QUANH VẤN ĐỀ XUẤT GIA VÀ TẠI GIA
BÀI ĐỌC THÊM CỦA NHÓM HỌC
GIÁO LÝ PGHH-_
BUỐI HỌC 2
Đề tài xuất gia và tại gia của Đức Thầy chúng tôi
đem giảng giải ở nhóm học giáo lý đã tạo lên một làn sóng nghi vấn, đến một
chút cũng nghi. Có người hỏi:
- Đức Thầy khẳng định trong PGHH chỉ có một hạng tại
gia cư sĩ. Thế là không có hạng xuất gia, cũng không luôn cả cái danh từ tu sĩ.
Nhưng hiện nay, những người tu hạnh độc thân trong PGHH xưng hô tu sĩ, đồng
thời cũng có khá nhiều vị tu nơi am cốc, núi non thì sao?
Đức Thầy khẳng định, thuộc giấy trắng mực đen, bút
tích đành rành không ai có thể chối cãi được. Nhưng nếu trường hợp tu sĩ hay
xuất gia đặt vào tôi để hỏi được hay không thì tôi xin đưa ra hai hướng bàn:
1, Đức Thầy bảo “Đạo Phật từ xưa đến nay luôn luôn phân
làm hai hạng người”, cụm từ “ từ xưa đến nay luôn luôn” khiến ta phải nghĩ ngợi
“đến nay” là đến với cái hiện thời của Đức Thầy, có hai hạng tu xuất gia và tại
gia. P G H H cũng là đạo Phật, từ đến nay
ở vị trí hướng dẫn: Xưa có thì nay cũng phải có, hai hạng tu.
2, khi đặt câu hỏi như vậy là được hay không được,
đưa vào ba cửa điều tra xét hỏi, cửa thứ nhứt qua điều tra xét hỏi, ví dụ: hành
động như thế là phải hay quấy, từ đó dẫn đến tội hay phước, chánh hay tà. Nếu
kết quả cả ba là phải, phước, chánh,
không một chút bống dáng của quấy, tội,
tà, không phương hại đến cá nhân hay đoàn thể nào có gì là không được trân
trọng? Cho dù không có sự chỉ dạy, nhưng ta hành động để đạt đến chân thiện mỹ
thì cho dù tới đâu cũng không bị chê bỏ và điều ấy sẽ tránh đi chuyện rắc rối
của “Y kinh diễn nghĩa tam thế phật oan” mà sự hiện diện của Phải, Phước, Chánh cũng không thể vi
phạm vào điều cấm kỵ của “Ly kinh nhứt tự tức đồng ma thuyết”.
Giáo lý PGHH, có câu dạy ra là đem thực hành ngay,
ví dụ như:
“Coi
rồi phải thân mình tự trị,
Chẳng độ xong Phật khó dắt dìu”.
Nhưng cũng có câu dạy ra, không phải lấy hành liền
vì ý nghĩa thâm sâu chưa ngã ngũ, còn phải chờ:
“Luận
bàn chơn lý cho minh,
Tánh kia thành kiếng phỉ tình chùi lau”
“ Bàn với luận đặng coi chơn lý”.
Chờ qua luận bàn, xem chân lý ấy ngã về đâu rồi mới
hành trạng.
Qua luận bàn, tôi tin giáo lý P G H H trong tại gia
có ngầm ý xuất gia, nếu chẳng vậy sao Đức Thầy viết dạy chúng những câu thế
nầy:
“sách
có chữ thâm ân dục báo,
Phận
làm người hiếu thảo noi gương.
ấy
chẳng qua là đạo luân- thường,
chớ
Phật Thích lìa quê ngặn dặm.
nương
tuyết san rú rừng thăm thẵm,
đem
thân phàm tìm đạo siêu sanh.
Đến
ngày nay còn rạng lấy danh,
Khắp bốn biển dân lành sung bái.”
Chúng ta tu đây, có phải tu theo đạo của Phật Thích
không? Đúng là tu theo Phật Thích thì phải lìa quê ngàn dậm, hay nói nhẹ hơn là
được phép lìa quê ngàn dặm. Quý vị biết, đoạn tôi vừa trích có hai câu làm sáng
tỏ ý nghĩa xuất gia:
“ấy
chẳng qua là đạo luân thường,
Chớ Phật thích lìa quê ngàn dặm”.
Chắc quý vị đã biết vai vế của ba chữ “ấy chẳng qua”
là thế nào mà!
Đồng ý chúng ta tu đây là có tu theo đạo luân
thường, nhưng đạo luân thường là một tiểu đề nằm trong đại đề đạo Phật. Đạo
chúng ta tín ngưỡng đây chính là đạo Phật, bắt nguồn từ Phật Thích Ca có tên là
P G H H. Dựa vào đại danh Phật Giáo mà bàn “Đạo Phật từ xưa đến nay luôn luôn
phân làm hai hạng người, hạng xuất gia
và tại gia”. “ Đến nay” là đến với hiện giờ và luôn luôn có hai hạng tu như
thế. Còn nữa, trong bài “Luận Việc Tu Hành” Đức Thầy viết:
“Mình
vàng thái tử ngôi còn bỏ,
Vóc
ngọc đông cung tước phế liền.
Xem
đó hỡi người mau lập chí,
Tu
hành khá nhớ giữ cho nguyên.”
Và
câu:
“Phú
quí tạo đời thêm mệt xác,
Tham
danh phế đạo chí đâu yên.
Chi
bằng cửa Phật vui thanh tịnh,
Lánh cõi trần mê giải nghiệp duyên.”
Nói tóm lại, về toàn thể, Đức Thầy khẳng định đạo
Phật do Ngài khai sáng chỉ có hạng tu tại gia, không có xuất gia, nhưng có
nhiều câu dạy ngầm ý xuất gia như tôi vừa trích nêu. Có lẽ các huynh đệ hiểu
như tôi hiểu nên đã tự động tu xuất gia với hình thức khiêm nhượng, tức là xuất
gia thầm lặng, không có tổ chức, không có giáo hội đỡ đầu, trở về với tính
nguyên thỉ của đạo. Còn nhớ, lúc Sĩ Đạt Ta rời khỏi hoàng cung bằng cách trốn
đi vào giữa đêm khuya vắng, Đức Thầy diễn tả cảnh trạng trốn đi của vị thái tử
:
“Lòng
Thái Tử quyết theo ý muốn,
Thừa
đêm khuyên lén trốn vào rừng.
Lìa
cha già vợ đẹp con cưng,
Thân chẳng sá xông pha bờ buội”.
Để mà,
Nương
tuyết san rú rừng thâm thẩm,
Đem thân phàm tầm đạo siêu sanh”.
Đến đây vấn chủ còn gì thắc mắc, nếu không xin cho
qua câu hỏi khác.
- Cái tên gọi Dốc
Tu của hạng xuất gia, và lần lần
của hạng tại gia, qua tu hành, hạng lần lần nầy giải quyết chấm dứt luân hồi
sanh tử trong một kiếp hay qua kiếp khác?
- Có phải vấn chủ e ngại hạng tu tại gia nên đã nghĩ
ngợi hạng dốc tu chỉ một kiếp là xong
còn lần lần phải qua một hoặc nhiều
kiếp mới chấm dứt đường luân hồi?
- Dạ đúng vây.
- Dốc tu hay
lần lần, Đức Thầy tùy theo hàng xuất gia và tại gia giảng dạy đúng người
đúng việc, nhưng đâu chắc người và công việc của cái gọi là đúng người đúng
việc tương hợp hoàn toàn. Tu đạt sớm hay muộn là do hành giả siêng năng hay
lười biếng. Nếu cương quyết hành đạo, trau sửa thân tâm, lý sự viên dung là tu
có căn bản, từ căn bản đó dẫn tới thành công. Đừng quá theo lý mà bỏ sự, biết
nhiều nói nhiều thiếu hành sự về việc mình nói, mình biết, tu cho hết kiếp cũng
không đi tới đâu ngôi vị Phật, không đi tới đâu trên con đường về Tây Phương.
Tại gia cư sĩ hãy bỏ cái mặc cảm tự ti về từ ngữ lần lần để mà đi nhanh lên!
Hạng tại gia trong khối đại quần chúng, trình độ
nhận thức về học Phật chênh lệch nhau xa. Đức Thầy vì hạng thấp đặt chuẩn tu,
không kêu tu nhanh, tu rút, tu xiết hộ mè mà là tu lần lần. Đặt chuẩn thấp vậy, nhưng nếu ai có khả năng tu cao hơn,
nhanh hơn chắc chắn sẽ không bị bắt tội làm trái lời dạy. Như quý vị biết, về
ăn chay, Đức Thầy đặt chuẩn thấp nhứt, mỗi tháng bốn ngày chay là quy tắc. Bây
giờ huynh đệ mình vượt qui tắc gần chục lần, dùng chay trường luôn, có ai ngại
ngùng đâu!
Huynh đệ mình có người lên tu trên núi non am cốc,
vượt qui tắc tại gia mà tu chân chính, nghĩ cũng vậy thôi.
23/10/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét