Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

KHÔNG LẬP GIA THẤT

Tôi gặp một nhóm tu trẻ tuổi gương mặt sáng rở đứa kêu tôi bằng chú đưa kêu bằng bác, độ tuổi từ hai mươi đến ba mươi. Chúng tôi chào nhau, chuyện trò vài câu lòng cởi mở, tôi hỏi:
Quý cháu đây có cháu nào chưa lập gia thất không?
Nghe tôi hỏi các cháu cứ nhìn qua nhìn lại như hỏi ý ai đại diện trả lời. Một cháu trông cứng cát hơn hết trong nhóm hỏi tôi bằng giọng nghi ngờ:
- Có gì không thưa chú tư?
- Không phải đây ỷ lớn hiếp nhỏ nhá! _ tôi nói _ tôi hỏi trước thì các cháu phải trả lời trước mới đúng.
- Dạ, chúng cháu đây nguyện tu và đồng hứa với nhau không lập gia thất.
- Không lập gia thất sao?
- Dạ.
Nghe thế tôi rất mừng nhưng sợ biết đâu là mừng hụt nên hỏi cho sạch:
- Không lập gia thất hay chưa lập nói cho rõ lại lần nữa!
- Dạ không lập.
Tôi thăm dò tâm tư của các cháu về chuyện tập thể kết nhau sống độc thân:
- Có vì hay trong việc tu không lập gia thất mà mấy cháu hè nhau xem bộ vui nhỉ, nói tôi nghe được chứ?
Một cháu nhỏ hơn, kêu tôi bằng bác, chen vào:
- Dạ điều này con muốn nghe bác tư nói vì bác tư đã không lập gia thất cho đến lão làng, chúng con mới tập tểnh, đường còn dài; hậu bối xin nghe lời tiền bối dạy ạ !
Nghe câu hỏi làm mất hứng quá đi! nhưng giọng nói có duyên của người trai trẻ tôi liền muốn trình bày sự hay ho của người tu không lập gia thất dựa vào bản thân tôi, nhưng ngẩm lại trả lời liền theo câu hỏi sẽ không hay bằng chờ hướng nội dung trả lời qua một câu hỏi khác. Tôi đành phải đợi mà nói cho qua:
- Không có gì, tôi thấy hay hay…
Chừng như các cháu mỏi lòng mà không nghe tôi nói về việc hay ho của người tu độc thân, một cháu đặt lại câu hỏi buổi ban đầu:
- Có gì không thưa chú tư ?
- Có. Tôi vui lắm.
- Nói mấy tiếng như vậy là hết sao?
- Vui đâu cần nói nhiều.
Cái cháu xưng hô tiền bối hậu bối với tôi dầu mất hứng nhưng vẫn theo đuổi nguyện vọng:
- Xin bác cho chúng cháu nghe một thời giảng giải đạo lý.
- Được rồi. Theo tôi nghĩ PGHH rất cần người độc thân tu hành, gánh vác công việc đạo. Nói ra nghe như tôi đối sử phân biệt với người tu có hôn nhân nhưng mấy cháu cũng biết, đạo mình luôn luôn có hai điều cần làm gấp, một là hành đạo, hai là truyền  đạo như trong Sám Giảng khuyến Thiện Đức Thầy có dạy:
“ Nên cố gắng trau thân gìn đạo,
Hiệp cùng nhau truyền bá kinh lành”
1/ Chúng ta bắt đầu đi từ mục một là hành đạo. Nhìn chung, tất cả tín đồ PGHH đều phải cúng nguyện ngày hai thời, không qua bước công phu nầy mà xưng là người đạo chỉ là đạo danh đạo hiệu, làm mất vẻ thanh cao của đạo để trở thành người đạo thiếu tu. Người đạo thiếu tu tức người đạo thiếu đạo.
Nói như vậy có nặng lắm không?_ một cháu hỏi.
Tôi không nghĩ tới chuyện nặng hay nhẹ mà nghĩ tới việc đúng sai, Đức Thầy bảo “ Không người nào được phép xưng mình là người trong đạo mà lại không giữ luật. Kẻ nào làm trái luật lệ trong sự đạo đức, dầu không xin thôi đạo hay chưa bị bôi tên cũng bị trách nhiệm việc làm của họ và bị coi như người ngoại đạo.”Chuyện cúng nguyện mỗi ngày dù không bị bắt buộc như trong vòng cấm, nhưng Đức Thầy luôn kêu gọi “Sớm chiều bình đẳng chớ lơi, thường hành như vậy nhớ lời đừng sai”. Đức Thầy kêu ta “nhớ lời” thì mình không nhớ, kêu “đừng sai” thì mình cứ để cho sai thế thì đâu nặng? đâu nhẹ? Cháu trả lời xem!
Dạ, con hiểu rồi. Xin lỗi bác.
Những đồng đạo nhớ lời dặn làm đúng không sai về cúng nguyện đó mới chỉ là hình thức còn về nội dung, trong cúng nguyện phải chánh tâm chánh niệm không để cho vọng tâm, tà niệm chen vào làm rối trong thời công phu nữa mới đúng nốt. Ngoài hai thời cúng nguyện, người có sức hiểu biết sâu sắc về tu hành họ còn phải tiếp tục hành đạo trong tứ oai nghi, kiểm soát cái tâm không cho chạy lung tung, đến quấy rối chỗ nầy chỗ nọ, ông ấy bà kia ... Tu trong tứ oai nghi tức là tu trong khi đi đứng nằm ngồi, nhưng hễ ai thấy như vậy còn rời rạc người ta tăng lên cúng nguyện tứ thời, sau mỗi thời đều có tịnh tọa. Ngoài ra còn phải thể hiện tư cách đạo đức của người hành đạo là thực hành giáo lý, giáo điều. Giáo lý là những lời câu chữ khuyên tu, giáo điều là những điều kỵ, giới cấm không làm tội lỗi, ví dụ như Tám điều răn Cấm hay Thập Ác. Người hành đạo cố ngăn trừ những điều ác hay những thứ cám dỗ của Lục Dục, Thất Tình…Những người độc thân tu hành thêm chí cương quyết có thể làm được những điều kể trên bởi vì họ không bị buộc bởi nghĩa vợ tình chồng và con cái, nhẹ bớt sự ràng buộc của giàu nghèo, sang hèn… Điều nầy những đồng đạo trong hôn nhân cũng muốn mà bị nhiều sự can thiệp về trách nhiệm và đời sống rất ít người có khả năng vượt qua từ thử thách đến thách thức; phải thuộc hàng cao thủ thì mới được. Chúng ta nên trân trọng hàng cao thủ.
Tôi đề cập giáo lý, giáo điều để có tính minh họa những sự thật của người hành đạo, chứ cúng nguyện, tịnh tọa, biện luận… mà biện chứng khác hơn, còn phạm nhiều điều trong giới cấm, trong thập ác, hùng biện tu nhiều, tu cao, nói nhiều nhưng người ta nghe ít.

2/ Có học đạo, hành đạo rồi mới tới truyền đạo là đúng qui tắc, sách vở. Nói đến học đạo, người tu độc thân không bị ràng buộc bởi hôn nhân, không vướng bận giàu nghèo ít bị phân tán tâm thì học mau thuộc. Có được sự hiểu biết về Phật Pháp lúc nào họ cũng sẵn sàng vì đạo, họ có thể gánh toàn một gánh đạo lên vai chứ không như phần đông một gánh mà đạo đời lộn sộn. Do đó, trước khi đưa gánh đạo lên vai để hành nghiệp truyền bá, họ có thời gian bất kể là bao lâu để học đạo và cách gánh đạo đi truyền bá nhà nhà. Đã qua học đạo và hành đạo, có sự phối hợp tốt về mặt tâm lý, triết lý và đạo lý để áp dụng đúng chỗ, đúng đối tượng mình truyền bá.
Tâm lý: Nếu gặp một số người họ không muốn thành Tiên đắc Phật, họ muốn ăn hiền ở lành chừng chết đi được tái kiếp sống đời thượng nguơn mà nhà truyền bá ta cứ bắt họ phải chuyên chú niệm Phật nhất tâm bất loạn hoặc triết lý cao siêu về tâm, chơn như lý tánh, bồ đề, niết bàn… nghe không trúng thuốc họ không chịu ở lâu cho mình truyền bá. Ngược lại, người có hướng tâm tu đắc đạo, vãng sanh, đáng lẽ người truyền bá phải trình bày tu cách sao được đắc đạo vãng sanh ta lại thuyết tu lai rai, làm điều đạo nghĩa, tạo phước cho mình và bá tánh, chờ ngày Đức Thầy trở gót Ngài ban phước cho đắc đạo vãng sanh hay sống qua đời thượng nguơn thánh đức… thì người nghe cũng chán thôi.
Triết lý: lý luận về tính nguyên lý của vạn vật, vũ trụ, nguyên lý của đạo đức học, nguyên lý giáo lý giải thoát của Phật Giáo.
Đạo lý: Việc tu học, giải thích từ trong kinh giảng ra là giáo lý, qua tu hành thành người có đạo đức; từ người có đạo đức nói ra lý lẽ về cách tu hành thì phải thực sự tu hành, xưng danh kẻ tu hành học hỏi giáo lý thuộc nói ào ào nhưng không đem áp dụng, trong lòng chưa có đạo thì chưa chắc có đạo lý.
Thưa bác tư! Chúng con rất thỏa mãn về đề thuyết của bác, nhưng chúng con thắc mắc vì sao nói về độc thân tu hành bác cho là vui, hay ho, nhưng bác lại không trình bày sự vui hay ho đó như thế nào cho chúng cháu chia sẻ?
Nói vậy là chưa nghe tôi trình bày sao?
Dạ?
Tôi đã trình bày tiêu điểm ấy trong một đề thuyết vừa mãn.
Dạ, giờ thì con hiểu được, cám ơn bác.
5/6/2016



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét