Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

ĐÃ HIỆN ĐIỀM LÀNH


Ông thẻ số 4 xuất hiện quang minh chánh đại tôi nghĩ là một điềm lành, vì đầy đ 4 ông thẻ như 4 tướng giữ thành đông, tây, nam, bắc. Đông Phương Nam Đế, ông thẻ số 1 ở làng Vĩnh Hanh; Bắc Phương Hắc Đế, ông thẻ số 2 ở làng Vĩnh Thạnh Trung; Tây Phương Bạch Đế, ông thẻ số 3 ở làng Vĩnh Tế Bài Bài; Nam Phương Xích Đế, ông thẻ số 4 ở làng Vĩnh Điều. Bốn làng nói trên, tính theo xưa gồm có 3 tỉnh: An-Giang có ông thẻ số 1 làng Vĩnh Hanh; Châu-Đốc có hai ông thẻ, một ở làng Vĩnh Thạnh Trung trong đồng sau chợ Cái Dầu ông thẻ số 2, một nữa làng Vĩnh Tế, Bài Bài ông thẻ số 3; Kiên-Giang, làng Vĩnh Điều ông thẻ số 4. Tuy cách xa, khác tỉnh, đều mang một họ “Vĩnh”, nghĩ mới lạ !
Trước khi nói vông thẻ, chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân nào có bốn ông th để thấy trách nhiệm của mỗi ông thẻ là gì.
Thật ra là cây thẻ thôi nhưng vì có lệnh của Đức Phật Thầy và công cán của Đức Cố Trần Văn Thành mà người đời tôn kính gọi vinh danh là ông thvà người ta cũng cảm nhận có sự linh thiêng trong mỗi cây thẻ, sự vinh danh như vậy là không quá đáng.
Do những cái ếm nên mới có ông thẻ để phá ếm. Theo sách “Thất Sơn Mầu Nhiệm”, cái ếm ấy đầu tiên do ông Phạm Thế Chung ạo Lập) đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An khám phá ra ở Bài Bài, làng Nhơn Hưng, quận Tịnh Biên, tỉnh Châu Đốc. Đức Phật Thầy lập trận đồ phá ếm bằng chọn loại danh mộc có tên là cây Lào Táo làm thẻ, trên những cây thẻ đều có khắc bốn chữ Bửu Sơn Kỳ Hương và trên mỗi đầu cây thẻ có cho trổ búp sen, quấn vải đỏ ngang cổ, song sai Đức Cố Quản Trần văn Thành vác đi cắm 4 thẻ ở những vùng nào vùng nào do Ngài chỉ định, để gở ếm độc, làm mất sự linh thiêng của ếm. Bởi những lý do kể trên mà cây thẻ rất xứng đáng cho người đời gọi tôn danh là ông thẻ.
Chúng ta coi như tạm xong phần ếm và cách gở ếm, còn muốn tìm hiểu nguyên căn những kẻ ếm độc hại là ai chúng ta hãy nghe sự trình bày của quyển “Thất Sơn Mầu Nhiệm sau đây:
“Căn-cứ vào những chữ còn sót lại trên mặt cái ếm nầy mà xét (vì tấm đá đã bị mòn chữ đi nhiều) Hoàng-Thanh, Càn-Long ngũ thất niên, trọng thu, cốc-đán thì biết được cái ếm nầy chôn vào mùa thu, tháng 8, năm Càn-Long nhà Thanh thứ 57 tức lả năm 1792 dương lịch. Lúc nầy chính là lúc con cháu của Mạc-Cửu còn trọng-nhậm tại Hà-Tiên (Mạc-Tử-Sanh, Mạc-Tử-Thiêm). Trừ bọn họ ra, vùng nầy thuở đó không còn có đám người Minh-Hương nào khác nữa. Như thế, ta có thể nói là cái ếm nầy của bọn họ Mạc, với con mắt của nhà địa-lý, hoặc vì thấy vượng khí của vùng sơn lãnh linh thiêng, hoặc bởi biết có long huyệt, sợ đất Việt sẽ phát sinh Thánh Chúa sau nầy nên họ đã ếm trấn ngay từ sau khi cuộc Nam tiến của nước ta được hoàn thành”.
Vùng Thất-Sơn Trời cho quy tụ địa linh nhân kiệt, các nhà địa lý của Tàu qua Việt Nam thời họ Mạc, cố làm cho vùng đất linh không còn linh, nhân không kiệt. Nhờ cách làm phép hóa giải của Đức Phật Thầy mà ếm hết tác dụng độc hại, vùng Thất Sơn vẫn còn là nơi linh thiêng, tiếp tục xuất hiện nhiều đấng cứu thế: Sau Đức Phật Thầy Tây An có Đức Phật Trùm, Đức Bổn Sư, Sư Vãi Bán Khoai và Đức Huỳnh Giáo Ch, là những kiệt nhân tài cao đức trọng, cứu nước cứu dân, dẫn dắt quần sanh tầm cầu chơn lý. Theo như Sám Giảng Thi Văn giáo lý PGHH thì miền bảy núi là nơi chứa dựa các ngọc đài lầu như những câu sau đây:
“Trên năm non rồng phụng tốt tươi,
Miền bảy núi mà sau báu quí.
·         Rừng lâm cây đá thấy ngày nay
                                       Mà ruột năm non có các đài.
·         Thất sơn lộ vẻ đài lầu
Chừng ni mới thấy nhiệm mầu của ta.
Lầu đài núi Cấm lộ nay mai ”
Quanh vùng Thất Sơn có nhiều điểm di tích lịch sử với những chuyện xưa tích cũ, cũng là điểm hành hương chiêm bái bậc nhất trong miền Tây Namớc Việt. Người có lòng tín ngưỡng cơ huyền được ơn trên gia hộ tốt cho bản thân, gia đình và bá tánh, họ rất tin tưởng ở miền địa linh nầy có thể chảy gở những rối ren của cuộc đời, nghèo khổ và bệnh tật. Theo ông Vương Kim tác giả của quyển sách nhan đề “Đời Thượng Nguơn” thì có hết thảy là 4 cây thẻ:
“Bốn ông thẻ là những tấm bảng bằng gỗ mà Đức Phật Thầy Tây An sai Đức Cố Quản đem cắm bốn phía núi Cấm để làm giới hạn cho môn nhơn đệ tử không được ở trong vòng cấm địa ấy. Do đó mà Thiên Cẩm Sơn có tên là núi Cấm, nghĩa là cấm tín đồ BSKH không được ở trong vòng đá chày ấy”.
Tiếng đồn là 4 ông thẻ nhưng từ xa xưa nhân dân chỉ thấy 3 ông thẻ có nhà thờ hẳng hoi như Đông Phương Thanh Đế, ông thẻ số 1 ở làng Vĩnh Hanh; Bắc Phương Hắc Đế, ông thẻ số 2 ở làng Vĩnh Thạnh Trung; Tây Phương Bạch Đế, ông thẻ số 3 ở làng Vĩnh Tế, Bài Bài, còn ông thẻ số 4 Nam Phương Xích Đế ở làng Vĩnh Điều chưa có nhà thờ, người ta ít ai biết, trải đến 2017 mới xây cất được là sao?

Tôi nghĩ mọi chuyện về ông thẻ là do thiên cơ sắp đặt đâu đó sẵn, đến ngày tháng năm nào thiên cơ cho hiện ra là hiện, ta muốn trước hơn không thể. Có người bảo rằng, đáng lý ông thẻ số 4 phải được xây cất hồi thời Việt Nam Cộng Hòa, thuở có tự do mà đối với BSKH, PGHH hai tôn giáo đi trong lòng dân tộc rất được quần chúng, chánh quyền ủng hộ. Nhưng có người bàn rằng: ông thẻ số 4 ở nơi hoàn toàn hoang vẳng, nằm trọn trong vùng kiểm soát của Việt Cộng, Đức Cố là tướng Việt chống Pháp, bên cạnh đó lại là đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An mà BSKH, Phật Thầy Tây An với PGHH, Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ là cái tiền thân hậu thân mà thôi, như Sám Giảng quyển nhì “Kệ Dân Của Người Khùng cho biết:
“Lời của người di tịch núi Sam,
Chớ chẳng phải bày điều huyễn hoặc.
Cảnh Thiên Trước thơm tho nồng nặc,
Chẳng ở yên còn xuống hồng trần.
Ấy vì thương trăm họ vạn dân,
Nên chẳng kể tấm thân lao khổ.”
Đức Cố là đệ tử Phật Thầy Tây An, thành lập cơ sở cúng bái, những vì có liên quan đến Đức Cố hoàn toàn mang hình thức tôn giáo và lại gần gủi như một nhà với PGHH là điều cấm kỵ với Việt Cộng, người ta tính không thể cất yên được nên không cất, điều nầy không phải không có lý.
Chí như thời kỳ nhà nước xã hội chủ nghĩa lên quyền, đồng đạo ta quá nhiều gian nan trong vấn đề xin phép. Điển hình những năm gần đây khi ông Nguyễn Tấn Dũng còn là thủ tướng chánh phủ nhà nước xã hội chủ nghĩa, người ta biết gốc gác của ông ở tỉnh Kiên Giang, liền nhờ thân nhân ông giới thiệu xin phép cất đền thờ ông thẻ số 4; có câu: quan nhứt thời dân vạn đại, mai mốt đây ông nghỉ hưu, có dịp về nơi chôn nhao cắt rún, viếng mộ tổ tiên ông bà nằm xuống, thấy bà con có đạo đi cúng viếng đền thờ vị anh hùng dân tộc mà đền thờ ấy do mình ký phép xây cất là vinh hạnh biết chừng nào. Nhưng ông nhứt định không ký, để khi ông mất quyền thủ tướng, Nguyễn Xuân Phúc lên thay, Ông Phúc không phải là người sanh trưởng ở tỉnh Kiên Giang nhưng đã làm giúp cho tín đ Đạo BSKH, PGHH tỉnh Kiên Giang, và cả cái miền Tây nầy thêm được ngôi thờ tôn nghiêm người có công với đạo và đời.
Nói như thế, không phải để khen đương kim thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quí đạo, thương đồng bào có đạo BSKH- PGHH mà cho phép thành lập đền thờ. Tất cả đều do thiên cơ sắp đặt, đến lúc phải như vậy là như vậy, muốn khác hơn nữa không được.
Tuồng hát có 4 diễn viên, lâu nay đã xuất hiện trên sân khấu chỉ có 3 diễn viên với thời gian kéo dài, khán giả trông hoài trông hoài trên sân khấu xuất hiện một vai diễn thứ tư nữa là xong, kết thúc vở tuồng. Mườn tượng như điều dẫn trên, đền thờ ông thẻ số 4 xuất hiện như một vai diễn cuối cùng với danh chánh ngôn thuận là điềm lành báo trước, chuyện quốc gia dân tộc và tín ngưỡng tôn giáo sẽ được phục hưng sáng tỏ theo “tuồng xưa kia sắp đặt đã lâu” mà Đức Thầy đã báo trước.
Xưa Đức Thầy thuyết Pháp trong chuyến đi khuyến nông thường hay nhắc nhỡ với bổn đạo của Ngài là Ngài sẽ xa vắng các người và sẽ trở về với nguyên hình trạng cũ. Bảy mươi năm xa cách thời gian không phải là ít, tôi tin tưởng đã đến lúc ứng hiện điềm lành báo trước, Đức Thầy sắp trở lại. Hỏi trong đạo ai mà không nhớ câu:
“ Ít lâu ta cũng trở trở về,
Khuyên cùng bổn đạo chớ hề lãng xao”.
Và câu:
“Chừng nào Thầy lại gia trung,
Thì trong bổn đạo bống tùng phủ che”.
Những câu trích dẫn trên trong bài “Dặn Dò Bổn Đạo”, Đức Thầy sáng tác để báo trước sự xa cách xảy ra, từ ngày 12 tháng 4 Canh Thìn 1940 Pháp buộc Đức Thầy từ đây phải sống lưu cư, cho đến khi Nhựt đảo chính Pháp ngày 10 tháng 3 dương lịch 1945 Đức Thầy viết bài Lời nói đầu cho quyển thứ 6 có đoạn văn như sau:
“Năm năm trường xa cách, cái chánh-sách áp-bức tôn-giáo gắt-gao của người Pháp làm cho tôi không được gần-gủi các người hầu giải-bày tường-tận tôn-chỉ hành đạo của tôi.”
Như vậy, “Ít lâu ta cũng trở về” trong bài “Dặn Dò Bổn Đạo” đã có rồi, còn sự vắng mặt không nói trong Sám Giảng giáo lý, chỉ nói chung trên diễn đàn trong cuộc đi khuyến nông và một ít cá nhân tâm phúc như ông Biện Đài chẳng hạng: Ngài sẽ có thời gian xa cách tín đồ và khi trở về sẽ giữ nguyên hình trạng cũ là chưa đến. Bốn tướng giữ bốn cửa núi Cấm xuất hiện đầy đũ, chuẩn bị, ngày Đức Thầy trở lại là không còn xa nữa đâu.
14/4/2017



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét