Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

TRƯỜNG VÀ HỌC SINH NGHÈO
có ai đó bố thí cho một chút lót trán xi măng, không thì chỗ đâu mà ngồi

Vì đọc thấy Đức Thầy viết về “SỰ HỌC” ý nghĩa rất hay ho đáng nên khuyến khích mọi người mọi giới. Một số phụ huynh học sinh vì không đồng quan điểm giáo dục, học hành và thi cử… nên không muốn cho con đi học hoặc chỉ học sơ sài biết chữ biết viết thì thôi. Ở gốc độ nào thì sự dốt nát hay yếu kém nhận thức không phải là điều tốt. Thời gian không dừng lại với con người và vạn vật, tình trạng không đồng quan điểm có thể một ngày nào đó sẽ được thay đổi thì con em của mình qua hết tuổi vào trường, sống trong sự tiếc uổng. Biết bao người lớn tiếc vì hồi nhỏ nhà nghèo đã bỏ lở cơ hội học hành chừng giàu lên có thể đi học được nhưng đã qua tuổi học trò đành chịu dốt suốt kiếp. Người đi đêm biết đêm rất là dài thì thôi đừng để cho con em của mình đi đêm theo mình, tối hù tối mịt hay ho gì chứ! Riêng về sự học hành đối với tín đồ PGHH, Đức Thầy khuyến khích học nhân không phải trụ vào chén cơm manh áo mà “nhờ nó mình được biết rõ ràng giáo lý cao siêu của tôn giáo…”vì thế hôm nay tôi xin được bàn qua bài viết nầy, như nhắc nhở các bậc phụ huynh sự học của Đức Thầy dạy.
…()…
Hôm 20 tháng 8 năm nay 2017 chúng tôi mở chuyến tham quan những tỉnh vùng dưới có ghé mắt khu mua bán hàng trên ghe xuồng ở một khúc sông thuộc thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Quanh chợ thị xã nhiều dãy lầu phố uy nghi sự sinh hoạt không ồn ào lắm nhưng dưới một khúc sông thì tưng bừng cái cảnh ghe xuồng, tiếng máy tàu ve vản suốt lổ tai. Chúng tôi mười người thuê hai chiếc đò chèo, luồn lách qua nhiều chiếc ghe tàu chở hàng, những chiếc xuồng vận chuyển nhỏ lẻ…
Đang tham quan khu chợ nổi trên sông thì có cuốc điện thoại gọi mời vào máy một người bạn đồng hành, yêu cầu chúng tôi đến trường học tham dự buổi phát quà cho học sinh nghèo ở phường 2 cách thị xã Ngã Năm khoảng 5 cây số thuộc vùng sâu đồng nội. Đoàn phát qùa đến từ thành phố Bình Dương. Chuyện phát quà cho học sinh đối với tôi hết sức là xa lạ và nó không nằm trong dự tính từ thiện tôn giáo nên lòng không hứng thú, nhưng vì là bạn đồng hành, tôi chấp nhận lời mời một cách gượng gạo.
đoàn tài trợ đến từ thành phố Bình Dương

Thiếu một chút nữa là 9 giờ chúng tôi mới tìm tới ngôi trường nói trên. Nhìn thấy hình dáng của trường nhỏ nhắn, rụt rè nằm sâu trong vùng cỏ dại đã gợi lòng tôi một chút quyến rủ thương thương và liền theo đó tôi chợt nhớ điều Đức Thầy dạy qua sự học hành, Ngài viết như sau:
“Sự học hành không làm trở ngại cho đạo đức. Trái lại, nhờ nó mình được biết rõ ràng giáo lý cao siêu của tôn giáo. Nó tránh cho mình những sự lạc lầm, bỏ các điều dị đoan mê tín. Nó làm cho mình dẹp bỏ những điều huyễn hoặc không bàn bạc những chuyện xa vời ( như tiên đoán thiên cơ chẳng hạn…).
Vậy hãy tự mình học hỏi (học chữ quốc ngữ…) và hãy cho con cháu mình vào trường học tập đặng sự hiểu biết của chúng thêm rộng rãi. Vả lại, sự hiểu biết về khoa học không cản trở sự tu hành và nó giúp cho mình nghiên cứu Phật Đạo một cách rành rẽ.”
Nhanh thật là nhanh, từ chợt nhớ lời dạy của Đức Thầy về sự học hành thì học sinh và trường học đã làm tôi thân mến, có thể từ nay tôi sẽ “yêu nghề” từ thiện nầy. Vì ích lợi của sự học đã hiện lên những điều rất quan trọng là: nhờ sự học mà biết rõ ràng giáo lý cao siêu của tôn giáo, nhờ sự học mà tránh được những điều lạc lầm, dị đoan mê tín, nhờ sự học mà bỏ được những điều huyễn hoặc, những chuyện xa vời (như tiên đoán thiên cơ chẳng hạn). Theo trích dẫn trên, sự học hoàn toàn có lợi “Sự hiểu biết về khoa học không cản trở việc tu hành và nó giúp cho mình nghiên cứu đạo Phật một cách rành rẽ.”
Từ ý thức mới nầy tôi bắt đầu quan tâm đến trường học, học sinh và lòng thương thương khi thấy ngôi trường nghèo và các em học sinh không có sân rộng vui chơi. Trường đấp con đê nhỏ nối liền từ đường làng phía trước bờ sông dẫn vào cho thầy cô giáo và học sinh sạch chân ra vô lớp học, trợt xuống con đê thì cỏ dại, đất ẩm ước. Đất nhà trường dài rộng mà nằm thấp dưới, mùa mưa khó có ngày khô ráo, học sinh nào muốn chơi giỡn thì nhào vô trong cỏ. Tôi vì muốn đứng bên kia chụp qua vài bôi hình làm kỷ niệm cho lần tham quan nầy mà một chân dép tôi lún sìn. Cũng may, khi đi ngang qua sân cỏ chết khô, cảm giác lệu ệu dưới chân, tôi liền thoát nhanh, bùn chỉ dính dép chứ chưa ngập tới bàn chân.

bến đậu thuyền cho các em học sinh trong đồng sâu ra học

Ngoài đường làng bờ sông nhìn vô trường học, tôi thấy đồng loạt cỏ trước sân trường chết đứng, khô cây ngả màu vàng, chắc đã hay tin đoàn từ thiện từ Bình Dương đến chia sẻ chút ích sự khó khăn cho học sinh nên ban quản lý khu trường điều động người dọn sạch cỏ bằng cách xịt thuốc bức tử. Từ trong sân ra đến đường làng, ngay cả cỏ hoang dưới bến sông cũng phải chết cho tróng chỗ, làm bến đậu thuyền xuồng để phụ huynh học sinh từ các ngỏ ngách trong đồng chở con em của mình ra nhận quà trợ cấp cho học kỳ tới, 2017 – 2018.
Kiểm lại, khách mời tham dự đã có mặt đầy đủ, đoàn từ thiện hối thúc ban tổ chức công bố tiến hành chương trình phát quà cho học sinh, (vì khi phát quà học sinh đây xong đoàn từ thiện đến từ thành phố Bình Dương còn phải đích thân phát thí hai tấn gạo cho đồng bào nghèo mà điều quan trọng nhắc chừng là phải về Bình Dương kịp trong ngày).
Có sự yêu cầu của đoàn phát quà người hướng dẫn chương trình giới thiệu một vị quan chức nhà nước địa phương phát biểu. Từ chiếc ghế ngồi ông đứng lên chào mọi người, bày tỏ nổi vui mừng vì các em học sinh trường làng mình đã được sự thương tưởng của đồng bào từ xứ xa đến và trước khi dứt lời ông không quên nói tiếng cám ơn đoàn tài trợ.
Kế đến người hướng dẫn chương trình phát lời mời phía nhà tài trợ cử một đại diện đứng lên gặp gở các em học sinh, ông Nguyễn văn Đẻo được đoàn giao trách nhiệm làm công tác nầy. Sau những lời chào hỏi thân thiện với mọi người ông nói: Cám ơn chánh quyền địa phương và thầy cô giáo cho tôi có cơ hội gặp gở các em học sinh yêu quí ở miềng đất xa xôi nầy. Các em học sinh dễ thương của chúng tôi ơi! Sớm giờ chúng tôi nhìn các em và ngôi trường các em học lòng cảm động quá đi! tôi ước được các mạnh thường quân, các nhà tài trợ có lòng yêu mến tuổi thơ hãy nhìn dáng vẻ ủ rủ của ngôi trường các em đang học, hãy ghé mắt nhìn sân trường của các em ẩm thấp và đầy cỏ mà gợi sự nhớ thương, sót dạ, chia sẻ chút tình phụ huynh đối với các em học sinh kém may mắn ở trường nầy, đôn sân và lót trán xi măng cho các em có chỗ sinh hoạt vui chơi, luôn luôn yêu mến trường mình, không bỏ học. Tóm tắt lời nói sau cùng của chúng tôi là mong các em học sinh, dầu cực nhọc vất vả thế nào cũng đừng bỏ học, điều nầy nhờ hoàn toàn vào sự hợp tác chặt chẽ của thầy cô giáo và phụ huynh học sinh. Chúc các em chăm ngoan trong việc học hành.
Sau cùng là lời đáp tạ của thầy cô giáo đối với nhà tài trợ quà học đến từ thành phố Bình Dương, yêu cầu đoàn có phương hướng, kế hoạch hợp tác lâu dài với trường học, học sinh nghèo nơi đây. Chúng tôi rất cần có sự giúp đở của các tổ chức từ thiện, để trường của chúng tôi, học sinh không phải khúm núm, rụt rè khi có dịp giao lưu với học sinh trường khác.

Chương trình phát quà học sinh kết thúc với sự vui vẻ. Tôi ra trước đường làng thấy một nhóm đông phụ huynh học sinh dưới bến sông mở dây những chiếc Tắc Ráng, xuồng bơi, ngóng đợi con em nhanh chân để thuyền lui bến. Xứ tôi không phải thành thị nhưng có đường xe, học sinh tự đạp xe đến trường hoặc cha mẹ đưa rước bằng các Mô Tô. Chiêm nghiệm qua lời dạy của Đức Thầy về sự học hành “Vậy hãy tự mình học hỏi (học chữ quốc ngữ…) và “hãy cho con cháu mình vào trường học tập, đặng sự hiểu biết của chúng thêm rộng rải. Tôi không biết các phụ huynh học sinh ở đây có lần nào đọc được Sám Giảng Giáo Lý PGHH để thấy bổn phận của người công dân là phải vào trường học quốc ngữ đồng thời chịu trách nhiệm với con cháu mình về việc cho chúng tiếp nối vào trường. Nhưng các vị đã làm đúng bài bản PGHH về trách nhiệm với con em học sinh trong nhà.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét