CHẲNG NÊN SÁT HẠI VÔ CỚ
Tại gia cư sĩ phần đông
bận việc gia đình, lo ăn, mặc, ở tốn nhiều thời giờ và công sức. Biết tu là cội
phúc, không tu là cội khổ nhưng bị chi phối sự đời mà tu không được bao nhiêu.
Đời và đạo là hai đầu của đòn cân, ở giữa tạo thế bình đẳng để gánh vác mà biết
nặng hay nhẹ ở đầu nào, nếu đầu chỡ đạo mạnh nặng hơn thì đầu chỡ đời nhẹ hửng.
Nói tôi nặng lòng với đạo thì đời nhẹ bổng lên mới phải chứ, phía đầu đời cái
vì cũng để lên đòn cân, nhẹ sao nổi mà nhẹ? Đạo tới giờ tới cử công phu mà bỏ
giờ bỏ cử, ít niệm Phật, không có những tư duy sáng tạo để biết phải trái, giữ
vững lập trường tu mà tự hào nặng lòng với đạo nghe được lổ tai sao? Ít tu, tâm
đạo lui sụt, đời nặng bằng ký lô, đạo chỉ còn là trăm gram, nhẹ chỏng đòn cân.
Người tu mà không nặng
lòng lo đạo thì chuyện giữ giới có đâu là kỷ lưỡng, thân dính vào ba nghiệp
Thân Khẩu Ý, phạm mười điều ác, trong đó ác Sát Sanh được Đức Phật sắp đứng
đầu. Bởi lẽ hại mạng thì trả mạng, e lúc lâm chung nghiệp ác quấn chân khó vãng
sanh Tây Phương. Để làm trơn láng con đường sang qua Tịnh Độ, Niệm Phật là một
lẽ, đòi hỏi hành giả phải tích đức từ bi, không sát hại. Vì lẽ đó mà Đức Thầy
dạy môn đồ hạng chế đến mức tối đa về việc nợ nầng nầy:
“kẻ tại gia cư sĩ cũng
chẳng sát hại vô cớ các sanh vật”.
Người đạo ít tu như
người đời ít hoặc không có việc vì làm ra tiền, thiếu thốn dễ sanh nợ nần. Ít
tu thì ít phước đức dễ vướng tội và một khi đã vay tội thì khó mà có phước để
trả đủ. Tội tôi muốn nói ở đây là hai thể loại: Tội do cố ý, tội vì vô tình; Việc
nầy rất dễ biết nên đây miễn nói. Chúng ta bàn về việc có liên quan của người
tại gia cư sĩ tự lực cánh sinh, tu trong làm, làm trong tu, cái nợ đáng sợ nhất
là nợ mạng. Nợ tiền, nợ công còn trả được chứ nợ mạng tới chết trả cũng không
hết.
Ở phương diện luận lý,
có cớ và vô cớ phát sinh từ một vấn đề, hễ mặt nổi của nó là vô cớ thì có cớ
phải đứng ở vị trí sau lưng. Trái lại, mặt nổi của nó là có cớ thì vô cớ đứng ở
vị trí sau lưng. Sát hại vô cớ là gì? Theo suy nghĩ của tôi:
1/ Nói về sinh động vật,
cổ nhân bảo “ Vô tang bất luận tội”. Muốn bắt tội người thì phải có tang chứng
đàng hoàn để chứng minh một cách xác quyết kẻ kia là tội phạm, không thì thôi,
đâu phải muốn bắt tội ai là bắt. Ví dụ; Be bờ làm ruộng cần giữ nước ngập ruộng
hoài hoài ở vuông đất cao trừ cỏ dại. Bờ be rất kỷ, chiều dẫn nước ngập đất để
mai đem mạ cấy thì sáng lại ra thăm thấy đất khô queo, coi lại thì thấy có bốn,
năm cái dấu Cua moi. Tức giận rung, giết Cua tại chỗ, nếu không có nó mà thấy
cái hang thì thọc tay vô lôi nó ra sứt càng gảy gộng, con Cua mình mẩy trụi lủi
mà cũng không tha, giận chọi mạnh tay lên giồng đất mô cứng, con Cua vở mình
văng ra hai ba mãnh. Đến khi cấy lúa giữ nước được rồi con Cua có nước mát quá
sanh chứng, lớp cắn ăn, lớp thì kẹp cây mạ mới cấy nhổ thả nổi trên mặt nước.
Giận quá kiếm giết đả đời cũng chưa nguôi, mang cái mặt hầm hầm về nhà, đã ra
khỏi ruộng mình rồi, ở chỗ đất hoang, không nhằm trong ruộng lúa của ai, gặp
con Cua bò chơi chơi cũng lại mà đạp mạnh cái chân nặng hàng tạ lên mình nó cho
nát bấy bá là “Sát sanh vô cớ”.
2/ Nói về thảo mộc. Nhổ
cỏ trong ruộng rẩy mình thôi là mệt đừ rồi mà đi đâu cái tay không yên, ngồi
chơi thấy cỏ là nhổ bứt, đi trên đường làng quê vắng vẻ thấy nhánh cây hay bông
hoa của nhà hàng xóm trồng gie cận đường cũng cao tay lên mà bẻ hái, quất quất
cầm chơi cho sướng tay một chút thì bỏ là bẻ hái vô cớ.
Ngồi chơi, gặp con kiến
con sâu cũng lấy nhánh cây khều khều quẹt quẹt cho lật lăn đau, chết chúng nó
mà mình vui thích thì cái tay của mình đầy sát khí, là mồ chôn sinh vật. Chuyện
xưa kể rằng: Có một Thầy Tu phát huệ biết số một đệ tử không còn sống được bao
lâu, Ông kêu chú ấy về lại quê hương với cha mẹ làm một chút hiếu trước khi giả
biệt cõi hồng trần thác sanh về cõi Phật. Trên đường về bị mưa to, mưa đã lùa
đàn kiến xuống dòng nước chảy xiết. Nhìn đàn kiến mà tội nghiệp, nghĩ cách cứu
chúng, Ông cởi áo cà sa làm cầu cho bầy kiến bò lên an toàn rồi Ông mới tiếp
bước. Về nhà ở tới ngày chết mà không thấy chết đến, sau đó ít hôm Ông trở lên
núi gặp sư Phụ. Vị Thầy cao cả nhìn người đệ tử mặt mày có thay thêm chút phước
tướng, Ngài hỏi:
Trên đường về hay đã về
tới nhà con có làm chuyện công đức nào lớn lao không?
Dạ không thưa Sư Phụ.
Trên người con có phước
tướng, tận số đã mất, không thể không làm chuyện công đức mà được vậy. Con thử
nhớ lại, đã làm những gì trên đường về nhà?
Nghe vị Thầy minh triết
hỏi mạnh vị tu sĩ trẻ bổng nhớ câu chuyện:
Thưa Sư Phụ, con chỉ có
vớt bầy Kiến lên khỏi dòng nước cuốn chứ không có thiền định hay tụng Kinh Kệ
gì gì mà sanh công Đức lớn.
Bằng cách nào con cứu
được bầy Kiến?
Dạ con cởi chiếc áo
đang mặc làm cầu cho cả bầy kiến bò lên an toàn.
Công Đức lớn phát sinh
từ tâm từ bi. Tâm từ bi là tâm Phật, cứu mạng bây giờ là Phật cứu, sao lại là
không công đức được chứ.
Người tu kia cứu kiến,
người tu nầy hại kiến. Đừng nói hại kiến là vô tình làm chơi chứ không có ác ý.
Tại sao gì sự vui chơi của mình mà hại mạng khác. Đức Thầy kể cái tội vì vui
chơi “ Họ còn giết các thú vật vì sự vui thích của mình; kẻ bắn chim đang bay
trên Trời, người chặt cá đang lội dưới nước. Họ bắt thú vật làm tấm bia cho họ
nhắm trong những khi cao hứng…”Ác không ác thôi đừng nói, hại đau chết sinh vật
là có tội. Đức Thầy bảo “không có sự sát sanh vô cớ nào có thể tha thứ được”
Người ta nói anh ấy giờ
phát tâm tu, nói đến “anh ấy” là nói về toàn thể những vì thuộc về xác thân đều
tu chứ không phải nói tu qua cái miệng hay nói “tôi tu tâm” cho người ta nghe
suôn là được. Mọi chuyện tu mà đổ thừa cho tu tâm coi chừng bị vọng tâm nó đánh
lừa đấy. Tâm anh tu cỡ nào tôi không biết nhưng miệng anh nói ác, tay chân làm
ác thì cái mà anh bảo là tu tâm sẽ không có chỗ đứng tốt trước một phiên tòa
công lý.
Chân còn làm ác là phải
tu ngay cái chân cho nó hiền lại, gặp con Cua bò ở chỗ không mắc mớ vì anh thì
đừng có gồng mình lấy thêm sức mạnh và nặng mà giẫm chân lên thân nó. Tay còn làm ác bẻ hái chơi chơi cho sướng tay hay bẻ ăn
những đồ không phải của mình trồng, không phải rau trái chỗ hoang mà là có chủ,
quơ chụp bẻ vô cớ cái nầy cái nọ thì phải tu ngay cái tay hay bẻ hái đó đi. Tay chân làm tội ê hề mà ở nói tu tâm hoài nghe riết phát
chán.
18/8/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét