DANH GIÁ CỦA ĐẠO PHẬT
(Bài đọc thêm cho nhóm học giáo lý PGHH)
Tại lớp học nhóm học giáo lý Phật Giáo
Hòa Hảo, sau phần chú giảng, học viên có hai câu hỏi. Nay tôi viết lại sự kiện
của hôm đó.
1, Đức Thầy khai sáng đạo PGHH, nhưng
khi đề cập đến “giữ tròn danh giá”, tại sao Ngài không nói: Giữ tròn danh giá
của đạo PGHH mà chỉ là danh giá của đạo Phật thôi?
Đạo Phật, cho dù Nam Tông hay Bắc Tông cũng đi từ
gốc tích của Đức Phật Thích Ca, huống chi Đức Thầy là đệ tử Phật Thích cho dù
có làm chủ một tôn giáo thì cái gốc đệ tử trong Đức Thầy vẫn còn chứa đựng nội
dung người đệ tử như Ngài trả lời trước báo chí “Đối với toàn thể tín đồ Phật
Giáo : Tôi vẫn không quên rằng tôi là một đệ tử trung thành của Đức Phật Thích
ca”. Thêm nữa, Khai sáng Đạo PGHH nhưng trong chương trình dạy đạo Ngài mạnh
dạn tuyên bố:
“Đạo vô vi cử Phật ân cần,
Nối theo chí Thích Ca ngày trước”.
Và câu:
“Ta thừa vưng sắc lệnh thế tôn,
Khắp hạ giái truyền khai đạo pháp”
Hòa Hảo trong PHật Giáo Hòa Hảo chỉ là
tên địa danh làng Hòa Hảo, nếu rời tên làng còn lại là Phật Giáo thôi. Khi Đức
Thầy viết dạy “Giữ tròn danh giá của đạo Phật” là nói chung các tông phái Phật Giáo , Nam
Tông Bắc Tông. Nếu đem đạo Phật áp dụng ở góc độ Thầy Trò và phân biệt đạo Phật
với PGHH để vị trí nào nặng tình theo vị trí đó thì Đức Thầy giữ tròn danh giá
của đạo Phật còn chúng ta nói riêng giữ tròn danh giá của đạo PGHH cũng được.
Có một điều tôi tưởng chúng ta phải nằm
lòng: Đức Thầy là Phật lâm phàm nhưng khi dạy đạo Ngài luôn luôn đóng vai Thầy dạy
đạo chứ không có một mải mai là Đức Phật để chúng sanh cầu Ngài dùng phép cứu
độ. Do đó từ việc niệm danh hiệu cho đến cúng nguyện Phật hằng ngày ta thấy Đức
Thầy không sắp Ngài vào vị trí Phật để được sự cầu cạnh, lễ bái của chúng sinh,
bổn đạo. Ngày dạy ta niệm thập phương Phật, Phật Tổ, Phật Thầy mà không có câu
chữ Đức Thầy. Như thế, vai cứu độ chúng sanh của Đức Thầy là dạy đạo cho chúng
sanh tu để họ tự cứu. Trong khi đó vai trò của các Phật, Phật tổ Phật Thầy là
nguyện ngay “từ bi xá tội đệ tử tiêu tai tịnh sự trí huệ thông minh giai đắc
đạo quả”. Nói tóm lại, là một vị Phật nhưng thị hiện dưới cõi trần gian không
còn vai Phật nữa mà là vai Thầy. Vì lẽ đó, xưa nay qua dạy chữ, dạy nghề, hay dạy đạo người ta chỉ gọi tôn là Thầy, nhưng nay, ở tín đồ PGHH gọi tôn người dạy đạo PGHH là Bậc Thầy có thêm chữ Đức, Đức Thầy.
Đức Thầy học đạo từ trực tiếp với Đức
Phật Thích Ca và để chứng tỏ khả năng học đạo của phận trò, Ngài khuyên mọi
người trong đạo Phật hãy gìn giữ danh giá của đạo Phật là hoàn toàn đúng. Còn
nếu nói giữ tròn danh giá của đạo PGHH là riêng phần tín đồ PGHH, là đồng đạo
chúng ta. Đức Thầy có trách nhiệm với Đức Phật Tổ về sự tồn tại và huy nghi của
đạo Phật, chúng ta là học trò, học đạo với Đức Thầy cũng phải có trách nhiệm
giữ tròn danh giá cho đạo PGHH.
Dạ thưa, như Ông giảng viên vừa nói:
Đức Thầy học đạo từ trực tiếp với Đức Phật Thích ca. Xin có gì để chứng minh
điều nầy là đúng?
Muốn nói từ “trực tiếp” phải không?
Dạ phải ạ. Đức Thầy là người nước Việt,
khai sáng đạo PGHH năm 1939 trong khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tu đắc đạo và
dạy đạo ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ sáu trước kỷ nguyên Cơ Đốc Giáo, khoảng cách hai
ngàn năm trăm năm mà lại hai nước hai dân tộc tất nhiên là không có tiếng nói
chung thì sao gọi là học đạo trực tiếp được?
Câu nghi vấn rất hay! Đức Thầy xưng là
“đệ tử trung thành” của Phật Thích Ca. Quý vị biết danh từ “đệ Tử” không giống
như tên gọi tín đồ.
Là thế nào ạ?
Tín đồ thì từ hiện tại đến tương lai
bao xa cũng áp dụng được nhưng nói qua đệ tử, mà còn là đệ tử trung thành là
phát lệnh trực tiếp giữa Thầy trò trong cùng một thời gian, không gian. Điều nầy, Trong
Giác Mê Tâm Kệ quyển tư Đức Thầy có đoạn:
“Đền Linh Khứu Sơn Trung chiệu mạng.
Nền đạo đức ta bày quá cạn,
Mà dương gian còn gạn danh từ.
Làm cho ta lỡ khóc lỡ cười,
Khóc là khóc thương người ngu muội.”
Linh Thứu hay (Khứu) gọi đủ là Linh
Thứu Sơn, núi Linh Thứu, nơi Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni thuyết Diệu Pháp Liên
Hòa Kinh, quyển kinh cao nhất hoàn thành Phật vị ở tiến trình tu để qua giai
đoạn Niết Bàn Kinh nữa là Phật nhập diệt. Linh Thứu còn có một dấu ấn lịch sử,
nơi Đức Phật Thích ca trao Chánh Pháp Nhãn Tàng Niết Bàn Diệu Tâm” cho Ông Ma
Ha ca Diếp và phong hiệu tổ cho Ông ấy. Còn nói về khoảng cách của thời gian
không gian Ấn Độ - Việt Nam
thế kỷ thứ sáu trước Tây lịch. Đức Thầy có nói rõ trong bài “ Thay lời tựa” ta
thường gọi là bài Sứ Mạng của Đức Thầy, như sau:
“Tùy cơ pháp chuyển kiếp luân hồi ở nơi
hải ngoại để thu thập những điều đạo học kinh nghiệm huyền thâm, lòng mê si đã
diệt, sự dị kỷ đã tan mà kể lại nguồn gốc phát sinh, trải bao đời giúp nước vùa
dân cũng đều mãi sinh cư nơi đất Việt… cảnh an nhàn của người liễu đạo, muôn
ngày vô sự, lóng sạch phàm tâm, sao chẳng ngồi nơi ngôi vị hưởng quả bồ đề
trường thọ mà còn len lỏi xuống chốn hồng trần đặng chịu cảnh chê khen”. Vì
Ngài chuyển kiếp luân hồi ở nơi hải ngoại để học đạo trực tiếp với Đức Phật
Thích ca rồi thì ai “quốc độ nào trở về quốc độ ấy mà trợ tế nhân dân”. Ngài
trở về Việt Nam
bởi “Những tiền kiếp dầu sống cũng là dân quan nước Việt, dầu thác cũng quỉ
thần đất Việt chớ bao lìa”.
Ý nghĩa về người đệ tử trung thành học
đạo trực tiếp với Đức Phật Thích ca ở Linh Thứu Sơn Ấn Độ đã quá rõ, xin hỏi vị
vấn chủ còn hoài nghi gì nữa không ạ?
Dạ tôi hiểu rồi, xin cám ơn.
2, Theo như lời dạy của Đức Thầy “Gần
đây có vài kẻ hiểu lầm hành động một vài điều không hợp với tinh thần đạo đức,
trái chủ nghĩa từ bi bác ái… có thể cho biết, vài kẻ hiểu lầm dẫn đến hành động
không đạo đức trái chủ nghĩa từ bi bác ái là ai không?
Pháp cai trị nước dân ta với chánh sách
bắt dân đày, một mình Pháp cai trị đè đầu nhân dân chịu không nổi còn thêm bọn
Việt gian, những người Việt Nam
phụ phàn tông tổ làm tay sai cho giặc Pháp giết hại dân lành vô tội. Thù cao tợ
núi, sau cuộc đảo chính Pháp của Nhựt, dân mình nhờ đó mà đứng lên trả thù
nhiều không kể xiết. Trong tín đồ PGHH có vài kẻ hiểu lầm, tưởng trừ bạo diệt
gian là không có tội nên đã ra tay hành động trái chủ nghĩa từ bi bác ái của
nhà Phật. Từ “vài kẻ” không chỉ nói hai ba người mà nó còn là tượng trưng cho
số ít. Từ lúc Đức Thầy viết bài “Lời nói đầu” cho quyển sáu tới nay chưa nghe
nói có người tìm kẻ hiểu lầm đó là ai, vậy câu hỏi nầy tôi xin thua.
Thưa quý vị! qua cách phê bình của Đức
Thầy “vài kẻ hiểu lầm” dẫn đến hành động không có lợi cho “danh giá của đạo
Phật” là để ngăn trừ tức khắc các điều xấu ác không cho xảy ra trong tín đồ
PGHH nữa “Vậy từ nay trở đi tôi ước mong rằng với vài điều sơ lược kể ra sau
đây toàn thể thiện nam tín nữ trong đạo sẽ dùng trí tuệ mình, suy gẩm gìn giữ
ăn ở theo qui tắc đã định”. Có được lời dạy như thế thì tín đồ cứ theo cái qui
tắc đó mà làm. Giả sử Đức Thầy cho biết người tín đồ nào đó có hành động trả
thù, vạch mặt quá có thể là không hay!
Quý vị còn nghi vấn nào thêm không? Có
không?
Nếu quý vị không còn nghi vấn nào nữa
thì đến phần tôi. Xin cám ơn và chúc mừng Nhóm Học Giáo Lý PGHH của chúng ta
buổi đầu đã có sự thành công tốt đẹp. Cám ơn vì quý vị đem đến cho tôi cái công
tác Phật Sự mà tôi thích còn chúc mừng vì quý vị trong lớp đã thể hiện khá đầy
đủ tính học viên qui tắc, năng nổ với những nghi vấn hay, chứng tỏ quý vị theo
dõi đề học khít khau.
Một lần nữa xin chúc mừng.
07/10/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét