Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN

Nhân dịp dự lễ cúng kỹ niệm ngày Đức Phật Thầy Tây An viên tịch năm thứ 160, mười hai tháng tám 1856 -  mười hai tháng tám năm 2015, tôi xin thành tâm khơi lại cổ sử đã bị một số người tuyên truyền xiên tạc. Về xa xưa nguồn sử liệu Đức Phật Thầy Tây An chảy xuôi một mạch, sau nầy có một số người viết sử không biết vô tình hay cố ý làm xáo trộn dòng chảy sử nghiệp của Ngài khiến người đọc gặp phải quá nhiều phiền phức mà lịch sử trở nên bí ẩn.
Thân Thế:
Các học giả, sử gia qua nghiên cứu ghi nhận rằng Phật Thầy Tây An  chính là Đoàn Minh Huyên, sanh giờ ngọ, ngày rằm tháng mười năm Đinh Mão 1807 tại làng Tòng Sơn tỉnh Sa Đéc là chấm hết, tuyệt nhiên không kể về thân thế của Ngài là con của Ông Bà nào. Không có quan hệ gia đình còn quan hệ gia tộc thì có ghi hai người anh em chú bác tên Đoàn văn Điểu và Đoàn văn Viên. Thật là ngắn ngủi và bí ẩn! Một bậc siêu nhân thành lập tôn giáo với quá trình hoạt động tôn giáo lừng lẫy như Ngài Đoàn Minh Huyên mà thân thế lại quá vắn tắt thì thật là thiếu sót.
Sự Nghiệp:
Sự giáo độ của Ngài có sức ảnh hưởng rộng bắt đầu từ năm Kỷ Dậu 1849. Một cây Da trốc gốc ngả nằm giữa rạch Tòng Sơn Dân làng đang huy động sức thanh niên kéo nó lên bờ cho ghe xuồng qua lại, họ chặt hết các nhánh nhóc cho thân cây gọn lại rồi mới di dời thế cũng không làm nhún nhít nó. Bấy giờ bổng nhiên xuất hiện một người đàn Ông để tóc dài, râu dài, trong sự mõi mòn tuyệt vọng của hằng trăm thanh niên. Họ đã làm việc hết sức mình từ sáng sớm cho đến trưa xế mà cây da nằm cảng vẫn cứ trơ trơ. Một số chán nản bỏ về tiếp công việc nhà. Người đàn ông nói trên ước tuổi chưa tới năm mươi, kêu những thanh niên còn lại phụ tiếp kéo cây Da lên. Thanh niên dân làng nhìn người đàn Ông xa lạ có khá tuổi, thịt da không chắc khõe đâu có ai tin, do dự. Nhưng thật tế thì người đàn Ông lạ lùng ấy chính là (Đức Phật Thầy Tây An) Ngài cho cột dây chỉ tuốt lên chót đọt cây nằm, xả chỉ dài ra như những đường cọng dây to khác bằng dây luộc, dây bố, đứng trên bờ kênh cùng mọi người, Ngài nắm đường dây chỉ,  hô  một tiếng thì cây Da đã lên bờ một cách gọn gàng.
Kéo được cây Da ra khỏi dòng nước lưu thông, dân chúng quanh vùng  biết chuyện coi Ngài là một ân nhân. Ngài tùy duyên đến ở đình làng Tòng Sơn, cứ mỗi bửa Trời chưa kịp sáng Ngài quét sân, gom lá Da làm củi nấu nước uống sáng. Đình xưa mái lợp bằng Tranh cái thứ rất nhạy lửa, mà Ông khách lạ cho dù có là ân nhân của việc kéo cây da cũng phải ngừa. Ông Từ sợ chịu trách nhiệm khi nổi lên hỏa hoạn nói ra những lời không vừa lòng Ông khách. Phật Thầy Tây An xét đến lúc  phải đi và trước khi đi Ngài tự khai lích lịch với làng, tên họ của Ngài là Đoàn Minh Huyên. Biết được Ngài họ Đoàn làng cho mời hai Ông họ Đoàn là Đoàn văn Điểu và Đoàn văn Viên đến nhìn nhau thì biết đây là người anh em chú bác đã thất lạc nhiều năm thì tiếc rẻ mà không cầm chân ngài lại được.
Đi ra, Ngài liền đến làng Trà Bư thì làng nầy bịnh dịch tả bạo hành Ngài ra tay trị bệnh. Cách trị bệnh của Ngài rất là đơn giản, dùng nước lả, giấy vàng mà bệnh chi cũng được trị khỏi. Dân chúng chỡ bệnh đến ghe xuồng đậu đặc kênh rạch. Bấy giờ dân chúng làng Tòng Sơn đến báo, bệnh dịch cũng đã đến xứ nầy và yêu cầu Ngài trở về Đình Làng Tòng Sơn cứu độ bá gia. Ngài đang trị bệnh không thể trở lại nhưng có thuốc thay thế: biết việc sẽ xảy ra nên trước khi đi Ngài để lại trên ngôi đình thờ cái pho nang trong đó có giấy vàng, lá và cán cây cờ nhỏ, cứ cắt đó mài ra nấu uống sẽ khỏi bệnh. Quả y như vậy.
Ngài đi lần về xẻo Môn, bệnh dịch tả cũng nổi lên dữ lắm, cộng với bệnh do âm binh nả tróc, cách chết người khủng khiếp như Ông Hinh Phương Cư Sĩ diễn tả:
“ Cảnh tượng chết chóc lúc đó diễn ra rùng rợn:
Đầu trên xóm dưới chết, Tổng nầy làng nọ chết. Đau một giây một giờ rồi chết, mà chết nhiều không chôn xiết. Thiên hạ hoảng sợ, làng xã giết vật để tống gió. Ngoài đường vắng người đi, ban đêm chó không dám sủa, mà thỉnh thoảng có vài tiếng chó sủa thì càng thêm lạnh xương sống bởi người ta tưởng tượng là có âm binh về. Hễ nghe tiếng cộp cộp là ớn da gà, biết rằng trong xóm đã có một nắp quan tài vừa đậy lại”.
Trong lúc trị bệnh Ngài luôn khuyên bá tánh Niệm Phật làm lành nhẹ đi nghiệp chướng rồi bàn tay phục dược của Ngài độ bệnh mới có kết quả. Do vì gặp mùa bệnh dịch tràn lan rất cần thần linh cứu chửa bằng huyền diệu mới kịp. Sự trị bệnh một cách kỳ lạ ấy đã được người đời đồn đãi vang xa chánh quyền những nơi Đức Phật Thầy trị bệnh thấy đông đảo quá, họ rất sợ về mặt an ninh, nếu xảy ra chuyện lớn thì chịu không nổi trách nhiệm. Họ trình báo lên thượng cấp, quan tổng đốc tỉnh An Giang cho thuộc hạ đến mời Ngài về tỉnh thẩm vấn. Qua thẩm vấn biết Ngài không phải là gian đạo sĩ, sau cùng triều đình cũng chứng hợp pháp cho Ngài hoạt động đạo sự.
Có điều, chủ thuyết của Phật Thầy Tây An là dạy tín đồ hành đạo trong khuôn phép “tại gia cư sĩ học phật tu nhân” mà triều đình bắt Ngài thế phát quy y với Hòa Thượng trụ trì chùa Tây An núi Sam thuộc hệ phái thiền Lâm Tế thì thật là trái ngược với chủ thuyết nhập thế của Ngài.
Nhờ dần dần chiếm được cảm tình với các sư trong chùa cả đến hòa thượng trụ trì. Từ cảm tình đến kính nể, hòa thượng và các sư mở rộng hàng rào tự do cho Ngài. Bởi đó Ngài mới lần vào vùng Nhà bàn, dưới chân Anh Vũ Sơn (núi Két) rừng rậm âm u khai hoang lập nên trại ruộng thay vì là chùa, kêu gọi bá tánh gần xa đến quy ngưỡng học đạo, nghe pháp tu hành. Nơi đây đã tạo nên một kỳ công lịch sử cho đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, kỳ công đó bằng vào mười hai Ông đạo mà sử liệu gọi là thập nhị hiền thủ, các vị đã sát cánh với Phật Thầy để học đạo và hưng truyền đại đạo, mở rộng ảnh hưởng.
Khai đạo năm 1849 siêng suốt tạo thực lực tôn giáo như xe chạy tốc hành bảy năm, sắm nhiều cơ sở tôn giáo bằng vào các trại ruộng, giáp dấu miền Tây nam nước Việt, còn qua tới xứ Cao Miên với những đệ tử tài đức, ngày mười hai tháng tám năm Bính Thìn 1856 Đức Phật Thầy Tây An nhập diệt, thọ 50 tuổi.
SỰ XÁO TRỘN VỀ LỊCH SỬ
Theo tôi biết, có ba tài liệu làm xáo trộn lịch sử:
1 Nhà bác học Hồ Hửu Tường
2 Spripolieu
3 Nguyễn Hửu Thành.
Cả ba đều cho rằng Đoàn Minh Huyên, Đức Phật Thầy Tây An là sự thay tên đổi họ vị thái tử con của hoàng đế Quang Trung và công chúa Ngọc Hân. Sau khi Nguyễn Huệ băng hà, Nguyễn Ánh mạnh lên, toan đánh úp quân Tây Sơn. Trước tình hình đó Ngọc Hân Công Chúa dẫn hai con vào Nam lánh nạn, sau nầy, đứa con trai của Bà trở thành Phật Thầy Tây An. Nhưng làm xáo trộn mạnh nhất là Ông Spripolieu. Theo nhận định của Ông ta qua quyển “Kim Cổ Kỳ Quan” của Ông Nguyễn  văn Thới thì Ngọc Hân Công Chúa đem hai con đến vùng Cái Nai, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang, con trai của công chúa là thái tử, Bất đắc dĩ phải làm người tu, vừa là chạy bỏ tông tích để được sống lại vừa là mưu đồ chờ cơ hội lập lại triều cương Tây Sơn:
“Gian nan dấu tỏ để bài
Nam Mô Bồ tát đạo Thầy di ngôn.
Đạo Thầy mưu duệ tử tôn,
Biết nghe lời Phật sống khôn thác càng”
Dẫn bốn câu của Ông Nguyễn văn Thới, Spripolieu đưa ra nhận định:
“ Nội dung hàm ý đạo Phật Thầy Tây An là đạo phu thê để sanh con đẻ cháu nói dõi tông đường, cùng hàm ẩn Tây An là người con thuộc dòng dõi hoàng đế. Ngài như con chim không còn nhành đậu, như người mất giang san, đành phải mượn áo tu sĩ mà dạy đạo quốc vương thủy thổ để mưu vệ tử tôn của dòng dõi mình.”
Tu cách bất đắc dĩ mà cũng thành Phật Thầy Tây An sao? Công chúa chết đi thành ngôi mộ Phật Mẫu sao? Nói như vậy là quá khinh thường sự thành công của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và Đức Phật Thầy Tây An, khinh thường tín đồ Đạo nầy không biết vì hết để đi theo một người thất thời thế “mượn áo tu sĩ” dạy đạo cứu đời nhằm mục đích cá nhân mưu đồ quyền lực đế vương của nhà Tây Sơn. Ở đạo Phật người ta không thích kẻ “ẩn duơn nươn Phật” hoặc “mượn đạo tạo đời”. Ông Spripolieu đã ngang nhiên đặt Đoàn Minh Huyên vi phạm vào điều cấm kỵ đó. Cho dù Ông cố tình bảo vệ dòng dỏi nhà Tây Sơn nhưng không thể cột buộc Tây An là Tây Sơn được. Có câu “Quan nhứt thời dân vạn đại”, lên làm vua thì cũng một thời rồi mất, mà đạo Phật thì hơn hai ngàn năm mười năm qua tuy thời đại có làm ảnh hưởng lúc thạnh lúc suy chứ có mất đâu! Đem cái nhứt thời của Vua Quan mà so với cái vạn đại của tôn giáo thì Ông quá là tai nói giỡn.
Người ta thật tâm đi tu, có hàng hàng lớp lớp ngươi tu mà ít người đạt chơn lý. Thái tử Sĩ Đạt ta con của vua Tịnh Phạn rời bỏ cung điện huy nghi bằng “Thừa đêm khuya lén trốn vào rừng” (lời Đức Thầy)Trốn đời như vậy tính cũng chưa chắc gột nhiễm mùi trần, chiếc áo cẩm bào mang trên mình cũng phải vứt ra đổi lấy chiếc áo nhà tu, nó đang khoác trên mình của một tên thợ săn nghèo khổ. Chôn chặc tuổi xuân, chôn chặc sự đời đến vậy mà khi tu hành Ngài phải chọn lối tu khổ hạnh. Theo quan niệm của số đông người tu muốn diệt dục lòng phải đi vào lối tu khổ hạnh. Chẳng thế, Sĩ Đạt ta còn phải ngồi thiền định liên tiếp sáu năm dưới cội Bồ Đề, qua lớp cuối cùng nầy Ngài mới chứng đắc đạo quả Vô Thượng Bồ Đề, chánh đẳng chánh giác. So ra lối tu bất đắc dĩ mới khoác áo nhà tu như Ông SPripolieu đề cập chuyện Phật Thầy Tây An con của Ngọc Hân Công chúa mà lại thành công đến chức giáo tổ Bửu Sơn Kỳ Hương thì rõ ràng Ông ta không biết vì về sự tu của nhà Phật Giáo. Việt nam ta có Đức Vua Trần Nhân Tông bỏ ngôi lên núi Yên Tử miệt mài thiền định mà chứng thiền lập nên phái thiền Việt nam “Trúc Lâm Yên Tử”.
Một Ông hoàn bỏ ngôi, một thái tử “lìa đền đài khổ cực chẳng sờn” (lời Đức Thầy) mà tu thì mới có cái kết quả thành Phật đắc tổ. Thiệt tâm tu mà thiếu cương quyết có chết đi mấy kiếp cũng không thành; huống chi các cơ sở tôn giáo của Bửu Sơn Kỳ Hương như đã trình bày phần trước, là sự thành tựu lớn lao mà cái Ông không có tâm tu, chỉ mượn áo Tu Sĩ khoác lên mình để che đậy tông tích, mưu phục quyền lực thì làm sao mà có được như thế.
Nhưng may là, ba nhà làm xáo trộn lịch sử của Đức Phật Thầy Tây An, vì quá ham đặt để Phật Thầy Tây An là con của Quang Trung Hoàng Để và Ngọc Hân Công Chúa lộng chơn thành giả, lộng giả thành chơn mà quên phần chính xác nhứt là năm sanh năm tử của Nguyễn Huệ, Công Chúa và Đoàn Minh Huyên. Nhiều tài liệu cùng ghi nhận, Nguyễn Huệ băng hà năm nhâm tý 1792, còn Ngọc Hân Công Chúa theo các tài liệu từ Ông Nguyễn An Phong ( Giai Phẩm Tây Sơn Đinh Sửu) thì Lê Ngọc Hân chết vào 1801 trước khi thành Phú Xuân tan rả, với lại căn cứ theo bài văn tế của Ông Phan Huy ích soạn cũng năm Kỷ Mùi 1799. Trong khi đó, Đức Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên sanh ngày rằm tháng mười năm Đinh Mão 1807 như bài vị đề trước mộ: “ Nguơn sanh Đinh mão niên, thập ngoạt, thập ngũ nhựt, ngọ thời chú sanh…”như thế, Nguyễn Huệ tử sau mười lăm năm thì Đoàn Minh Huyên mới sanh, còn bà Ngọc Hân Công Chúa chết đi chín năm sau Đoàn Minh Huyên mới được sanh ra đời. Sao họ lại là cha con, mẹ con được? phải chăng các nhà làm xáo trộn lịch sử Phật Thầy Tây An đã bàn sử liệu qua giất chiêm bao?
Ông Spripolieu mượn Kim Cổ Kỳ Quan để giải thích một cách bắt buộc Phật Thầy Tây An, Đoàn Minh Huyên phải là con của Ngọc Hân Công chúa, và mộ Phật mẩu là mộ phần chôn cất bà công chúa đáng thương nầy. Muốn tìm một chữ “Nai” để có thể ám chỉ căn cứ theo sách vở, Nai là Cái Nai Mộ bà. Cách không biết bao nhiêu câu, bao nhiêu chữ, câu bên Đông, câu bên Tây Ông “ghịch” lại cho được để người ta tin cách ám chỉ của mình là đúng, thật là tai hại!
“ Gặp hội đó Tiên Phật thảnh thơi
Người lành cũng được một nơi an hòa
Đất Đồng Nai đèn đỏ một nhà,
Độ trong bá tánh thượng hòa hạ an.”
Hoặc như:

“Xét trong lục tỉnh Nam Kỳ
Phật Trời ngồi chốn cung ly an hòa
Và câu:

Đồng nai đá lửa rạng ngời
Vận hưng Trời cũng đổi dời về đây”
Xa mấy ngàn dặm Ông Spripolieu cũng “ghịch” lại giải thích theo ý riêng đồng nai là đồng Cái nai, rạch Cái nai (Mộ Bà), còn an hòa là danh từ để nói lên sự an ổn, hợp hòa không mang tính địa danh mà Ông “hô biến” nó thành địa danh Phà An Hòa để nói tên gọi của một địa phương lớn hơn bao trùm Cái Nai cho người ta dễ tìm vì Phà An Hòa cách Cái Nai Mộ bà (Phật Mẩu) ước chừng năm hay sáu cây số.
KẺ HỞ CỦA THÂN THẾ TRONG VIẾT SỬ
Đặc biệt hơn ai, trong các nhà hoạt động ích nước lợi dân đáng được viết sử thì thân thế của Đoàn Minh Huyên đi tắc quá là tắc, thiếu sót đến độ làm cho trang sử nhẹ đi sức quyến rủ. Đọc giả đọc đả đời mà không biết cha mẹ của Ông Đoàn Minh Huyên là ai. Nếu có Ông Bà thân sinh rõ ràng, giống như nhà có chủ, những người làm xáo trộn lịch sử sẽ không dám nghĩ tới chuyện đuổi chủ hợp pháp cho mình đặt người mình thích lên làm chủ. Dời được Ông Hoàng Bà Chúa qua làm cha mẹ của Ông Đoàn Minh Huyên, nhưng đụng chuyện ngôi mộ của Đoàn Phật Sư có ghi “Nguơn sanh đinh mão niên, thập ngoạt, thập ngũ nhựt, ngọ thời chú sanh” Nguyễn Huệ băng hà năm 1792, Đoàn Minh Huyên sanh giờ ngọ ngày rằm tháng mười năm Đinh Mão 1807 cái nầy thì không thể dời được. Uốn lưỡi sửa cong ngòi bút cho đả thì rốt lại cũng không ăn gạt được ai.
Xin hãy trả lại Đoàn Minh Huyên một người bình thường trong miền Tây Nam nước Việt, mặc bà ba áo vải đừng gắn ghép cho Ông là con Ông hoàng bà chúa rồi bắt Ông chạy trốn triều đại Gia Long sau khi Nguyễn Huệ bệnh chết, đừng bắt Ông ẩn duơn nươn Phật chờ có ngày lấy lại cơ đồ Tây Sơn. Cơ đồ của Ông là cõi Phật, sự nghiệp của Ông là sự nghiệp Phật Giáo, là cứu độ chúng sanh không phải như các nhà làm xáo trộn lịch sử nói: Ông chờ ngày lấy lại ngài vàng của tiên đế.
 25/9/2015



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét