PHẬT PHÁP THIỀN NA
Lâu lâu mới nghe một lần quý huynh đệ bàn tán về Tu
Thiền, phần nhiều của bàn luận là phụ phàn sự có mặt của Thiền Tông, có người
biết yếu chỉ của thiền tông trong PGHH thì lại không qua thực hành mà chỉ là lý
thuyết. Thuở ấy tôi thấy chưa cần nên đã bỏ trôi công việc, nay hùng hập với
quý vị nói một lần xem sao.
Hôm nay tôi đem bàn bạc với quý vị về Thiền Học,
pháp môn Thiền trong giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo, để quý đồng đạo nào xem Thiền
Tông như ngoại diện, không ơn ích, hy vọng sẽ chửng chạc lại khi biết rằng Tu
Thiền là thắp sáng lại Phật tính của mình. Phật Thích Ca ngồi thiền dưới cội Bồ
Đề mà đắc đạo. Tôi xin trích đọc những câu Đức Thầy dạy về Tu Thiền như sau:
“Thiền Định đặt làm thể” (trích trong quyển sáu)
“Hành đạo Thiền cấp cấp sớm khuya” (trích Nan g Thơ Cẩm Tú).
Đặc biệt hơn Ngài dạy tu Thiền Định cho một nữ đồ
đệ tên Võ thị Hợi:
“Hãy
rán tu tâm dưỡng tánh lành,
Đừng
cho ma nghiệp vọng tâm sanh.
Quay
về cội phúc đường chân đạo,
Phật Pháp Thiền Na dốc thực hành”.
Chúng ta xin ghé một chút ở bài Đức Thầy dạy cách
Tu Thiền cho Cô Võ Thị Hợi nhá! Những vì thuộc về nghiệp ác quấy rầy ta đọc
thấy rất nhiều rất nhiều câu Đức Thầy khuyên Niệm Phật để đánh đuổi:
“Niệm cho tà quỷ vậy thì dang ra.
Niệm chữ Di Đà tan chướng nghiệp.
Niệm chữ A Di dẹp lòng sầu.
Lòng sáu chữ niệm không có ngớt,
Thì nạn tai cũng thoát như không.
Chữ lục tự trì tâm bất diễn,
Thì lầm nguy có kẻ cứu mình.
Nhưng đây thì khác, đụng đến cái thứ tà tư vọng
tưởng thì chừng như “Thánh Y” ví Đức Thầy phải đổi thuốc mới trị được bệnh do
“ma nghiệp vọng tâm sanh”. Ngài kêu cô Năm:
Chớ
nhiễm trần hoàn đượm phấn son,
Chiêm
bao cuộc thế chẳng thường còn.
Chi
bằng nhớ lại câu hồng thệ,
Tỉnh ngộ nghe Thầy dạy hỡi con!
Thầy
thấy con nay đắm cõi trần,
Đường
tu lơ lảng chẳng ân cần.
Thương
thay công quả tu từ trước,
Lại muốn bỏ đành gốc thiện nhân”
Bệnh tà tư vọng tưởng đến vậy thì phải “Phật Pháp
Thiền Na dốc thực hành” mà trị ngay cái gốc Tâm cho lấy lại tự chủ.
Người tu Thiền Định đúng cách sẽ chứng quả giải thoát tại thế như Đức Phật Thích ca, từ Sĩ Đạt ta tu hành thành chánh quả và trụ thế bốn mươi chín năm thuyết pháp độ chúng. Dưới chân Ngài truyền thừa đến 33 đời tổ sư đều chứng vào thiền định thâm sâu. Đức Huỳnh Giáo Chủ cho biết sự thành công của pháp môn thiền diệu dụng như sau:
Người tu Thiền Định đúng cách sẽ chứng quả giải thoát tại thế như Đức Phật Thích ca, từ Sĩ Đạt ta tu hành thành chánh quả và trụ thế bốn mươi chín năm thuyết pháp độ chúng. Dưới chân Ngài truyền thừa đến 33 đời tổ sư đều chứng vào thiền định thâm sâu. Đức Huỳnh Giáo Chủ cho biết sự thành công của pháp môn thiền diệu dụng như sau:
“ Họ không chịu hiểu rằng ngoài khiếp phù du của
trần thế, có cái gì không di không dịch, vĩnh viễn trường tồn; nếu lấy sự thiền
định mà phá tan màn vô minh che phủ, thì thấy rằng ở cảnh ấy con người sẽ hết
buồn hết khổ, hết quả báo luân hồi”. Ngay đây thôi! Chỉ bằng “phá tan màn vô
minh che phủ sẽ hết quả báo luân hồi mà không cần vãng sanh Cực Lạc mới có.
Thiền, gọi đủ là Thiền Na (Dhyana). Sáu pháp tu của
Bồ Tát có tên là “Lục Độ Ba La Mật” cũng gọi là sáu chiếc thuyền để Bồ Tát “đáo
bỉ ngạn” (qua bờ bên kia) một trong số sáu chiếc thuyền có tên là “Thiền Na Ba
La mật”, theo thứ tự đứng vào vị trí thứ 5, để khi Thiền Na ba La Mật làm xong
thì Bát Nhả Ba La Mật xuất hiện hoàn tất công
hạnh Bồ Tát Đạo.
Bước đầu của người học thiền là Tĩnh Lự, tư duy.
Tĩnh là an tĩnh, Lự là tư lự, suy xét. Tĩnh lự là làm an lặng, an trụ, tiêu trừ
những vọng tưởng tán loạn. Tư Duy là nghĩ nhớ, suy xét đề tài hay vấn đề cho ra
lẽ phải, đúng đắn, suy nghĩ về pháp môn tu hay suy nghĩ về câu kinh kệ, Phật
Pháp, đều là những suy nghĩ thánh thiện. Để làm rõ nghĩa, tôi xin trích dẫn lời
của Đức Thầy luận về Bát Chánh Đạo, mục Chánh Tư Duy, để cẩn thận trong khi
hành đạo, phải tư duy chơn chánh, đừng để lạc vào nẽo tà. Ngài giải thích cặn
kẻ:
“Chánh Tư Duy:-Tư tưởng chơn chánh. Sanh ở trong
trần, con người thường hay bị các thị dục cám dỗ: lợi danh, quyền tước, nghĩa
vợ, tình chồng…,cái tư tưởng đã rù quến tâm trí mãi mãi quay cuồng vào những sự
ấy, không thể nào thoát ra được. Ấy là Phần tà.
Phần chánh dạy rằng; Tâm cần phải bình, tánh cần
phải tịnh, giữ tư tưởng cho thanh cao, trí rán tìm cái chân lý, chân lý ấy là
cái đạo của mình đối với nhân loại, của mình đối với Trời Phật, của mình đối
với mình. Vì thế, hãy đặt tư tưởng mình vào công cuộc tìm phương cứu giúp sanh
linh trong vòng trầm luân oan nghiệt. Hãy tin tưởng Phật Trời và cầu nguyện đấng
thiên liêng ban bố phước lành cho nhân chủng. Hãy tìm con đường giải thoát cho
mình bằng cách lạc đạo an bần, xả thân tu tỉnh”.
Bước thứ hai cũng là bước sau cùng, thành công qua
pháp môn Thiền Định. Xin trích dẫn lời Đức Thầy dạy:
“
Mục chánh định thiệt là rất khó,
Giữ
tấm lòng bất động như như.
Cho
hồn linh yên lặng an cư,
Thò mới được hoàn nguyên phản bổn”.
Không cần tĩnh lự tư duy để an trụ cái tâm, suy
nghĩ điều chánh, đến lúc “giữ tấm lòng bất động như như” là siêu việt hết các
suy nghĩ tính lường. Tĩnh lự cho an lặng, an trụ cái tâm cũng là vọng động, vì
nó còn là pháp đổi đãi, đối phó, đối kháng. Bất động như như là không còn gì
nữa những phương pháp, giải pháp, biện pháp mà bổn lai tâm sáng làu làu. Hườn
nguyên phản bổn là trở về nguồn xưa. Nói là nói gượng thôi chứ bổn lai tâm là
như như bất động có bỏ đi lạc đâu mà nói là trở về nguồn xưa. Do vì ta còn là
chúng sanh, vọng tâm sanh ra vô minh nên “tính bổn lai” bị che khuất, do tu
hành đoạn được phiền não vô minh, mây hết che thì mặt Trời phản sáng.
Luận giải là vậy, nhưng đi từ thực hành để mang đến
kết quả, Đức Thầy căn nhắc cho mà thủ “Mục chánh định thiệt là rất khó”. Thử
dẫn lại những hành trạng thiền đạo tu tập thuở xưa, các đại tổ sư dạy thiền
tông không phải ở ngôn ngữ mà ở phong cách, phong cách thường thường tạo sự cọ
sát cho phực cháy vô minh vọng tưởng. Tại sao dạy đạo mà lại xem nhẹ ngôn ngữ
truyền thừa? Thiền Tông nêu cao 4 điểm từ thời sơ tổ Đạt ma sang Trung quốc:
“Giáo
ngoại biệt truyền,
Bất
lập văn tự
Trực
chỉ chân tâm
Kiến tánh thành phật”.
Bất lập văn tự để các môn sinh không bị lôi cuống
bởi văn tự hay ho làm lu mờ ngôi sao sáng trực chỉ chân tâm kiến tánh thành
Phật. Thật không có ý nghĩa gì ở giải đáp: “Một chiếc lông rùa nặng chín cân,”
hay “ Lúc ở Thanh Châu ta có may chiếc áo nặng bảy cân” cho câu hỏi “con chó có
Phật tính không? Cái kiểu hỏi đông đáp tây, các đại tổ sư thiền tông cho rằng
chặt đứt môi miệng dẫn đến chặt đứt các suy nghĩ về con chó. Cho dù có muốn
không chặt đứt mà suy nghĩ cũng chẳng ra được như bài nói sau đây:
“ Chiều hôm gà báo sáng, nửa đêm mặt Trời lên”.
Nhưng câu sau đây mới thiệt là bức tử:
“Tay không, cầm
cán mai, đi bộ, lưng trâu ngồi,
Người đi qua trên cầu, câu trôi nước chẳng trôi”.
Còn họng miệng nào mà bàn chứ? đã nói tay không mà
tay cầm cán Mai, đã nói đi bộ mà ngồi trên lưng Trâu và ăn iếc hơn hết là “cầu
trôi nước chẳng trôi”. Cái cách nói ngược ngạo của Phó Đại Sĩ cho người ta
Không còn văn tự để níu mới dễ dàng trực chỉ chân tâm kiến tánh thành Phật. Đức
Thầy dạy, như ai muốn Tu Thiền cũng phải theo hướng bất lập văn tự của Tổ Sư Bồ
Đề Đạt Ma để đi tới đỉnh điểm “giữ tấm lòng bất động như như” phải thật sự cái
tâm bất động như như chứ không phải bàn về cái tâm bất động như như.
Sự thạnh hành Thiền Đạo của chư đại tổ sư sớm qua,
sau nầy người học thiền nặng về văn tự, ít có vị tu chứng, nên người ta gọi là
“khẩu đầu thiền” hành giả không đặt nặng sự tu mà là thiền miệng pha trộn với
giáo tông. Lý thuyết nghe sướng tai chứ không tu thiền căn bản,Trực chỉ chân
tâm kiến tánh thành Phật. Đức Thầy đưa ra lời cảnh báo:
“Nhiều
người kinh sử lảu thông,
Mà không sửa tánh bởi lòng còn mê”
Và đặt lại vị thế Thiền Đạo tu tập, mục Chánh Mạng
một trong Bát Chánh Đạo, Ngài khuyên người tu thiền, trước là “ Bỏ hết các đài
các xa hoa, thân mình tự chủ để tìm chỗ bất diệt bất sanh”, rồi thì mới tự do
mà “thiền định đặt làm thể, trí tuệ đặt làm mạng, linh hồn nhập liên hoa, siêu
sanh vào cõi niết bàn”.
Hãy bỏ hết đài cát sa hoa, giống như Đức Thầy kêu
cô Võ thị Hợi “chớ nhiễm trần hoàn đượm phấn son” vậy, từ đó thân mình mới tự chủ mà tìm nẽo bất diệt
bất sanh bằng cách thiền định đặt làm thể.
Ô hay!
11/10/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét