Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018


SỰ SỬA ĐỔI CHỮ TIẾNG VIỆT

Cả tuần nay đọc, nghe, thấy rất nhiều bài viết trên internet, nhất là ở Facebook, và những video phản đối hai ông pgs: tiến sĩ Bùi Hiền, giáo sư Hồ ngọc Đại về cải các chuyển đổi chữ tiếng Việt từ dễ đọc thành khó đọc, lắm chữ đọc nghe rất là tục tỉu, vô giáo dục, nhiều người không dằn được sự phẩn nộ, chưởi bới hai ông. Nếu cha mẹ, tổ tiên của hai ông mà nghe được cũng phải giận cái đứa con cháu đã cho đi học đến trình độ giáo sư, tiến sĩ mà ăn nói chẳng ra làm sao, bày vẽ những điều bất lợi cho đồng bào chủng tộc về ngôn ngữ truyền thống.

Nhằm vào thời đại công nghệ thông tin, ở đâu bốc hơi chuyện lạ, sau một chút là rầm rộ như chợ sáng, nhất là chuyện gây gại đến cộng đồng, một người hay tin réo người chưa hay, cả cư dân trên mạn giờ còn ai là không biết. Trên internet, rất nhiều công dân Việt Nam thuộc dạng nông dân, cũng như tôi, không uyên thâm từ dựng nhưng biết lẽ phải trái, kính trọng các bậc cao minh giỏi về văn học nước nhà, các vị ấy đem cống hiến chữ nghĩa với âm điệu ngọt ngào vào lòng dân tộc. Trải bao đời người ta đã quen đọc, quen nghe như trẻ em quen tiếng ru, vỗ về của mẹ, giờ chuyển đổi từ êm đềm ngọt ngào thành khổ đọc, tréo gắt, tập đọc một chút là mỏi hàm. Bên cạnh nông dân bình thường còn có những nhà trí thức: nhà văn, nhà giáo, nhà ngôn ngữ học … đã lên tiếng chỉ trích, phản đối mạnh mẽ sự cải cách, chuyển đổi chữ Việt của ông Bùi Hiền và chường trình giáo dục vở lòng của ông Hồ ngọc Đại. Thế nhưng, hai vị nầy chấp cứng quan điểm lập trường của mình, không tôn trọng văn minh dân chủ của đồng bào, khiến cộng đồng mạn gia tăng ầm lên làn sóng đấu tranh; nhiều dư luận viên cũng vào cuộc vạch trần âm mưu đen tối của hai ông, nói lên ý nghĩa người công tác giáo dục bất tuân giáo dục. Quý ông tự đề cao học vị mình, có sáng kiến và thẩm quyền về giáo dục, ngôn ngữ, nhưng chỗ sáng kiến của các ông thua xa với các bậc tiền nhân. Đem mẫu chữ khổ đọc, tréo gắt ai thèm học, thèm nghe, các ông ở đó mà mơ mộng! yêu cầu các ông hãy bỏ đi sáng kiến ấy cho dân nhờ.

Những sách khảo cứu, văn học sử Việt Nam quá rành mạch, ngữ âm nghe rất là dễ thương, các phụ huynh thuộc làu lòng, họ còn sống sờ sờ đây, đâu chấp nhận cho con em của mình đọc học khác hơn, thóa mạ văn hóa trong văn chương với những chuyển đổi từ thanh bai đến tục tỉu. Một nhà hai ba thế hệ là đương nhiên, nhưng một quốc gia mà hai thứ ngôn ngữ Việt, quan hệ truyền thống gia đình sẽ gặp rối to. Ngôn từ của phụ huynh ngọt ngào, êm đềm như khúc hát, con em của họ thì nói tiếng khổ đọc, cọc cằn, thô lổ tục tỉu, hai thế hệ khó hòa hợp hòa nhập. Không biết ông Bùi Hiền, ông Hồ ngọc Đại nghĩ sao mà trêu chọc cuộc sống nhân dân Việt Nam đến quá vô phép vô lễ cở vậy, hay hai ông cậy vào sức mạnh của giặc Tàu vì chúng có mộng bành trướng ở Việt Nam. Tầu cộng chỉ mới lấy Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và đang tiến hành thủ tục xây dựng ba đặc khu kinh tế thì các ông lại có xu hướng chạy đón đầu làm quà dâng lễ, gây xáo trộn tiếng Việt để Tàu có cơ hội thôn tính.

Tôi nghe thấy ở một youtube clip một cô giáo diễn dịch phát ngữ âm đối chiếu chữ Việt truyền thống và mẫu chữ Việt cải cách, thật không thể chấp nhận âm chữ cải cách, vì nó giống tiếng Tàu, dân Việt Nam đọc nó như giọng nói của người ngọng, bẻ lưỡi bẻ miệng người ta. Phải chăng ông Bùi Hiền, ông Hồ Ngọc Đại nghe hơi Tàu cộng lấn chiếm Việt Nam mà cải cách chữ Việt có hơi Tàu.

Tiến sĩ Nguyễn văn Khải: Cải cách giáo dục không phù hợp với nguyên lý giáo dục loài người, phải bỏ ngay – tin tức mỗi ngày.

Giáo sư Nguyễn lân Dũng lên tiếng gay gắt về chữ cải tiến của ông Bùi Hiền, chỉ ra tác hại có thể khiến triệu Việt khó khăn –Tin tức mỗi ngày.

Việt Nam ta là một quốc gia mà trong đó đa phần người dân có đạo, giáo lý của các tôn giáo là món ăn tinh thần của toàn dân, người ta tùy theo cơ duyên lãnh thụ tôn giáo, Kinh sách của Phật Giáo, Thánh Kinh của Công Giáo, Phật Giáo Hòa Hảo và các tôn giáo khác đều có giáo lý, thuyết pháp hay viết ra tác phẩm mang tính đạo đức, đều dùng chung chữ viết và ngôn ngữ quốc gia, nếu nay chương trình quốc gia giáo dục cho phép cách chuyển đổi chữ viết và ngôn ngữ phát âm theo kiểu Bùi Hiền, Hồ ngọc Đại vào chương trình học đường thì từ đây con em của phụ huynh học sinh ở các hộ gia đình khó mà đọc viết được giáo lý chính thống của tôn giáo mình đang tín ngưỡng.

Nếu theo công cuộc chuyển đổi tiếng Việt của Bùi Hiền, các phụ huynh học sinh đã qua lứa tuổi học trò, đang cai quản gia đình, quản lý sự nghiệp, hy vọng kiến thức đã học được ở nhà trường lúc xưa sẽ giúp cho mình thành công ở lĩnh vực diễn thuyết, bày tỏ lập trường, quan điểm hay nghe người ta diễn thuyết, bày tỏ lập trường quan điểm. Nhưng giờ cách đọc cách viết của chương trình học đường đã bị đổi thay, nếu nhà nước ra một văn bản pháp luật với dân, chưa chắc các phụ huynh đọc được và khi phụ huynh muốn xin giấy phép hay viết một đơn kiện, viết theo sở học nhà trường truyền thống của mình chuyển đến cơ quan có thẩm quyền chắc chắn sẽ bị bác đơn thôi.

Tốt nhất nên giữ nguyên truyền thống giáo dục học đường cũ, để một gia đình dù hai ba thế hệ vẫn tâm tình, cởi mở bằng một thứ chữ, âm điệu quen tai. Bằng như nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp nhận sáng kiến của ông Bùi Hiền, ông Hồ ngọc Đại và cho đây là lĩnh vực chuyên môn của ông ấy thì ta thà không cho con em mình vào trường nữa, tất cả các nơi đều bỏ học để giữ tốt không khí gia đình truyền thống Việt Nam như chúng ta đã đọc tin: thành phố Bà Rịa Vũng Tàu đã quyết định không cho áp dụng phương pháp cải cách chữ Việt vào trường.

11/9/2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét