941 Ngài viết cuốn Khuyến Thiện tức quyển thứ 5, còn quyển sáu có tựa đề “ Cách Tu Hiền và Sự Ăn Ở Của Một Người Bổn Đạo” thì cho đến năm 1945 tín đồ mới được đọc học. Ai cũng biết, đối với tôn giáo thì dạy cách tu hiền là điều quan trọng hơn hết đáng lẽ phải được đặt lên hàng đầu. Chuyện quan trọng mà để tới 6 năm sau mới dạy cách tu cho tín đồ như vậy có phải quá muộn màng rồi không?
Qua đó, tín đồ nào tu từ năm Đức Thầy khai sáng cho đến tháng 5/ 1945 mới dạy cách tu hiền. Thế nầy, trong Năm năm trường xa cách là không có tôn chỉ, nếu tu, họ tu bằng cách nào?
Mọi chuyện cho đến tháng 5/ 1945 mới có dạy “Cách Tu Hiền…” xin cho biết nguyên nhân gì sao?
Câu hỏi dài lê thê, bởi không ứng dụng qua giấy viết mà bằng cầm Ống nói trên diễn đàn. Hỏi như trau đổi, thắc mắc liên tục. Tôi rút ngắn lại những vế hỏi như sau:
1. Khai sáng đạo năm 1939 sao đợi đến năm 1945 mới dạy “Cách Tu Hiền… Tôn Chỉ Hành Đạo?”
Đáp: Với tín ngưỡng PGHH, ta thường nghe chuyện “Cổ Phật Lâm Phàm” rất lạ tai thì niềm tin đối với nhơn sanh từ buổi đầu không phải là dễ kiếm. Nếu Đức Thầy từ một người bình thường mà tu đến chứng Lục Thông, phóng hào quang như Sĩ Đạt ta thành Phật Thích Ca thì trước những người sống chung quanh ai cũng thấy, tin tưởng là điều bất khả xâm phạm. Đức Thầy trong hiện kiếp không phải từ tu mà đắc, Ngài là cổ Phật lâm phàm như ta đọc thấy trong Sám Giảng Giáo Lý của Ngài:
“ Cảnh thiên trước thơm tho nồng nặc,
Chẳng ở yên còn xuống hồng trần”
Hoặc:
“Muôn ngày vô sự, lóng sạch phàm tâm, sao chẳng ngồi nơi ngôi vị hưởng quả bồ đề trường thọ mà còn len lỏi xuống chốn hồng trần đặng chịu cảnh chê khen”. Cái gọi là Phật sẵn, chúng sanh không biết, không thấy. Chỉ nghe nói chứ không có sự hiện hữu như Đức Phật Thích ca, từ một người đi tu sáu năm khổ hạnh trên dãy tuyết sơn, vất vả như muốn chết đi bao phen rồi sống lại chứng vô thượng bồ đề. Đức Thầy xưng là Phật Xuống thế, viết Sám Giảng Thi Bài nhưng cũng bị sự thử thách. Thuở ấy, quân Pháp đang cai trị nước ta, chưa đầy một năm dạy đạo, Đức Thầy bị quân chinh phạt câu lưu chặc chẽ, thậm chí còn bắt Ngài uống A Xíc. Qua bao thử thách đầy gian nan của người ngoại chủng mà Đức Thầy không bị hề hớn gì trái lại Ngài còn thổ lộ sự vui tươi lên bá tánh:
“càng đi càng biết nhiều nơi,
Càng đem chơn lý tuyệt vời phổ thông.”
Hoặc:
“Thương quá sức bắt cuồng tâm não,
Quyết cứu đời dùng đạo phổ thông”
Ngày 10/3/1945 Nhựt đảo chính Pháp đúng là lúc niềm tin của bá tánh về Đức Thầy, duyên PGHH đã chín mùi để Ngài cho ra đời quyển sáu “Cách Tu Hiền vá Sự Ăn Ở Của Một Người Bổn Đạo”. Nói rốt lại Đức Thầy không viết quyển sáu trước hơn các quyển để dạy cách tu hiền, vì Ngài không hiện hữu tu đắc Phật Quả tại thế như Đức Thích ca, Niềm tin của bá tánh đối với Ngài có thể yếu và cạn cợt, xét đó chưa đủ để dạy cách tu tôn chỉ bằng cúng nguyện, giữ giới,…phải chờ qua các thử thách, trăm ngàn gian khổ, chết sống mà vẫn giữ nguyên thân xác, cũng không hao hục trí mầu, niềm tin của bá tánh về Ngài và PGHH trở nên mạnh mẽ, quyết thắng, hợp với thiên cơ về vai trò của Nhựt, Pháp (Cọp Rồng) Đức Thầy cho ra đời quyển Sáu là hợp thời, đúng lúc, tức nhiên là không quá muộn.

2. Những tín đồ theo đạo từ năm 1939 không có quyển tôn chỉ hành đạo họ tu bằng cách nào?
Đáp: Tôn Chỉ Hành Đạo là sự hiện thực để chứng minh về tính lịch sử sau một quá trình hoạt động dài lâu đối với Đức Thầy, PGHH, là cụ thể niềm tin đối với nhơn sanh chớ trên thực tế 5 quyển Sám Giảng và Thi văn viết trước quyển Sáu đã hội đủ nội dung giáo lý cao siêu ví dụ như quyển nhứt với tựa đề “ Sám Giảng khuyên người đời tu niệm”. Trước tiên Ngài giới thiệu Ngài dùng thần thông đi dạo lục châu với nhiều hóa thân để thử dạ bá tánh:
“- Giả bận áo màu ai cũng dòm xem
- Giả người tàn tật đón xe
- Giả chị bán chè dạo khắp các nơi
- Giả gái không chồng đi bán cau tươi
- Biến mất lên bờ liền giả cùi đui
- Giả người bán cá bằng nay
- Giả người bán mắm quá khờ quá quê
- Ông Lãnh dựa kề giả bán trầu cau
- Điên giả người què gia định thẳng xông
- Tới đây giả kẻ quá khờ
   Vợ điên chồng lại đứng hờ một bên…
   Vợ thì ca hát liên miên
   Chồng chẳng có tiền lại quán xin cơm…”
Cũng trong quyển nhứt Ngài viết đánh thức cho mọi người bằng tiên tri tai nàn bởi trận đệ nhị thế chiến sắp diễn ra như những câu đầy ấn tượng sau đây:
“Mèo kêu bá tánh lao xao,
Đến chừng Rồng rắn máu đào chỉnh ghê.
Con ngựa lại đá con dê,
Khắp trong thiên hạ nhiều bề gian lao.
Khỉ kia cũng bị xáo xào
Canh khuya gà gáy máu đào mới ngưng.”
Ôn lại chuyện qua người ta thấy sự tiên tri của Đức Thầy hoàn toàn ứng hợp từ câu đầu “Mèo kêu” đến câu cuối “Canh khuya gà gái máu đào mới ngưng” trục Phát xít tan rả, đúng vanh vách.
Từ đó thúc dục sự tu hành là điều không nên chậm trễ:
“Ai mà biết đặng ngày mai,
Ngày nay yên tịnh ngày mai thảm sầu.
Từ rày gặp cảnh buồn rầu
Cho người tàn bạo cứng đầu khinh khi.
Dương trần nay đáng sầu bi
Nên Điên mới nói chuyện ni tỏ tường.
Đêm ngày tưởng Phật cho thường,
Phải rán lo lường kim chỉ từ đây…
Nay điên chỉ rõ đường tu
ấy là đủ việc tài bù cho dân”.
Quyển nhì, Kệ Dân của người khùng, Ngài khuyên tu Phật đạo nhưng phải nêu cao tinh thần vô vi, đánh đổ những mê tín dị đoan, những âm thinh sắc tướng, những sự dối tu lòe đời trong cửa Phật.
“Theo Thần Tú tạo nhiều chuông mõ
Mà xưa nay có mấy ai thành.
Làm hiền lành hơn tụng hơ hà
Hãy tưởng Phật hay hơn ó ré.
Những giấy tiền vàng bạc cũng thôi
Chớ có đốt tốn tiền vô lý.
Tu vô vi chớ cúng chè xôi
Phật chẳng muốn chúng sanh lo lót”.
Sám Giảng Quyển Ba: Đức Thầy chủ yếu là dạy tu Nhân Đạo:
“Tu cầu cha mẹ thảnh thơi
Quốc vương thủy-thổ chiều mơi phản hồi.
Tu đền nợ thế cho rồi
Thì sau mới được đứng ngồi tòa sen.
Nghiêm đường chịu lịnh cho an
Loạn luân cang kỷ hổ mang tiếng đời
Nghe lời cha mẹ cân phân
Tam tùng vẹn giữ lập thân buổi nầy.
Văn minh sửa mặt sửa mày
Áo quần láng mướt ngày rày ăn chơi
Dọn xem hình vóc lả lơi
Ra đường ăn nói những lời nguyệt hoa”
Quyển Tư, Giác Mê Tâm Kệ, dạy tu Phật, ứng dụng Thiền Tông, tự độ:
“Coi rồi phải thân mình tự trị
Chẳng độ xong Phật khó dắt dìu.
Tu với tỉnh biết làm chẳng khó
Nếu lặng tâm tỏ ngộ đạo mầu.
Mục chánh định thiệt là rất khó
Giữ tấm lòng bất động như như
Cho hồn linh yên lặng an cư
Thì mới được hoàn nguyên phản bổn”
Sáu đường ấy ở trong tâm ý
Ta mau mau dứt nó cho rồi.
Nếu tỉnh tâm nào có mấy hồi,
Mượn trí huệ đuổi ra khỏi xác.
Dứt được nó ấy là giải thoát,
Thì xác trần mới khỏi đọa đày”.
Quyển Năm, Khuyến Thiện, ứng dụng Tịnh Độ Tông, Niệm Phật cầu tha lực của Đức Phật A Di Đà:
“Lòng thương chúng thuyết phương Tịnh Độ,
Đặng dắt dìu tất cả chúng sanh.
Nếu như ai cố chí làm lành,
Chuyên Niệm Phật cầu sanh Phật Quốc.
Cả vũ trụ khắp cùng vạn vật
Dù tiên Phàm ma quỷ súc sanh,
Cứ nhứt tâm tín, nguyện, phụng hành,
Được cứu cánh về nơi an dưỡng.
Chỉ một kiếp tây phương hồi hưởng,
Thoát mê đồ dứt cuộc luân hồi”.
Nếu người muốn tu và duyên tu đã có thì các quyển Sám giảng và Thi n Giáo lý như đã trích trên đủ để cho ai nấy tu hành.
3. Nguyên Nhân Nào Đức Thầy viết quyển sáu?
Đức Thầy viết quyển Sáu liền sau khi Nhựt đảo chánh Pháp tại Việt Nam 10/3/1945, trong khoản thời gian 5 năm Ngài bị nhà đương cuộc Pháp câu lưu khiến những tín đồ trung thành với Thầy Tổ hết sức nhẫn nhịn sự áp bức bất công, lòng oán hận dâng cao đối với những kẻ xâm lăng và những tên Việt Gian phải bị trả quả, nên trong lời nói đầu của quyển Sáu có đoạn “ Nhưng gần đây có vài kẻ hiểu lầm, hành động một vài điều không hợp với tinh thần đạo đức, trái chủ nghĩa từ bi bác ái và sự cao thượng của giáo Pháp nhà Phật. Thế nên điều ấy làm cho quyển sách nhỏ nầy ra đời”.
Cũng với tinh thần từ bi bác ái đó, Đức Thầy viết Huấn lệnh rất là nghiêm khắc với những ai hành động trả thù:
“HỠI ĐỒNG BÀO NAM VIỆT
Nước nhà đã tuyên bố độc lập. kẻ thù giết cha Ông của chúng ta hầu hết đã bị giam cầm. Giờ đây bổn phận của người Việt Nam cần phải làm thế nào cho sự độc lập hoàn toàn của nước nhà chóng thực hiện.
Vậy tôi xin khuyên tất cả đồng bào muốn tỏ ra xứng đáng với một người dân một nước tự do thì chúng ta hãy nên đoàn kết chặt chẽ cùng nhau, hãy quên hết những mối thù hềm ganh ghét, đừng bày ra cái họa nồi da xáo thịt khiến cho ngoại nhơn khinh bỉ một dân tộc như dân tộc Việt Nam ta đã có nhiều tấm gương nhân hậu và những trang lịch sử vẻ vang, còn bọn sâu dân mọt nước để sau nầy tòa án quốc gia định đoạt, hiện giờ hãy rán tuân theo  kỷ luật của nhà binh.
Lo trả thù riêng, đốt phá nhà cửa, hoặc trộm cướp sát nhân, làm rối trật tự, có hại cho sự kiến thiết quốc gia. Kẻ yêu nước chẳng nên làm…
Bình tỉnh hiệp tác chặt chẽ với nhà đương cuộc, giữ an ninh cho dân chúng, có lợi cho sự kiến thiết quốc gia. Kể yêu nước nên làm”.
Qua cách trình bài của tôi quý vị còn thắc mắc điều nào nữa không? Nếu không, cũng vừa lúc giờ học đã hết. Xin cám ơn sự quan tâm của quý vị đã đưa ra những câu hỏi nóng bỏng xác thực với đề tài.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
03/10/2015.












Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét