CHUYỆN HUYỀN
LINH
Năm 1977 thân phụ tôi qua đời, tôi bị bận rộn nhiều
vào việc tổ chức các lễ cúng tuần cho Cha. Hồi nầy tình hình tôn giáo nghiêm
ngặt lắm, chỉ có cúng lạy hằng ngày theo tôn chỉ PGHH mà người ta còn sợ chánh
quyền, sợ luôn những nhà bên cạnh bị chánh quyền mua chuộc, có người nhúc nhác,
lệ cúng chiều phải để khuya lắm mới dám ra đốt nhang nơi bàn thờ Thông Thiên ở
giữa sân. Lễ tuần không đông người tham dự, thời điểm nầy ai còn dám đến cầm
cây nhang nguyện vái là chắc lọi.
Xong hết các lễ tuần thất, chợt thấy tâm hồn mình u ẩn
bởi sự mất cha quá sớm trong khi Ông mới 61 tuổi, cần đi đâu đó cho có chút
giải khuây. Khoảng cuối năm tôi rủ một số huynh đệ thân tín đi viếng Phụng
Hoàng Sơn. Hồi nầy dân mình nghèo lắm, đã bị buộc đổi tiền còn thêm kiểm kê tài
sản. Lệnh kêu đổi tiền, chỡ đến bao nhiêu triệu chỉ lấy lại hai trăm ngàn đồng.
Vùng đất có tên là “Con Rồng Châu Á, Hòn Ngọc Viễn Đông” trước năm 1975 ngoại nhập biết bao nhiêu là xe hơi, xe Hon
Da nhưng giờ xăng đâu mà chạy. Dầu lửa thắp sáng, mỗi hộ gia đình chỉ mua được
một lít trong một tháng dài. Con cái lớn lập hôn sự, cất nhà riêng mà chưa kịp
đến làng làm sổ hộ khẩu, ăn ngay ở thật không biết chạy chọt để mua được một
lít dầu lửa thì đêm đến phải chịu ở thầm.
Đường đến Phụng Hoàng Sơn rất xa, chúng tôi 10 người
đi trên 5 chiếc xe đạp mà võ ruột xem như chưa an toàn lắm, phải đem theo dụng
cụ vá và cái óng bơm tay. Nghi là có, giữa đường một chiếc xe đạp bị trục trặc
về võ ruột thành thử đến chợ Tri Tôn thì Ông mặt Trời chỉ còn một sào nữa là
lặn mất. Có gan mà đi, giỏi vì thì tới chân núi cũng hết thấy đường. Chúng tôi
bàn nhau tìm một ngôi chùa nhỏ xa thị trấn xin ở trọ cho đỡ ồn ào. Ước mơ được
ngủ đêm trên Sân Tiên bị vặn tắt, mất hứng.
Tìm vào một ngôi chùa, Thầy trụ trì có gương mặt tròn,
vui tươi. Thầy tiếp đãi chúng tôi chuẩn mực qua tình tôn giáo bạn. Chúng tôi
gọi Ông bằng Thầy và xưng tôi, Ông gọi chúng tôi bằng Sư Huynh, Sư Đệ. Thầy hỏi
chúng tôi về tình hình tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo tôi đáp và hỏi lại Phật Giáo
Thiền Lâm hiện giờ ra sao. Nhờ vào sự tìm hiểu ấy chúng tôi mới bàn sâu vào cái
khó của mỗi tôn giáo trong giai đoạn lịch sử mới, Ông nói:
Trước mắt chúng ta thấy các tôn giáo đang đứng trên bờ
vực thẩm của nhà nước xã hội chủ nghĩa, chức sắc của các tôn giáo một số ít oi
muốn vẫy vùng để tự cứu mình, rốt cuộc không có kết quả tốt cho sự vùng vẫy
thoát khỏi bàn tay của cường quyền vô thần. Thay vì một số chức sắc, tín đồ của
các tôn giáo tuyệt vọng bỏ đạo, thôi tu, một số hy vọng nhưng ngồi nhìn, không
chịu sờ mó vào công tác tôn giáo để duy trì quyền lợi tôn giáo cho bà con tín
đồ. Có quá ít để tạo niềm tin khôi phục tôn giáo, một số bất chấp hiểm nguy, âm
thầm sinh hoạt tôn giáo.
- Có như vậy mới gọi là đóng góp công sức cho việc bắt
đầu một trang sử mới mà chức sắc, tín đồ là thành phần ưu tiên…
- Phải đánh đổi bằng tù tội sao?
- Chẳng những thế, có khi là cả mạng sống.
- Tôi tin rằng, nhờ sức hộ trì của các đấng linh
thiêng, giữa lúc đạo đang bị sự ức hiếp, gây rối, chi phối của những kẻ xấu
lòng, các vị cho ta thêm sức phấn đấu để vượt qua những thách thức. Tu không chỉ
cầu Tiên Phật Thánh Thần cứu độ sau khi bỏ xác thác sanh về cõi Phật hay thiên
đàng, các vị ơn trên còn theo cứu độ khi người nặng nợ với đạo, dùng đạo cứu
đời đã chẳng may lâm cảnh khổ đau, tù tội chẳng hạng.
- Dạ, Đức Thầy Phật Giáo Hòa Hảo dạy rằng “ Ai mà tu
tỉnh chuyên cần, làm đường ngay thẳng có Thần độ cho”.
- Được sự chia sẻ của sư huynh qua lời dạy của Đức
Ngài, tôi xin kể cho quý vị nghe một câu chuyện tôi được cứu thoát chết.
- Vậy có vì quí
bằng. Chúng tôi rất hân hạnh.
- Vào thời Việt Nam Cộng Hòa tôi có một am thất nhỏ
dưới chân Phụng Hoàng Sơn. Hôm nọ tôi đi mua một ít đồ dùng cần thiết, lội bộ
đường xa đến trưa gần cúng ngọ tôi mới về thì Cảnh Sát ba bốn người áp bắt tôi
chỡ đi. Ra tới quận Tri Tôn tôi mới biết rằng mình bị bắt đi quân dịch(giờ gọi
là nghĩa vụ quân sự). Thủ tục đưa đi quân dịch làm rất nhanh, đêm trời chưa
sáng lính canh mở cửa phòng tạm giữ, kêu 10 chúng tôi ra đi trên một chiếc xe
đò đã có sẵn hơn mươi người khách.
Nghe kể chuyện chỡ quân dịch mà đi trên chiếc xe đò,
thật khó tin, tôi hỏi:
- Bắt giải quân dịch phải là việc làm hết sức cẩn thận
sao lại dám cho đi trên chuyến xe chỡ nhiều khách như thế?
- Họ dám chứ! cứ mỗi một chiếc còng hai khoen thì mỗi
người xỏ một khoen, còn thêm có vài lính canh theo, họ sợ gì.
Nhưng giải quân dịch phải chuyển xuống trung tâm 4 Cần
Thơ, chẳng lẽ chiếc xe đò nầy chạy tới đó sao?
Không, xe khách chỉ chạy tới bến xe Châu Đốc thôi.
Châu Đốc bấy giờ là tỉnh, các quận phải bắt giao quân dịch về đó đúng hạn, tỉnh
có xe nhà binh lớn chỡ đi nhập ngũ ở trung tâm 4 Phan Thanh Giản, Cần Thơ.
Xin Thầy kể tiếp câu chuyện giao quân dịch trong số có
Thầy.
Hai hình
rắn minh họa
Người tu Tịnh Độ Niệm Phật là vốn. Bị bắt đưa đi đâu
tôi cũng chỉ Niệm Phật, cho đến lên xe tôi còn kêu những người đồng cảnh ngộ
hãy niệm Phật để được Phật độ. Xe sắp qua khỏi núi cấm (Thiên Cẩm Sơn) bấy giờ
trời mờ mờ sáng bổng dưng xe bị đạp thắng gấp làm xô xục người trên xe, tiếng
la chói lói, tài xế với vài người ngồi trước thấy như có một khúc gổ rất to nằm
cản đường, tài xế và một ít khách hiếu kỳ xuống xe lại coi thì thấy khúc gổ
nhúc nhít mình. Hành khách nghe thấy la lên: con rắng khổng lồ từ trên Núi Bà
Đội bò ra cản. Nghe tiếng la ồn ào, rắn kêu đánh rẹt một cái là biến mất. vài
người làm gan lại coi đường rắng đi, những cây vang bằng bắp tay bị rắng lướt
mình ngả rạp. Lính canh kêu tài xế thúc khách lên xe, chưa kịp lên hết thì
chiếc xe Jíp từ sau lướt qua, có tiếng rầy của quan lớn: Làm gì ngừng đây? Câu
hỏi không kịp cho mấy tên lính đưa quân trả lời, chiếc xe Jíp cứ sẵn trớn vọt
tới chừng nghe rú lên một tiếng ầm giữa sáng sớm sương mù tịch mịch, xe khách
chỡ chúng tôi chạy tới thì thấy chiếc xe Jíp bị Mìn nổ bật tung gọng càng,
người chết máu me đỏ vệ.
Số mình chưa chết ai bắt mình chết cũng không được.
11/9/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét