Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014


KHẤN TÂM THƯ
Con xin cúi kính Đức Thầy vì Ngài đã ban bố giáo lý nhiệm mầu độ thoát chúng con vượt qua biển mê sông khổ. Trên đường vượt sông mê sang bờ giác, biết chúng con mang tấm thân tứ đại thì sẽ gặp bệnh chướng, Ngài đã ban bố thêm cho chúng con ba bài thuốc trị bệnh để thân thể mạnh khỏe, đủ sức lướt qua sóng gió trên đường dài về cõi an vui của chư Phật.
                            Lương Y Bùi Thị Cưng Thủy Trâm cho đồng đạo Lê Minh Triết
Xin Cúi Kính.
Thành kính hương linh đại lão đồng đạo quá cố Trần Minh Thiệu. Rất tôn vinh Ông là người có sáng kiến về Y Học. Trong khi đọc Sấm Giảng Giáo Lý thấy Đức Thầy dạy:
                          “Có đau thì thuốc đó mà,
                 Dòm trong bảng chữ về nhà kiếm cây.”
Kiếm được các loại danh dược trong toa thuốc, Đức Thầy không chỉ là nấu uống, hay xay bột làm ra thuốc tán, thuốc hoàn mà dùng, nhưng trong kinh nghiệm, Ông dám đem thuốc ba bài chế ra thuốc tiêm, độ bệnh rất tiện lợi mà còn kết quả tốt. Tôi thật bái phục.
Xin Thành Kính.
Kính thưa chư đồng đạo trong và ngoài nước! Xin quý vị hoan hỷ cho phép tôi bày tỏ nỗi vui mừng của tôi – một bệnh nhân – bị chứng đau nhức khó chịu lại được hết bệnh hoàn toàn nhờ trị liệu thuốc ba bài của Đức Thầy, và cũng xin quý vị hoan hỷ cho phép tôi bày tỏ sự diễn biến rất tốt cách sử dụng thuốc của Đức Thầy qua phương pháp thủy châm của đại lão đồng đạo quá cố TRẦN MINH THIỆU. Sau cùng, xin quý vị hoan hỷ cho phép tôi bày tỏ những mong ước ba bài thuốc của Đức Thầy được đem sử dụng một cách trân trọng trên toàn cầu.
Xin được hoan hỷ.
1.- Bày tỏ sự vui mừng.
Hơn bốn tháng qua tôi bị mang chứng bệnh “Thần Kinh Tọa”, trong người đau nhức khó chịu, đi, đứng, nằm, ngồi đều không yên. Dùng bữa phải đứng hay ngồi trên ghế cao, thế ấy cũng đau nhưng còn rán chịu được, tuyệt đối không thể ngồi chồm hổm hay xếp bằng. Nhà tôi có hai cầu vệ sinh bàn trệt, mỗi lần đi cầu như bị điều tra, tôi phải quỳ hai đầu gối, dựng thẳng lưng. Sau một tuần lễ bị hành tội, tôi nhờ kêu thợ lại đập một trong hai chiếc cầu trệt, đặt lên cây cầu ngồi cao như ngồi trên ghế, cho dễ chịu một chút.
Về việc trị bệnh, mới đầu tôi chỉ sử dụng một trong ba bài thuốc của Đức Thầy qua hình thức thuốc tán, chỉ cầm cự cơn đau nhức, sau nhờ huynh đệ có tay nghề lương y từ thiện, chuyên môn tiêm chích thuốc của Đức Thầy, đến trị bệnh tại nhà vài lần thì chánh quyền địa phương ngăn chận, bắt vị lương y ra văn phòng Ủy ban Ấp làm việc, sau cùng buộc vị  lương y viết bản cam kết không được tiêm chích thuốc nữa. Khi đã lập nguyện dùng thuốc của Đức Thầy tôi không dùng bất cứ một món thuốc nào dầu là thuốc Nam, tôi chủ ý như thế để khi hết bệnh là không một chút nghi ngờ có sự kết hợp của thuốc nào khác, nhưng nếu trị bệnh ngoài da, nắm dây nhãn lồng hay dây giác (là một thí dụ) thì có thể.
Thật ra, tôi dùng thuốc của Đức Thầy vào khoảng cuối năm 2002, bệnh gì tôi cũng dùng chỉ một bài bốn thứ lá và bông trang, bệnh nằm suốt trong mùng mấy ngày thì cũng bốn thứ lá và bông trang nhưng là thuốc tán.  Nhà một mình, tôi bệnh, không thể đi hái thuốc sống mà nấu. Giờ bị chánh quyền ngăn chận việc trị bệnh bằng tiêm chích, tôi phải trở lại dùng thuốc tán nữa thôi.
Hơn mười ngày mắc bệnh, có một đồng đạo quen ở cách tôi chừng 10 cây số, Ông ta là thầy thuốc Bắc cũng khá tiếng tăm, nghe đồn tôi có bệnh, Ông ta tự ý hốt gởi tôi một thang thuốc trị Thần Kinh Tọa. Nhà tôi sau đồng, Ông ta nhờ một người ngoài xóm nấu thuốc giùm rồi bưng vào. Tôi xin lỗi mà chịu phụ lòng Ông ta và phụ công người tận tụy nấu thuốc.
Nhưng, trước mắt tôi, rất nhiều người đau thần kinh tọa đã bị teo cơ trong khi họ có vào bệnh viện, đi từ Ông thầy này đến bác sĩ nọ. Tôi hoàn toàn tin tưởng thuốc ba bài của Đức Thầy qua phương pháp thủy châm của đại lão tiền bối Trần Minh Thiệu sẽ giúp tôi khỏi bệnh. Ngẫm lại, nhà của tôi không còn có cơ hội để Ông lương y nào dám gan mà đến làm từ thiện nữa, bị bắt một lần là tiếng đồn ầm ĩ. Muốn được trị bệnh liên tục bằng thủy châm để sớm lấy kết quả thì phải đi xa mới có lương y chuyên môn. Tôi được tiêm liên tục trong bảy ngày và mỗi ngày hai lần thì bệnh thần kinh tọa trong tôi phải chịu “xá Thầy” mà lui sụt xuống. Nhà có công chuyện tôi phải về và tôi tự về chớ không cần ai đưa rước như lúc ra đi. Sau đó việc chích thuốc thưa lại, mỗi tuần một lần, rán lắm là hai lần, có khi suốt tuần không có lần nào mà bệnh trong người tôi giảm dần cho đến hết. Tôi rất vui mừng được thuốc Đức Thầy cứu bệnh. Xin trân trọng giới thiệu quý đồng đạo, bà con xa gần.
2.- Bày Tỏ Sự Diễn Biến Rất Tốt qua phương pháp Thủy Châm.
Căn cứ theo quyễn Sấm Giảng Thi Văn của Đức Huỳnh Giáo Chủ đã ghi:
 “VÀI TOA THUỐC NAM MÀ ĐỨC THẦY ĐÃ DÙNG TỪ NĂM 1939 ĐỂ TRỊ BỆNH CHO BÁ TÁNH THẬP PHƯƠNG”
Còn 33 toa thuốc gọi là “Gia Truyền” thì không phải của Đức Thầy, nhưng đã qua tay Ngài kiểm chứng, chấp nhận tính hiệu quả của nó “Đã giao cho anh em tín đồ ở Bạc Liêu hồi tháng 6 dl 1945, trong lúc Ngài đi khuyến nông”.
Ở ĐÂY XIN BÀN BA BÀI THUỐC CHÍNH CỦA ĐỨC THẦY.
Căn cứ theo bản văn của Ông Trần Minh Thiệu gởi đến Ông Giám Đốc UNESCO Việt Nam vào ngày 01/01/2008 thì Ông Trần Minh Thiệu thành lập Bệnh viện từ thiện Phật Giáo Hòa Hảo huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp vào năm 1970, nhưng nếu căn cứ theo lương y Nguyễn Thanh Tòng Giám Đốc phòng Chẩn Trị Chân Thật ở TP.HCM qua bài viết đề ngày 18/9/2006 “QUAN SÁT VIỆC LÀM CỦA LƯƠNG Y TRẦN MINH THIỆU” thì Ông lương y Trần Minh Thiệu đã bắt đầu sử dụng phương pháp thủy châm này rất sớm, vào năm 1962 có sự hỗ trợ của Bác Sĩ Trần Lũy và Bác Sĩ Đào Tuấn Kiệt, Giám đốc bệnh viện đa khoa An Giang ký nhận phục vụ từ thiện cho bà con tại bệnh viện Lấp Vò suốt 15 năm.
Cứ cho là phương pháp thủy châm của Ông Trần Minh Thiệu có từ năm 1970 đi, dẫn tới 2008 kể tổng cộng 38 năm, suốt trong thời gian dài ấy chúng ta ít nghe thấy sự đồn đãi về thuốc hay, thuốc quí của Đức Thầy qua trị bệnh từ 2008 đến giờ.
Như chúng ta biết, từ năm 1975 về trước 1970 là thời kỳ tự do của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa. Thuở ấy chánh phủ rất thương dân, ai vào nhà thương khỏi phải trả viện phí, thuốc uống cơm ăn no nê. Sẵn đà như vậy dân khó mà chịu ghé mắt ghé tai qua thuốc Đức Thầy chưa có nhãn hiệu xác định tính Y Học của ngành chức năng chuyên môn về dược.
Sau 30/04/1975, nhân dân trong nước vừa thưởng thức chế độ của Ông nhà nước mới đã lâm vào cảnh bần cùng, đói thiếu cơm ăn, đau thiếu thuốc uống, đáng lẽ là lúc các lương y từ thiện PGHH phải xông ra độ bệnh cho bà con. Nhưng hềm vì nhân dân chung chịu trong cảnh nghèo túng đến ăn độn “khoai lang bồ” và “Hút thuốc bằng giấy vò, gội đầu bằng nước tro”. Bản thân của lương y cũng chịu sự thách thức bởi cái ăn cái mặc tiền đâu để mua sắm các thứ dụng cụ y khoa. Hơn nữa, thời kỳ nầy chánh quyền nghiêm lắm, luật pháp không rõ ràng, sơ sẩy bị bắt tội là chết liền. Mãi đến thời kỳ nước nhà mở cửa, nhà nước Việt Nam bắt đầu có quan hệ tốt với những quốc gia trong vùng Đông Nam Á không Cộng sản, những quốc gia phương Tây rất trìu mến tự do dân chủ mà ngành pháp luật của Việt Nam đỡ sắt máu hơn, không còn chuyện hễ hở ra là gài phản động, tàn quân, Ngụy quân Ngụy quyền giết cho chết phức.
Dựa vào giai đoạn nước nhà mở cửa, các vị lương y PGHH trở lại tay nghề trong khi đã bị giải tán từ năm 1977, nhắc chừng cho nhau, sinh hoạt kín đáo, cẩn thận để không bị viết tờ cam kết thôi chích thuốc từ thiện cho uổng công một đời học nghề. Sự hoạt động của lương y từ thiện PGHH lớn dần, như văn bản gởi Ông Giám Đốc UNESCO, Ông Trần Minh Thiệu nói rằng “Thành lập năm 1970 với đội ngũ lương y gần ba trăm người” và hiện nay “Đội ngũ lương y có phát triển thêm”.
Sau văn bản yêu cầu tổ chức UNESCO Việt Nam giúp đỡ về thủ tục hành chánh đăng ký sử dụng thuốc ba bài với phương cách chế biến của Ông Trần Minh Thiệu, ngày 4 tháng 6 năm 2008 Sở Y tế tỉnh Hà Nam chứng nhận y học ba bài thuốc đạt yêu cầu trong trị bệnh và cho phép sử dụng. Sự kiện này đã làm cho các lương y từ thiện PGHH nhất là đại lão tiền bối Trần Minh Thiệu rất vui mừng. Từ khi được cấp phép hoạt động dù chỉ mới một tỉnh Hà Nam nhưng trong niềm tin bao la của các lương y từ thiện PGHH sẽ làm nên sức mạnh tinh thần để mọi người tìm đến dùng thuốc ba bài của Đức Thầy thay vì trước kia họ sẵn sàng cầm một cọc tiền đi vào bệnh viện.
3.- Bày tỏ sự mong ước.
Thuốc ba bài được đưa vào sử dụng theo phương pháp thủy châm, hiệu quả của sự trị bệnh đạt rất cao. Lương y Trần Việt Cường không phải là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo còn động lòng vì thuốc hay, tự nguyện làm chủ đơn xin phép giùm. Sở Y Tế tỉnh Hà Nam đã chứng thật mẫu kiểm nghiệm thuốc của Ông Cường là đạt yêu cầu trong việc điều trị bênh nhân. Thế ấy, tôi ước mong chư đồng mình tiếp nhận sự thật thuốc của Đức Thầy qua phương pháp thủy châm của đại lão đồng đạo quá cố Trần Minh Thiệu, đã trị hết nhiều chứng bệnh ngặt nghèo, nợ nần cho đã từ các bệnh viện Tây y hết sanh lộ đến tử lộ, gặp được thuốc ba bài đã biến đổi nhanh từ tử lộ qua sanh lộ không tốn một đồng bạc nào.
Lỡ chúng ta “Có đeo bệnh tật vào thân” hãy trở về khu vườn dược của Đức Tôn Sư. Khu vườn có những thứ lá cây đơn sơ mà trị bệnh rất là tuyệt diệu. Mong rằng, những lương y, bác sĩ gốc PGHH trong nước và nước ngoài, theo đuổi ngành y để cứu người thoát khỏi bệnh tử là trách nhiệm của người có lương tâm nghề nghiệp, cũng nên vì PGHH mà ngó lại thuốc ba bài của Đức Thầy qua phương pháp thích nghi, rất khoa học của Ông Trần Minh Thiệu, tự dùng và giới thiệu thêm người dùng.
Trước mắt tôi có vài người bị bệnh ung thư vú, ung thư tử cung cũng được cứu khỏi hoàn toàn. Mong rằng chư đồng đạo có quen thân với vị Tiến sĩ y khoa nào, xin hãy vận động Ông ấy cắt mẫu thử nghiệm chứng ung thư cho toa thuốc hiệu (N) theo nhãn đăng ký của lương y Trần Việt Cường đã được chế xuất từ bài thuốc bốn thứ lá và bông trang của Đức Tôn Sư PGHH, Sở Y tế tỉnh Hà Nam chứng thuận.
 Rất mong có sự hưởng ứng của chư đồng đạo.
         26/4/2013
       Lê Minh Triết

Ghi Chú: Tác giả bài viết là bệnh nhân được chữa trị lành bệnh chỉ sử dụng duy nhất ba bài thuốc gia truyền của Đức Huỳnh Giáo Chủ.
Để biết thêm thông tin cũng như nguồn gốc về phương thuốc gia truyền ba bài của Đức Huỳnh Giáo Chủ, kính xin quý đọc giả vào xem hai đường link dưới đây.

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Thuyết Trình Đề Tài:
SỰ TRÚ ẨN CỦA PHIỀN NÃO

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin kính chào chư quý đồng đạo.
Hôm nay tôi xin thuyết qua đề tài “Sự Trú Ẩn Của Phiền Não”.

Trú Ẩn là gì?
Trú là chốn ở. Chúng ta thường nghe nói trú ngụ hay thường trú. Ẩn là không hiện, người ta thường dùng là đi ở ẩn, ẩn tích, ẩn tàng, ẩn chứa.
Sự Trú ẩn của phiền não là phiền não đã ở ẩn trong các công việc, ngay cả việc từ thiện, công tác Phật Sự.
Chư Đồng đạo thân mến! Đi vào tiến trình Học Phật qua học sử Phật Giáo, đệ tử Phật, những vị tu chứng Thánh Quả A La Hán được tặng cho danh hiệu “Bố Ma”. Ma ở đây là chỉ cho “Giặc Phiền Não”, Đức Huỳnh Giáo Chủ gọi là “Vọng Niệm Chúng Sanh” và Ngài diễn tả bộ mặt của những tên giặc phiền não, vọng niệm chúng sanh ấy để chúng ta biết mà trừ đi. Luận về Bát Chánh Đạo của Phật, mục Chánh Mạng Đức Huỳnh Giáo Chủ Viết:
 “ …Ở đời người ta hay lấy xác thân mình làm gốc và hay quí trọng săn sóc nó. Ấy cũng do lục căn mà ra: nhản, nhỉ, tỷ, thiệt, thân, ý. Mắt ưa xem sắc đẹp, tai ưa nghe tiếng hay, mũi ưa ngửi hương thơm, lưỡi ưa đồ ngon béo, thân ưa sự sung sướng, ý ưa chức phận cao.
Người ta tìm đủ phương thế bổ dưỡng thân xác mình, làm cho trí huệ càng ngày càng thêm mờ ám, ngu đần, không còn lo lắng đến sự tiêu diệt.”
Cũng trong Luận về Bát Chánh Đạo, Đức Tôn Sư ta còn diễn tả tướng dạng của vọng niệm chúng sanh qua phần Chánh Niệm để hành giả biết mình phải làm vì và không tạo cơ hội cho vọng niệm chúng sanh có nơi trú ẩn.
Còn cũng tưởng, mất cũng tưởng, có cũng tưởng, không cũng tưởng, thành cũng tưởng, bại cũng tưởng, thương cũng tưởng, ghét cũng tưởng. Thất tình lục dục bắt buộc con người phải phí biết bao nhiêu tâm cơ, bao nhiêu trí não để phụng nó. Danh lợi, cảm tình, uy quyền phú quí… được hằng ngày ghi nhớ. Vì thế con người mãi mãi lăn lộn trong sáu đường, không thoát khỏi vòng sanh tử.
Để thoát khỏi luân hồi bỏ cuộc đời lầm than hoạn họa, hãy rán tưởng niệm phương pháp hành đạo bỏ các điều phù phiếm, ghi nhớ công lao Đức Phật đối với quần sanh, bia tạc vào lòng những điều Phật Giáo. Phải nhớ rằng xác thân do tứ đại(đất, nước, lửa, khí) tạo thành và sớm muộn gì nó cũng sẽ bị tan rã. Đặng vậy ta mới bỏ được các sự xúc động, các mối dục tình tránh điều lụy khổ do nó gây nên.”
        Người quy y đạo Phật là nguyện đi theo con đường Phật đi. Khi còn là Sĩ Đạt Ta Ngài chịu ngấm mình sáu năm trong núi tuyết, ngồi thiền định dưới cội Bồ Đề, lắng đứng vọng niệm chúng sanh để chủ trì tâm Phật hằng hữu. Nay ta đi theo Phật diệt vọng quy chơn thì phải làm lính bố ma giữ yên sự nghiệp đạo Phật.
Nhưng phiền não không thật có, nó tác động bởi con người nhận ngụy làm chơn, là bống dáng khi ẩn lúc hiện của khi thửa lòng hành giả có mây vô minh hay không hoặc lúc có nhiều lúc có ít. Thừa lúc lòng dạ tối đen bởi vô minh thì phiền não xuất hiện, lòng dạ tối đen ắc mê muội đến rờ đầu rờ cổ bạn tình chung suốt, chẳng phân biệt được là chơn hay vọng để mà trừ vọng hoàn chơn.
Người chiến sĩ Như Lai, mắt thấy, tai nghe, mà lòng không gây sự, không có tính chiến trường, giành giựt, thì hiện trường không phải là chiến trường, thấy nghe vẫn tu được. Thấy nghe không bị cản trở hành trình về Phật là thấy nghe không gây sự, không có giặc đâu đây. Đi từ sóng lặng gió êm mà qua sông. Nhưng nếu người chiến sĩ có bị gây sự khi mắt thấy tai nghe, chớm nở Danh, Lợi, Tình, ái ố, là giặc khởi động chiến trường, vừa thấy bống giặc hãy chiến đấu khi giặc còn ở xa, đừng chờ nó tới “xáp lá cà”coi chừng mất mạng. Chiến đấu giặc gì đánh xáp lá cà còn thắng chớ giặc tình cảm mà xáp lá cà là trăm trận trăm thua.
“Cư Sĩ Canh Điền” tu qua nghề làm ruộng, giữ lời Phật dạy không ham giàu nên không bận rộn về vật chất, tiền bạc
“ Ta là cư sĩ canh điền,
Lo nghề cày cuốc cũng chuyên tu hành.
Xa nơi tranh đấu lợi danh,
Giữ lòng thanh tịnh tánh lành trau tria.
Gắng công trì niệm sớm khuya,
Thân tuy còn tục tâm lìa cõi mê.”
Cuộc sống ít tranh đua Có được nhiều thời giờ niệm Phật hành thiện sẽ tốt hơn. Đường tu Nếu không cẩn thận mài mò pháp môn thì tâm chạy lung tung, mười chạy lung tung là hết chín phần cấu nhiễm danh, lợi, tình; ái ố sân si, như câu chuyện sau đây, dầu chưa phân thắng bại nhưng bị giặc quất mấy cái trúng siểng niểng sức kháng cự yếu đi.
 Hôm qua cuốc đất còn Niệm Phật được, nay tâm sao hết sức là lu bu, tính mua thêm vạt đất của ông cận bên, tiền không đủ, tính, tính, tính… phải đem giấy chứng khoán ruộng đất đến ngân hàng thế chấp…
Chuyện tôi kể, không phải thứ chuyện đời xưa bên Tàu bên Tây, ở ngay Việt Nam, là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo:
Anh Mau trằn trọc không ngủ, vợ anh nằm bên bị ông chồng lăn lộn có lúc tặc lưỡi, khó dỗ được giất, bực mình chị ta cằn nhằn:
- Ông làm gì tới nửa đêm, gà gáy 2 chập rồi mà cứ lăn lộn, có bệnh hoạn gì không?
Anh Mau không đáp chỉ thở ra rồi lại thở ra khì khì, vợ anh đeo đuổi:
- Không bệnh thì là cái gì mà cứ thở ra như bị rược chạy?
- Bà làm ơn nhỏ tiếng một chút có được không? Nói cho bà nghe, dãy đất cận bên phía phải của mình bán, tôi định mua đất đó.
Bà vợ lồm cồm ngồi dậy, nói:
- Tôi nghi có sai đâu! Mấy bửa qua tôi thấy Ông có vẻ lo lo làm sao ấy, đi tới lui với chú Chỉnh tay cờ bạc có tiếng trong làng. Xét Ông cập bè cập bạn với chú ấy chỉ làm hư thân một tín đồ PGHH… tôi lo sợ mà chưa nói.
- Bà nói chi mà nhiều thế, kết cuộc có ủng hộ tôi không?
- Tôi lạy ông! Hãy nhìn lại ông xem đã chừng nào tuổi mà ham sắm đất? Mầng mụn cả đời, có lúc ăn ngủ ngoài đồng còn chưa chán. Hồi đó ngủ đồng, đang đêm Ông bị trúng gió nặng, tưởng đã chết ai dè là chết giả, vì tuổi còn trẻ, mạnh sức lướt khỏi. Nay bống chiều đã ngả làm ơn cho cái thân già thảnh thơi một chút. Già rồi thì nên thi đua công đức, phước đức, sợ chẳng bằng ai chứ ở mà lo làm giàu, tranh đua chi cái giả thân, chừng chết thằng cha nào cũng bị lắc núc áo. Đức Thầy dạy “Miễn cho được ngày hai cơm tẻ, buổi bần hàn đặng có tu thân”. Có hai vợ chồng già mà mười công ruộng không bãnh hơn nhiều người cả nhà không có đất cắm vùi. Ông có đói bửa nào chưa?
- Đói thì không lo, nhưng đất kế bên mình để người ta vô mua là uổng lắm.
- Đất của người ta chứ của mình đâu mà uổng giùm? Tôi coi bộ Ông tu ngày giống anh út … đến đâu cũng thuyết Lý Vô Thường, “ đời tới” mà hễ ai kêu bán đất là giành mua trong khi ruộng nhà mầng ăn không hết. vợ chồng với nhau nói thiệt, tôi không ủng hộ ông mua vạt đất nầy.
Anh Mau tuyên bố quyết tu, đi chưa mấy xa bị địch dụ dỗ, mất phương hướng Niết Bàn. May có vợ ủng hộ, cân nhắc việc phải trái, tiếp thêm cho anh sức mạnh tinh thần, hiện lên mục tiêu để chồng tìm lại. Mấy hôm sau ra đồng dọn cỏ đất lúa, từ nhà ra ruộng vừa đi vừa niệm Phật, không biết giặc phiền não ở canh từ lúc nào mà mắt anh thoán thấy miếng đất kêu bán là chúng nhảy vô cắt đứt tiếng niệm Phật. Anh Mau hay không quá muộn, rút gươm ra chém. Tay gươm của anh mạnh lắm, vụt xuống, mấy thằng giặc không cầm cự nổi, rút lui, để anh Niệm Phật đi tới.
 Như quý vị biết, lòng không giặc dậy đường tu rất ngọt, nhơn rộng sự tu ra chỗ mình chưa tu. Lúc mới phát tâm theo đạo, cố gắng tu ở hai thời cúng nguyện mà khó khăn đến phải trợt lên trợt xuống, rớt té bầm dập thửa lòng, có khi còn bỏ cử là khác. Nhưng tu lâu mỗi lúc mỗi sáng tâm, không chỉ tu ở ngay cái bàn thờ với 2 thời cúng lạy là đủ mà còn phải nhơn rộng sự tu ở các chỗ các nơi, như người lính chiến giữ an ninh, muốn khắp nước đều được an ninh chứ không chỉ an ninh trong đồn bót mà hở ra ngoài toàn là giặc, vô minh dày đặc. Lần theo lời dạy của Đức Thầy “ Đường đạo Đức bước đi từ nấc” phải tiến mình lên như em học sinh mỗi năm mỗi lên lớp.
        Tôi xin kể hầu quý vị một chuyện nữa:
Cô hai Sương cho đứa con học, thằng nhỏ ham chơi, đến cuối học kỳ không lên lớp. Cô giận lắm, mắng con cả xóm đều nghe:
Mầy ngu quá! Học kiểu gì đã mới lớp dưới thấp còn không leo lên được huống sau nầy phải cao hơn! để mầy đi chăn vịt giữ bò chứ học chi cho tốn, nữa được gì?
Ở hàng xóm, cô kia chưỡi con cô ta mà anh năm Cẩm nhói đau lòng tự trọng, xét lại bản thân quy y PGHH, học cái lớp “Chay qui tắc” cúng lạy hai thời đến nửa đời người, đọc đi đọc lại nhảo nhề cái câu “ Đường đạo đức bước đi từ nấc” mà ngần ấy năm tu có lên được nấc nào đâu? Con nít đàng xóm học hành chỉ một năm không lên lớp còn bị mẹ mắng ngu, hăm đày đi chăn vịt giữ bò, mình theo Thầy học đạo đến nửa đời người mà còn y một lớp “Qui Tắc chay bốn ngày”có đáng bị mắng ngu không chứ?
Tự ái dồn dập, anh Năm Cẩm động viên hối thúc vợ con trong việc tu, từ nay trở đi tu lên lớp mỗi năm. Nấc thang phải lên trước nhất là dùng chay trường, còn việc tu, ngoài hai thời cúng nguyện sớm chiều ra, lúc rảnh công việc thì niệm Phật xem kinh, hoặc đi làm từ thiện, như vậy cũng còn thấy chậm so với nhiều năm tu đứng chựng tại chỗ. Hôm trong giờ nấu ăn, vợ anh lu bu công việc làm món ngon, sắt gọt chiên xào trong bếp, anh đến ghé xát tai vợ hỏi han:
- Làm nảy giờ có nhớ tu không?
Vợ anh không đáp, cười bẻn lẻn. Anh không bỏ qua, hỏi nữa:
- Có tu được hay không thì trả lời, mắc cở gì chứ!
Chị ta mỉm môi, đáp khẽ:
- Không nhớ.
- Hãy gắng công  lên chút!
Con gái anh cầm chổi, quét hết trong sân nhà ra đến đầu ngõ, cặp mắt cứ liếc ngoài đường. Anh Cẩm đến từ sau lưng hỏi con:
- Quét nhà có tu được không con?
- Dạ được ba à.
- Được ra làm sao ở cái tâm con ba không biết, nhưng thấy con liếc mắt ngoài đường chứng tỏ con không trụ tâm; không trụ tâm tu dính vô đâu?
Con gái không đáp, cúi đầu trước cha cầm chổi hai tay đi vào nhà.
Lần nọ cả nhà ngồi quay quần dùng cơm, anh Cẩm có quyết tâm tu trong bửa ăn nên hạn chế trò chuyện với nhau trong bửa toàn những chuyện không đâu. Hôm nọ bà xã nấu món ngon, đãi như đãi khách, đồ ăn ba bốn món. Anh dùng tự nhiên và trong tỉnh lặng không để dạ ngon dở chen vào; vợ, con anh, nhất là cô con gái, gắp một đủa cắn phân nửa mồi ngắt ra, chớp chớp mắt để thưởng thức, khen đáo để. Anh Cẩm dùng xong bửa, bà xã hỏi có ngon miệng không anh trả lời kiểu rất là hà tiện:
- Cũng được!
 Anh đút đôi đủa lên lòng bàn mâm, cô con gái nhại miệng hỏi:
- Nay mẹ vất vả nấu món ngon cho cả nhà tẩm bổ. Không vừa miệng sao thôi sớm vậy ba?
Anh đáp:
- Trong bửa ăn ba ít nói, chỉ có niệm Phật mà ăn, niệm phật không cản trở việc ăn, ăn không cản trở niệm Phật. không bị cản trở nên ba ăn nhanh thôi con gái.
Mẹ con nhìn nhau cười yếu ớt.
Anh Cẩm làm chuyến xe đầu và cũng từ đó cả nhà anh ít nói chuyện khi dùng cơm, niệm Phật chắc phải được nhiều hơn. Ngoài xóm biết chuyện nhà anh, nhiều người khen anh là “ cao thủ” mới hạ gục cái tập quán đủ thứ chuyện trên đời kéo về bửa ăn, nhưng cũng có người trách anh làm vậy là quá đáng. Anh không để sự khen chê làm rối lòng, đời ai ăn được nấy no chứ ai ăn no giùm người khác? Niệm Phật nhiều thêm, hay hơn để chuyện trần duyên muốn làm gì làm. Nhiều người tu bị dục vọng đánh té ngả đở lên không được, vô minh chen vào đặt khu tự trị làm đen đúa lòng người tu, sai khiến làm chuyện bôi trai phá giới. Nhà tu phục tùng theo chúng thì còn nên thân nên hình gì nữa?
 Trách anh với chủ trương Niệm Phật trong lúc dùng bửa là chuyện quá đáng, họ chỉ là con số ít, có lẽ đầu óc họ cũng ngán ngẩm niệm Phật, thích niệm chúng sanh mà bị cản không cho niệm là khó chịu. Trong giờ dùng bửa cho cả nhà, nếu không có sự đề cao cảnh giác vọng niệm chúng sanh dễ hội tụ. Sự Sanh ra của con người, chúng ta cho là có hẹn đi, nhưng tử thì đâu có hẹn. Ai biết được chừng nào mình chết? Có người bị bệnh nhừ tử, trong nhà âm thầm lo chuyện hậu sự mà không chết, có người chưa phát hiện được chút bệnh hoạn nào, chưa có dấu hiệu chết gần mà lại chết ngang xương. Có sự chết ngang xương như vậy, ví có thể chết ngang xương trong lúc ăn mà cả nhà đang trò chuyện những chuyện không đâu, ra đi với cái tâm ngay lúc đó không một chút đạo đức, hằng ngày niệm Phật quyết liệt cầu vãng sanh Tây Phương mà tới cái lúc ăn thua thì lại không nhớ niệm để thua trắng … Nếu sự Niệm Phật làm chủ tình hình trong bửa ăn tất nhiên vọng niệm chúng sanh không còn đất để sống, đâu ở đó mà phá tán. Nhà anh Cẩm mỗi lúc nhiều khách đến, xin được ở tạm tu chung, nhà thành đạo tràng, khách thiền môn có đến với vài tên phiền não ngoan cố cũng bị đạo tràng đuổi ra. Tươi vui niềm đạo, thuyền trên sông, nước phẳng lặng một màu.
Lỡ một chút đường tu không xát khít, có kẻ hỡ, niệm bất giác chen vào với cường độ mạnh, sóng vỗ mây che, tối tăm mày mặt qua chuyện đồn đải vu vơ của người khác: con gái của anh đã tỏ tình với một chàng trai, và đôi trai gái nầy đã  qua một vài lần hò hẹn trong chỗ vắng người. Anh cẩm vốn người rất trọng luân thường đạo lý, chuyện lứa đôi phải trong phép tắc, anh cảm nghĩ mình bị sỉ nhục nặng. Nghe như chuyện long trời lở đất, nóng nảy kìm cái tâm không được, anh bỏ ngay công việc từ thiện cho ai làm gì thì làm. Cố gắng niệm Phật trên đường về nhà mà câu niệm nào cũng bị dập nát ra như cái máy hát bị nhai băng. Lòng tự hào về con…tức, buồn…
Anh về nhà với gương mặt đỏ đỏ, mắt không hiền, nhưng vợ anh không nhìn kỹ thái độ ông chồng bấy giờ, hỏi vô tư:
- Bộ, nay làm từ thiện suốt nắng sao mà mặt mày đỏ ké?
Anh không trả lời, nhưng chị không để ý khuôn mặt khác thường của chồng, vẫn hỏi tiếp:
- Bộ, không đội nón khăn sao?
Kẻ hở lại được nước hở thêm, mất hết tinh thần đạo đức. Anh nạc ngang:
- Bà im đi không!
- Ông…
- Con Nết đâu rồi, bà kêu nó cho tôi hỏi chuyện.
- Bộ con nó làm gì không phải?
Anh Cẩm không trả lời, mặt hầm hầm.
Nết không hay chuyện gì xảy ra, tâm thần tự nhiên, nhưng anh Cẩm, vừa thấy mặt đứa con gái là nổi nóng, tấn công ngay điểm người ta đồn tiếu. Con anh tức tưởi khóc xước mướt…
Thật sự thì chuyện đồn đãi kia không có. Nhà người đời có cậu con trai thương Nết lắm, cậu ta  hỏi chuyện lứa đôi mấy lần Nết đều không chịu, nguyện giữ hạnh độc thân tu suốt kiếp. Dầu bị nàng nói câu chấm dứt, nhưng nam đời si tình không quên được, nuôi hy vọng… Nam đời không có dịp gần gủi học trổ tài nói dai. Trong chuyện lứa đôi người ta thường bảo “ không đẹp trai mà nhờ có tài nói dai cũng ăn được”. Làm Phật Sự, công tác từ thiện, Nết có đi chung chuyến xe đông người đem hàng đi cứu trợ những vùng bị lũ quét, trong số đông người có vị nam tu, con chú sáu Lớn thôn cận bên, vị nầy thật tâm thật ý tu hành, không để lòng nhen nhúm tình cảm lăn nhăn. Nết thân mến vị nam tu, xem đây là đạo huynh gương mẩu, thường gần gủi học hỏi, kính trọng không lờn. Cậu trai nhà đời tức mình vô duyên đưa tin phá cho đở tức. Chẳng nhè cha cô Nết quá cao lòng tự trọng, tự hào về con, nghe tin phát thẹn lên, cảm xấu mặt không dám nhìn ai, luôn nhiều ngày tự ti mặc cảm, gay gắt. Giặc ở đâu? Mang về nhà làm trường tu trong nhà bị bể nát. Những đồng đạo ái mộ uy cách tu của nhà Cẩm, đến xin tu chung thấy nết giận của người huynh trưởng quá trớn cũng đã lặng lẽ ra về.
Anh Cẩm có người bạn đạo rất thân, tình như ruột thịt, Ông ta nghe tin nhà bạn có chuyện chẳng lành, đến khuyên:
- Con anh nó nói không có chuyện đó, anh ép cháu chi vậy?
- “Không có lửa sao có khói”?
- Chuyện vậy anh cũng đem khói lửa ra áp dụng. Thiệt lấn lướt!
- Không có sao người ta đồn?
-  Người ta đồn là có sao! Thế người ta đồn anh háo danh, khoe khoan tiêu điểm Niệm Phật trong bửa ăn để người khác ái mộ đến xin tu chung là có thật sao?
- Anh nghĩ tôi là loại người như vậy à?
- Nếu đó là điều cay đắng sao anh đặt ra với con anh ?
- Không phải vậy sao nó không đi đối chất để rửa nhục.
- Nó tự thấy không có nhục, anh kêu nó rửa gì chứ? Thế người ta nói anh tu háo danh, anh có cần đi chưỡi người đồn để rửa nhục không?
- Tôi,.
- Anh à, nói cho cùng, con anh muốn tu độc thân hay lập gia thất là quyền của cháu, anh không thể cấm cản, Đức Thầy chúng ta nói rõ “ Tu không tu cũng không mời thỉnh”. Có được Thầy dạy như vậy, tôi thấy anh đi hơi quá trớn. Còn anh bảo, muốn chứng minh cho lòng trong sạch thì nó phải đối chất là anh ép vị tu hạnh Bồ Tát đi minh bạch việc xấu của người. Anh đọc truyện Phật Giáo, Thị Kính là nam hay nữ? Anh biết rõ là nữ giả nam chứ gì? Thế người ta khai ra, Thị Mầu lén lút với Thị Kính mang thai. Chuyện chứng minh bà ta vô tội đối với bào thai thị Kính dễ quá phải không? Nhưng sao Thị Kính không làm để Sư Phụ trụ trì đuổi ra hành lang chịu nhục? đóng vai anh là Thị Kính, cứ đụng chuyện nóng vội nóng vàng thì bây giờ đâu có Bồ Tát Quán Thế Âm!
Đồng đạo trong xóm và những xóm làng lân cận đều nể nan nhà anh là một trường tu, là bống mát bên đường cho khách đăng trình giải mệt. sự cố chấp của anh là tự hạ thấp bống mát của mình, có chút đồn tiếu bên ngoài, giận lên kéo giặc về nhà cho phá bung sự nghiệp. Hành động anh làm chưa phản ảnh đích thực điều răng cấm thứ bảy của Đức Thầy. Tình đồng đạo tôi khuyên anh, hãy bớt những chuyện ngoài sức của mình. Ai cũng có trách nhiệm với bản thân và Thầy Tổ, ta đừng bắt buộc họ phải làm thế nầy thế kia với ta nữa. giá như một chuyến tỵ nạn, đồng hành gồm có mười người, giữa chừng bổng một người chết, chín người còn lại sao nào, chết theo hay quày về chịu chết với khổ nạn, hoặc tiếp tục hành trình? Anh nói giùm tôi đi! không gì sự chết chóc của một người mà chín người bỏ cuộc chứ? Anh chọn giải pháp nào nhỉ, tiến hay lui? Giá như chuyện của cháu Nết là có thật, nó không chịu đi độc thân trên lộ trình nữa thì thôi, tẻ đường rủi sau nầy gặp khổ thì rán mà chịu ở sanh sự chi cho tổn cái tâm đức.
Anh Cẩm nghe bạn phân rất thấm lòng, không luận đối lại. Tuy anh chưa nhận việc cố chấp mà nóng nảy, sanh sự, chuyện trên là sai, nhưng trên gương mặt anh đã có sự hoan hỉ, không còn nét giận hờn.
Tu cửa miệng dễ hơn tu qua hành động, lý luận suôn không chưa đủ mà cần phải chảy gở cái tâm cho được suôn theo. Muốn tu tiến, chuyện vì nên để ngoài tai, ngoài mắt.  Những giàu nghèo, hơn thua, cao thấp sẽ làm bẩn trí, ngầu đục tâm phàm. Hiểu biết sâu lý luận giỏi mà lòng cứ mở cửa cho vọng niệm chúng sanh chen vào dành chỗ ta kính riêng cho Phật. Xảy ra chỉ một kẻ hở, nếu ta để cho vọng niệm chúng sanh ngự trị lâu, choán chỗ, lòng đầy tăm tối thì Phật sẽ không đến.
Tóm Kết:
Sự Trú Ẩn của Phiền Não là đề tài khuyên hãy gìn lòng mà tu. Phiền não thường là xuất hiện từ trong lòng ra, nếu ta tu ngay trong lòng, thắp sáng trí huệ không còn chỗ cho phiền não trú ẩn. Đừng để chuyện không đâu làm rối trí. Thế gian là cõi giả nên tất cả những vì trong thế gian đều là giả như nhau. Ta đừng làm trái đi sự Học Phật mà chúng ta biết thế nào là Ngụy thế nào là Chơn, hiểu rõ ràng thì phải mau mau mà theo chơn bỏ ngụy. Tất nhiên lòng thưa bớt vô minh, mây không tối đen, sự nhìn nhận không lộn lạo, giặc phiền não, vọng niệm chúng sanh không còn nơi để trú ẩn. An ổn sự tu, tiếp nối giác ngộ, lỡ mất tu một chút liền giác ngộ nối liền theo đó. Không có nơi trú ẩn thì vọng niệm chúng sanh muốn trêu ghẹo, ám hại cũng phải từ xa đến, lâu mất thì giờ, không kịp chúng ta hết mê giác ngộ. Ví như người lính chiến đóng đồn, hàng ngày thường mở cuộc hành quân, đẩy giặc ra xa, có lỡ vui chơi quên canh một chút, chung quanh không có giặc, đồn bót êm ru. Nếu cất đồn để ngăn giặc giữ an ninh cho dân mà không siêng hành quân đánh giặc, đuổi giặc biệt tăm, lúc nào giặc cũng ở kế một bên, hơ hổng một chút là chết ngay.
Kính thưa chư đồng đạo! đề thuyết đến đây xin tạm dừng. Qua sự thuyết trình của tôi, nếu quý vị có đồng cảm, xin mời quý vị hãy cùng tôi thực hiện hoài bão.
Xin kính chúc thân tâm an lạc, đạo quả chóng viên thành.
Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát.
Nam Mô Thường Bất Kinh Bồ Tát.
Nam Mô A Di Đà Phật

Lê Minh Triết


Kể Chuyện:
GƯỢNG LẠI

Một nữ tu, mười mấy năm xông pha chiến trận, chiến đấu quyết liệt với quân phiền não, vượt qua trần cảnh về Phật cảnh đổi sanh tử qua Niết Bàn, gặp phải chướng ngại lớn.
Nữ Tu Nguyễn Thị Lá mới 17 tuổi đã phát tâm tu, nay 34 tuổi, gương nga bợt màu quyến rủ. Tương chao tàu hủ đầy mình như vậy đáng lẽ lòng trần chôn chặc cho tương lai đầy hứa hẹn bên kia bờ giác thì lại chùng chân mỏi gối không màng nơi chư Phật đợi chờ. Do lúc ít tu, kiểm điểm cái tâm hời hợt mà đi chơi đây đó nhiều, tạo biết bao nhiêu kẻ hở trên đường tu để giặc phiền não chen vào. Nó vừa chen vào liền hay đuổi lập tức, tâm nhớm động một chút là cắt được thì không sao. Sợ chúng chen vào lâu mình không hay thì chúng mặc tình bành trướng, cái nhà của mình mà chúng làm chủ tình hình thì sự đổ nát nhanh thôi. Một lần ở chơi nhà người anh trai năm hôm để tiếp chút việc nhà cho anh ấy lúc chị dâu có chuyện đi vắng, mấy cháu bận việc bút nghiên, cô thấy nhà đối diện bên kia đường có một đôi vợ chồng trẻ mà yêu như một đôi tình nhân, quyến luyến không rời. xem thấy người ta mấy ngày thì lòng đã thích. Tâm tư ba đào sóng dậy mang tâm bệnh ấy về nhà thường nhớ chuyện tình người ta là hạnh phúc. Niệm Phật hết vô, cúng lạy biến trễ mệt mỏi không muốn vấn thân độc hành về Phật chi cho khổ khó. Nhìn đời  vương vấn tuổi thanh xuân, lay động dây tơ tình đã chưa lên cung đàn nắn phím… đồng đạo, bà con lối xóm thấy việc tu của cô giờ thì nghi ngờ lắm giống như chiếc xe chỡ quá tải mà leo dốc, xe không thấy đi.
Nhà cô thuộc dạng khá, có ăn có để, cô là vị tiểu thư số một trong gia đình các anh em đều là trai. Được mọi người trong nhà cưng chìu nhưng cô không tự đắc tự phụ. Cô phát tâm tu lúc tuổi còn quá trẻ, cha mẹ không bằng lòng nhưng cô quyết chí. Cha mẹ không tin nhưng cô thì rất tin mình có thể tu đến nơi đến chốn. Năm đầu bớt điểm trang thân thể, kem phấn chỉ dùng chút đỉnh khi ở nhà vì sợ cha mẹ buồn còn có chuyện ra đường thì mặt mày mình trời sanh sao để vậy, tu qua năm thứ hai đổi dứt khoát hết quần áo đời mặc toàn là màu đạo không xài kem phấn. Cô nghĩ, tu phải như chạy nhanh lấy trớn, người tu đang sống trong đời mà theo đạo bỏ đời, diệt các ham muốn trong đời không phải dễ, các cụ ví như thuyền chèo ngược nước, xe chạy lên dốc, lúc nước không ngược, dốc không lên cao thì rán mà chèo chạy cho có trớn để đẩy qua nước ngược dốc cao.
Lo tu thân, gìn tâm đúng hướng đừng lo sợ người nầy buồn mình người kia ghét mình hay thương mình, thứ đó cản trở lắm, còn hơn dốc cao nước ngược, có đi cho thành cụ lão cũng không tới đâu. Xe yếu, chạy chậm chạp, gặp đường sá sần sù, ổ gà riết hết muốn đi, bỏ cuộc.
Do cô chạy mạnh lấy trớn, thương con, cha mẹ dù không ưa cũng phải ưa, anh em không chịu rốt cũng chịu. Nhờ cương quyết vượt khó, lập hạnh ra thuyết phục là nên.
Nhưng cô chỉ thuyết phục trên một đoạn đường thì buông thả, tôi nghĩ không phải là hết sức chịu đựng đời tương dưa đạm bạc mà là hơ hỏng tâm tư để sự quyến rủ chui vào kẻ hở của lúc không tu niệm, thay đổi ước mơ, chí nguyện. Duyên sự đời ngược ngạo mọc lên trong chỗ nhiều năm qua chỉ để cho Phật, Pháp và Tăng ở. Mộng mị trong lòng cái tuồng chồng vợ. Mới ngày nào cô khuyên cha mẹ lo tu thì giờ cha mẹ đem lời khuyên lại; cái miếng “ Vạt Miểng ”đấp qua chút thân đã bị gió hồng trần thổi bay mất, sửa lần còn chiếc áo bà ba phong tục nhưng đã biến thái nửa Tây nửa Việt. Thay đổi cách phục sức chưa đủ nói lên sự yếu kém. Rất lạ lùng, cô mua dùng kem phấn trở lại, xài nặng đô hơn những cô gái đang xuân, em dâu út mới về nhà chồng còn nể mặt, em dâu trong nhà, chị em bạn dâu nhà bên cạnh xầm xì…một người đàn ông…còn vợ.
Thân sinh mới tự hào về con gái giờ rút lời không kịp nên buồn lắm. Lúc tâm trí bị dày vò ông bổng nhớ câu chuyện ngụ ngôn, ôm nỗi buồn sâu kín: có người vào rừng bị rắn độc cắn phải ngón tay, sợ nếu nộc độc chạy qua thân là bỏ mạng, anh liền lấy búa chặt văng ngón tay không tiếc. Chặc bỏ rồi thì đi, không chịu đi còn chần chờ, đứng đấy một hồi, nghe châu thân không có biểu hiện trúng nộc độc. Dòng máu phân cách coi như an toàn, anh tiếc ngón tay bị mất, cũng cái bệnh tiếc lượm lên gắn thử lại, liền đó nộc độc phát tác chuyền nhanh qua thân anh “trào đờm tại chỗ”, chết tức khắc.
Nghĩ ra là bắt sợ! Con mình quăng bỏ các duyên sự đời, mười mấy năm tu đâu phải là ít, quăng bỏ mà không chịu đi đứng chi đó cho tiếc, nay lượm lại mà dùng chắc là nó chán sống. Phải tìm cách ngăn cản không cho nó lượm lên hết cái nó đã bỏ, và nghe đâu nó không chỉ lượm cái nó bỏ mà còn sanh tâm bậy bạ lượm cái của người ta chưa bỏ, nhưng bằng cách nào đây?
Không biết những lúc hay đi dạo chơi, ăn nhằm món độc địa gì mà thay đổi tâm tánh quá mau. Giờ không thèm qua lại với bạn đạo, lẩn quẩn trong nhà sửa mày sửa mặt. Biết nó trúng độc mà không biết với tên thầy bùa thầy ngãi nào. Phải làm sao cho nó gần gủi những bạn chuyên tu, hâm nóng đạo pháp trong lòng đã quá nguội lạnh để may ra bệnh nặng có thể gặp thuốc hay. Suy nghĩ xong Ông tìm cách tâm sự với đứa con gái:
-  Con gái, qua thời gian dài hết tuổi thanh xuân của một người đàn ông trẻ, cha phải lo đủ cái ăn cái mặc cho các con, làm lụn vất vả không hở tay có đi chơi được đâu cho thanh thản. Nay tuổi già sức yếu hết sức lao động đành sang gánh trách nhiệm cho các con quản lý kinh tế gia đình. Ở không rồi, muốn vui lại cái tuổi xuân là điều không thể được. Mấy năm gần đây xứ mình nỗi lên phong trào đi hành hương chiêm bái, cha mẹ người ta nhà không dư dả, nhưng cũng cần kiệm, chiết bớt công việc đeo đẳng đi cho biết đó biết đây, cha mẹ của con cứ vì gia sản nói bận với kẹt mãi không đi cho biết trời rộng sông dài. Xét tuổi cha mẹ sống còn không bao lâu nữa thì cũng phải già chết, con hướng dẫn cha mẹ theo một đoàn tham quan vùng bảy núi được không?
Thị Lá tuy lòng không muốn, nhưng thương cha mẹ một đời vất vả chẳng còn lý do gì từ chối.
Sau bốn hôm theo đoàn đi hành hương chiêm bái, cô Lá tiếp cận nhiều hay ho trân quí qua những sinh hoạt đạo đức của chú bác huynh đệ. Bệnh nặng bổng gặp Thầy hay đưa trúng thuốc là bệnh sụt dần cường độ không còn biểu hiện sức tấn công. Cô phát hiện ra điều gì đó trong những năm tu mà tâm tư không đi đúng hướng. Cô gặp lại chính cô, thấy hết mọi lỗi lầm sai trật từ nguyên nhân nào, dốc cao nào? dòng ngược nào? Thật sự, tiến trình cô đi chưa đụng tới dốc cao, nước ngược lắm thì đã muốn “tắt máy chịu thua”. Trên đường đi, gần đến cõi nước của Phật chừng nào thì quân ma càng dữ. Nếu sự cản trở chỉ ở mức thông thường mà tinh thần chiến đấu đã bị hao hớt, tê liệt, hết khả năng phấn đấu, gần đến Phật đụng trận lớn hơn nữa thì sao? Nếu không kịp hay, để thời gian kéo dài vốn liếng của sự tu hành chắc phải bị vét khô, không còn cơ hội quay đầu.  Giờ cô hối hận chưa phải muộn lắm, chỉ cần quyết tâm thì sẽ lấy lại những vì mình đã mất, và sự cứng rắn, dứt khoát không lượm cái đã bỏ, chỉ 5 ngày sau, chiếc vạt miểng trở lại, cho kem phấn trên gương mặt của một nữ tu ra đi vĩnh viễn.


Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Kể Chuyện:


NGHIỆM XÉT ĐỂ HÓA GIẢI CHƯỚNG NGHIỆP

Đời người, sanh tử là việc khổ lớn, dầu người ta đua chen trong sự sống  không để ý đến hành trình của Sanh và Tử thì việc lớn ấy cũng sẽ hành sự công khai. Giàu sang uy quyền cỡ nào hễ chừng chết đến dầu không chịu cũng không chống cự được với tử thần. Nhà cửa, đất đai, xe cộ… sắm đủ, vui chơi thoải mái, cuộc sống sang rất là sang mà đôi khi chỉ thụ hưởng được giữa chừng thì bỏ của.
Phật dạy chúng sanh tu để giải quyết dứt khoác sự ràng buộc của sanh và tử trong một kiếp. Người sống nặng về vật chất thích thụ hưởng khoái lạc có lẽ sẽ không đồng ý bỏ đây để hứa hẹn một kiếp sau. Nhưng tu không phải là bỏ đây mà là đi từ đây, tiếp nhận cái hạt giống không sanh tử ( giải thoát) mà trồng. Bắt đầu đi trên giải thoát của từ sanh đến tử sẽ giảm dần những khổ đau của sống và chết, vì hành giả trong lúc tu đã tiếp cận với giải thoát sanh tử từ từ, để lúc sống là sống trọn cái không khổ là NHÂN chết sanh sang Cực Lạc hay hóa kiếp làm Phật là QUẢ. Thường thì ai cũng nghĩ đi theo đường Phật đi là tốt và an toàn nhất nhưng đề cập đến chuyện tu hành, bắt tay vào việc người ta sợ bị vướng phải những khó khăn về giới luật, rất ít người vào đây phát tâm Bồ Đề.
Phật Giáo Hòa Hảo dạy tu tại gia, tu gắn liền trong đời sống, cúng nguyện sớm chiều cầu Phật độ mình độ người và sửa tánh răn lòng trước những ham muốn không đâu, những điều tội lỗi. Chỗ cầu nguyện cũng là trường đạo, phát tâm cầu nguyện cũng là phát tâm Bồ Đề. Tâm bồ đề là tâm rộng lớn, vì một người trong sanh tử luân hồi chịu vô vàn khổ não, quyết lòng cầu Phật cứu độ họ về cõi Phật hết khổ là biểu hiện cụ thể cái tâm rộng lớn chớ còn gì nữa! Vậy cầu nguyện cũng là một cách tu học trong nhiều cách tu học của đạo Phật. Có điều, mục tiêu của việc cầu nguyện là hướng tới đỉnh điểm THÀNH TÂM với Phật, tức khi hành giả nguyện Phật đến rước một linh hồn mới vừa thoát xác hay đã quá cố từ lâu thì lòng của họ chỉ có Đức Phật thôi, không bị xen tạp bất cứ sắc tướng âm thanh hay ý nghĩ nào khác. Khi ta đi sâu vào vấn đề cầu nguyện, thửa lòng ta có hiện diện màu Từ Bi, càng thành tâm cầu nguyện cho tha nhân lòng từ bi mỗi trở nên rộng lớn, lấn sân màu ganh ghét, ích kỷ, chừng đó ta thấy rằng, không thể nào đi cầu nguyện cho chúng sanh nầy thoát khổ mà đi buồn bực ganh ghét chúng sanh kia. Ta nguyện “Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Phổ Độ Chúng Sanh A Di Đà Phật”, ta đã sớm chiều nguyện Phật cứu độ chúng sanh, nếu ta có buồn giận một người nào thì người đó cũng là chúng sanh mà ta hằng ngày nguyện Phật cứu độ họ. Không thể nguyện phật độ mà ta không độ, không thể nguyện Phật thương chúng sanh mà ta không thương. Hãy giác ngộ trong sự cầu nguyện như thế thì cầu nguyện cũng là một pháp môn tu đặc sắc, không qua trường lớp học đạo lâu dài.
Ông chín Quanh giận người hàng xóm bởi qua sự mắc mớ của bọn trẻ hai nhà, Ông không tìm hiểu nguyên nhân và phân biệt đúng sai của con mình mà vì nó là con thì Ông phải ở bên phía nó. Chưa biết Chín Quanh ta giận vậy là đúng hay sai thì người hàng xóm của Ông không bao lâu sau đã phát bệnh ngặt đưa vào bệnh viện, qua xét nghiệm bệnh án của bác sĩ chuyên môn, bệnh của Ông hàng xóm giờ là thập tử nhứt sanh. Vốn nhà có đạo thân nhân của người bệnh ai không đi nuôi bệnh ở bệnh viện thì tại nhà tổ chức ngay cuộc cầu an, đặt bàn Phật trước sân, cầu nguyện ba ngày liên tiếp.
Ngày đầu gấp việc không đi mời xa, chỉ anh em đồng đạo trong vùng đến tham dự, sẵn đó động viên an ủi gia đình, chia sẻ chút tình với thân nhân người bệnh để cả nhà tăng sức tu cầu, ngày thứ hai các đồng đạo ở làng xa hay tin đến tham dự phiên cầu an rất đông mà Ông chín Quanh là đồng đạo nhà sát vách, cũng thừơng đi cầu nguyện xa gần, không qua hùng hập chút công vào. Người ta bệnh, đau muốn chết đi được mà Ông vui, đả thèm, hả giận.
Hai hôm đến cầu an cho anh Hân (tên người bệnh) nhiều đồng đạo thắc mắc là không thấy Chín Quanh sang dự, có người ý chừng Ông ấy bận đi đâu xa, có người biết chuyện xầm xì sự sứt mẻ tình cảm của hai nhà, không phải sứt mẻ chút chút mà là bể to đến độ không thể hàn gắn được. Nghe câu chuyện, có người cậy tình quen thân với Ông chín Quanh xin lãnh trách nhiệm đi hòa giải. Nhưng chín Quanh chấp cứng, không muốn cho ai vào chuyện của hai người mà can thiệp nên đã trốn biệt trong buồng, xui xẻo cho Ông sứ giả hòa bình, vừa vào tới sân nhà chín Quanh đã bị mấy đứa con trai con gái của Ông ấy chận nói:
- Cha tôi không có ở nhà  
- Thế cha các cháu đi đâu và có nói chừng nào về không?              
- Không biết.
- Vậy, còn mẹ cháu?
- Cũng đi vắng.
- Đây đến chiều tôi còn bên nhà anh Hân, nếu cha mẹ các cháu có về kịp, xin nói giùm là tôi muốn gặp anh chị ấy.
- Không hứa.
Thường thì các con của Ông chín Quanh nói năng nhỏ nhẹ, lễ phép, đâu có ăn nói cái kiểu “cụt ngủn” như vậy, nhưng vì ghét cay ghét đắng nhà Ông Hân mà giận lây, bà con vì vì mặc kệ, với con mắt của chúng hễ ai vào ra nhà đó đều phải bị đối sử như người xa lạ, khó ưa. Hết 2 hôm cầu an cho người nhà bên cạnh, anh chín Quanh ở rút trong buồng bếp không dám ra trước sân nhà cho ai thấy mặt để đám con Ông tha hồ gian dối.
Qua ngày thứ 3, lệ công phu thời sáng, đương chấp tay nguyện cầu “Nam Mô Tứ Nguyện Cầu Bá Tánh Vạn Dân Từ Tâm Bác Ái Giải Thoát Mê Ly” bỗng sực nhận ý nghĩa huyền thâm của câu nguyện đã hằng ngàn lần, hằng chục ngàn lần nguyện vái mà không hay biết nguyện để làm gì, kết quả gì cho người nguyện vái và người được nguyện vái. Phực sáng tâm… như trong đêm tối bật đèn, thấy rõ mình đang đứng ở đâu trên đường tu, đang làm gì trên tuyến đường về với Phật , đặt ngay nghi vấn: cầu nguyện cho bá tánh vạn dân từ tâm bác ái giải thoát mê ly biết bao ngàn lần sao mình không từ tâm bác ái giải thoát mê ly? Bá tánh vạn dân là số đông là toàn thể như từ “chúng sanh”không còn ai riêng ngoài. Khi mình nguyện, mình nằm ngoài bá tánh vạn dân hay cùng có trong bá tánh vạn dân? Nếu mình cùng trong bá tánh vạn dân do mình cầu nguyện thì mình đã từ tâm bác ái giải thoát mê ly rồi, hay mình đặt mình ở ngoài bá tánh vạn dân để không chịu “Từ tâm bác ái giải thoát mê ly”? nếu không chịu từ tâm bác ái giải thoát mê ly mà nguyện cho chúng sanh từ tâm bác ái giải thoát mê ly để làm gì? Từ tâm bác ái giải thoát mê ly là tốt hay xấu? Sự tự vấn lương tâm quay trong não khiến anh đã nhận ra rằng: Chúng sanh là tiếng kêu chung, nguyện chung không riêng ai. Ta là chúng sanh, người mà ta giận cũng là chúng sanh, cả hai đều được Đức Phật cứu độ bằng cách dạy ra cách cứu để mỗi chúng sanh tự cứu. Một chúng sanh giác ngộ quy y Phật Pháp thì ý thức trách nhiệm đâu đó đã sẵn về việc phổ độ, có giận ai cách mấy thì sớm chiều ngày nào ta cũng vang mồm cầu Phật cứu độ họ. “ nam Mô tây phương cực lạc thế giới đại từ đai bi phổ độ chúng sanh A Di Đà Phật” không có ngoại trừ Ông Ổi Ông Xoài đáng ghét nào. Thế sao ta không biết tủi nhục cho cái điều mình cầu nguyện cho họ hằng ngày mà còn đi giận họ.? Ông chín Quanh sợ đến toát mồ hôi, tỏ ngay thái độ ăn năng với Đức Phật, Đức Thầy và với người hàng xóm.
Nhân bửa điểm tâm sáng cho cả nhà Ông khuyên nói với vợ con:
- Thôi đừng giận ghét nhà bác Hân nữa mấy đứa bây ơi.
- Cha à, họ,…
- Là lỗi của chúng ta.
- Không phải, thằng Mai nó hại người con yêu.
- Nhưng cháu ấy đã tai qua nạn khỏi thì biết nó đã trồng cội phúc mà họa không thể đến.
Hãy vì hạnh phúc của mình mà tha thứ thì thương yêu sẽ đến với chúng ta nhiều hơn. Nói rõ với vợ con xong chín Quanh đi riết vào bệnh viện, thấy người hàng xóm nằm thiêm thiếp, đôi mắt không ham nhìn đời, Ông đến cầm đôi tay người bạn đạo láng giềng mà tưởng như cầm tay một vị ân nhân cứu mạng. Bệnh nhân bị động thân gượng mở mắt, nhìn thẹn, mỉm cười… Có ai thấy họ trao nhau tình phật qua tình hàng xóm??? Ông Quanh ra về, cũng với thái độ riết về, mua một xách hoa vừa đẹp vừa thơm, tiếp sửa sang, cắm hoa mới trên bàn Cầu Phật trước sân nhà người cận lân. Các con anh Hân ngỡ ngàn cho việc quay trở của Ông chú láng diềng đã chủ động mấy tháng không nhìn mặt nhau, chúng e dè đứng cách khoảng mà nhìn cử chỉ làm thật lòng của Ông chú và chúng sáp gần, một đứa cảm động quay sang chỗ khác mà khóc lén, Cô Lành, con gái lớn của anh Hân bất ngờ chạy đến nắm bàn tay cầm hoa của Ông Chín kéo đưa lên mủi hôn miết hai ba lược làm Ông chín xúc động, muốn rơi dòng lệ nóng nhưng gượng cười, nói:
- Chú đã đối sử không hay với cả nhà cháu,Có phải vì vậy nên cha của các cháu buồn mà sanh bệnh.
- Nhưng Em cháu đã tạo sự mắc mớ nầy.
- Chuyện đó là thường tình của thế gian, chú và cha cháu là người trong đạo, không thể cậy vào chuyện thường tình của thế gian ăn miếng trả miếng mà sống và minh bạch sự sống bằng hơn thua, được mất.
Người tu, theo phương châm Phật Giáo lấy trí huệ, từ bi làm gốc, trên đường rủi gặp chuyện gì cũng đem trí huệ, từ bi ra mà hành sử cho phải với người có đạo. Lỗi ở chú là chú không làm được việc nầy sớm hơn để sự bế tắc của hai nhà mỗi lúc trở nên trầm trọng. Lành ôm cánh tay ông chú, nhủi mặt vào vai:
- Cám ơn lòng tốt của chú, nếu trong bệnh viện mà nghe được chuyện nầy chắc cha của con sẽ vui mà hết bệnh tức khắc.
- Nếu được vậy thì hay quá hả!
- Con hy vọng là được.
- Đáng lẽ thì chú nên hóa giải chứ không nên đi cùng con chú mà giận lây những người không lỗi như cha, mẹ các cháu.
- Không sao đâu, sự tha thứ của chú vẫn còn kịp lúc.
- Thôi nay nhà có chuyện, các cháu hãy đi làm công chuyện của mình để không thôi lác nữa khách ùng tới cho mặc sức mà chạy đãi.

- Dạ. Anh chín Quanh cắm hoa mới trên bàn cầu Phật và ý tưởng làm mới lại cuộc đời mình.

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Xã Hội Từ Thiện:

THEO ĐOÀN LƯƠNG Y TỪ THIỆN

                         Hình phái đoàn lương y Phật Giáo Hòa Hảo 
Tôi bị đau chứng “thần kinh tọa” chỉ chuyên dùng một hiệu thuốc của Đức Thầy ấy vậy mà khỏi bệnh. Sự hết bệnh của tôi là một chứng minh thuốc của Đức Thầy hay tuyệt. Tôi rất ngưỡng mộ đại lão tiền bối Trần Minh Thiệu vì Ông dám đem thuốc ba bài của Đức Thầy chế thành thuốc tiêm, tiện dùng và kết quả đáng trân trọng. Tôi được khỏi bệnh cũng nhờ vào phương pháp này.
Sử dụng phương pháp thủy châm là cái diệu dụng của lương y, qua hình thức nào thì thuốc được tiêm chích cũng là thuốc của Đức Thầy.Nếu chỉ có mình tôi hết bệnh khi đã sử dụng qua phương pháp thủy châm thì việc này không cần phải nói, vì cá nhân có thể chính là sự may mắn mà thôi. Nhưng thuốc của Đức Thầy rõ ràng là thuốc hay không phải là sự may mắn.
Tôi dùng từ “ rõ ràng” là có cơ sở vì trước hơn chúng ta sở y tế tỉnh Hà Nam đưa ra mẩu kiểm nghiệm thuốc ba bài của Đức Thầy sử dụng qua phương pháp thủy châm là đạt tiêu chuẩn dạng thuốc hay, cho phép hoạt động. Để đúng với sự xác định của sở y tế tỉnh Hà Nam, nhiều đồng bào, đồng đạo đã đem thân trải nghiệm xem mòi hay dở thế nào thì kết quả là hay không có dở. Nhiều người khỏi bệnh, tiếng đồn vang xa, một số tỉnh miền trung, bắc, những tỉnh ở cùng Trời cuối Đất như Cà Mau, Sóc Trăng, chánh quyền cho phép tổ chức mời đoàn lương y từ thiện Phật Giáo Hòa Hảo đến trị bệnh miễn phí cho bà con đã được đài truyền hình tỉnh Sóc Trăng đưa tin khen ngợi.
       Ngoại trừ hai tỉnh An Giang và Cần Thơ, lương y từ thiện Phật Giáo Hòa Hảo chưa được sinh hoạt công khai nghề nghiệp chuyên môn, còn phải âm thầm lén lút mỗi khi chích thuốc độ bệnh cho đời. Chánh quyền ở những tỉnh khác người ta rất thương dân chúng trong làng, hễ dân mình có bệnh, đau khổ, thầy thuốc nào đến vì thiện nguyện độ bệnh cứu khổ cho dân sẽ được quý vị ưng thuận ngay. Theo dõi sự độ bệnh của đoàn lương y từ thiện có kết quả tốt, dân làng kéo đến nhờ trị bệnh, số lượng bệnh nhân rất đông, Ủy Ban Nhân Dân Xã còn kêu cho mượn hội trường của Ủy Ban để làm cơ sở cho lương y khám bệnh chích thuốc. Dân của hai tỉnh An Giang, Cần Thơ thật là vô duyên bạc phước, sanh cư sao lại rơi vào tay của một tốp chánh quyền với lòng dạ hẹp hòi, thói quen đố kỵ lý lịch ba đời, thù vơ oán chạ thuốc trị bệnh của Đức Thầy? 

Chánh quyền địa phương không có chuyên môn trong ngành y thì không thể nào hạch sách lương y về y học. Chánh quyền nhân dân thì nên luôn luôn đứng về phía dân, khi dân bệnh phải cho dân có quyền điều trị theo cách mà họ muốn, đừng làm công cụ cho những tổ chức y tế địa phương yểm trợ sức mạnh chánh quyền lên họ để họ đủ mạnh đi bắt các lương y từ thiện khi bệnh nhân không có đủ tiền đi vào nhà thương. Nhà thương bây giờ là một tên gọi khác của nhà ghét chứ hay ho gì. Đừng nên đọc thuộc lòng cái bài kinh chết “ Lương y như từ mẩu” nữa. Không đủ tiền mà kêu vào nằm nhà thương thì coi chừng gặp nguyên cái nhà ghét, nó la nó hét bưng tai. 
       Cho dù có động phạm đến chén cơm của trạm hay phòng y tế mà bị các Ông ấy bắt bẻ, cấm đoán người ta thiện nguyện hơn mình thì lương tâm nghề nghiệp, học vị, đẳng cấp ngành của các Ông chẳng phải đã hóa ra vô nghĩa sao? Bắt bẻ về xuất sứ của thuốc chưa có tem hiệu xem bộ cũng quá vô duyên đấy! vì cho dù có cơ sở của ngành y nhưng ở địa phương thì chỉ là dạng thấp lè tè nếu đem so với sở y tế tỉnh Hà Nam. Một sở y tế đã qua thủ tục, tiến trình kiểm nghiệm, kiểm chứng, cho phép sử dụng không đủ hợp pháp trong chuyên môn sao? Có lẽ đầu óc của anh quá nặng về nhân thân lý lịch, vội vàng phủ nhận những đóng góp hay ho của người mà cha mẹ đẻ của anh kỳ thị, bất đồng, mặc cảm.
       
       Lâu lắm rồi, tôi mơ ước sẽ có một ngày được mắt thấy tai nghe lương y PGHH khám trị bệnh đông đảo đồng bào ở tỉnh xa một cách tự do. Sự ước mơ xa xôi mà vì thiện tâm thiện nguyện lâu cũng thành sự thật. Tôi được tu sĩ Huệ Thọ mời cùng đi theo đoàn lương y PGHH tỉnh Cần Thơ đến chùa Cẩm Phong huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh khám trị bệnh miễn phí cho đồng bào bằng ba bài thuốc của Đức Thầy. Sự phối hợp giữa Sư trụ trì chùa Cẩm Phong và đoàn lương y từ thiện PGHH đã đưa ra quyết định mùng một mỗi tháng là ngày kỳ hẹn khám trị bệnh. Tôi đến đây là lần đầu, có mặt trong ngày mùng một tháng 5 nầy là lần thứ hai mươi bốn của chương trình đề ra. Huệ Thọ mời tôi nhưng tôi xin thêm cho cháu Ngoãn cùng đi để cháu quay phim ảnh chứng minh cụ thể chuyện đồn đãi thuốc của Đức Thầy rất hay ho là sự thật.
      Đòi cho đạt yêu cầu qua thời gian khám trị bệnh đông người trong một ngày thì phải “Cộ” lương y cho nhiều theo. Lương y đi trên hai chiếc xe, mỗi xe 9 người kể luôn tài xế vì tài xế lái tới chỗ cũng phải cầm kim chích thuốc. Một xe do Ông trưởng đoàn Huỳnh Phước Sự hướng dẫn đi từ huyện Thốt Nốt, một ở đạo tràng Minh Thiện Huệ T, tu sĩ Huệ Thọ hướng dẫn. Tôi và cháu Ngoãn cùng đi trên chiếc xe có Huệ Thọ. 
       Định kỳ mỗi tháng là ngày mùng một nhưng chúng tôi phải đến sớm một ngày để bảo đảm cho hành trình đường xa có mặt đúng hẹn ước. Chiều ngày 29 tháng 4 nhằm 7 tháng 6 năm 2013 chúng tôi dùng cơm tối tại một quán chay ở vùng chợ Long Hoa, tỉnh Tây Ninh, xong chúng tôi chia hai nơi nghỉ, xe Huệ Thọ tìm nghỉ ở nhà quen cách chùa Cẩm Phong 3 cây số còn xe của Huỳnh Phước Sự có trách nhiệm phải nghỉ tại địa điểm phòng khám trị bệnh chờ làm một số công việc.
Nghỉ ở nhà quen của Huệ Thọ, chú thiếm bảy chủ nhà rất ân cần niềm nỡ với khách. Đãi Dùng vài chung trà tâm tình trước khi ngủ. Anh hai Thật vì muốn bảo đảm cho các lương y có sức khõe tốt để suốt mai vùng vẫy với lượng số bệnh nhân từ các nơi đến không đuối sức giữa chừng, Anh đề nghị tiêm thuốc “ B ” cho mọi người ngay chỗ chúng tôi đang dùng trà tâm sự. Ông Bà chủ nhà thấy lạ, hỏi thuốc trị bệnh gì vậy? Tôi đáp nhanh:
     - Trị đủ các chứng bệnh trên đời
Ông bà chủ nhà nhìn tôi
     - Thuốc ở đâu mà hay thế anh?
     - Ở ba bài thuốc của Đức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo và qua cách chế biến của Ông Tổ Trần Minh Thiệu đưa vào sử dụng bằng phương pháp thủy châm, tiêm ngay tĩnh mạch.

   Hình ở nhà chú 7 tỉnh Tây Ninh.
Xem mòi Ông bà chủ nhà chưa tin, tôi phải kể về chứng bệnh “ Thần Kinh Tọa” của tôi và tôi kết luận vắn tắt: nếu không nhờ vào thuốc nầy tôi sẽ bị liệt chân hoặc đi xít xụi. Nghe xong câu chuyện về tôi Ông Bà liền yêu cầu xin được tiêm thuốc quí. Sáng ngày chúng tôi trên phòng lầu nhà đi xuống, thấy Ông Bà chủ ngồi chờ tại bàn uống trà với một bình trà nóng, một dĩa bánh ngọt, một dĩa trái cây mời chúng tôi. Vừa uống ăn bà vui vẻ pha thêm chuyện:
- Bàn tay tôi đây, nhiều ngày tháng qua co lại có chừng nầy thôi, không thể co sát hơn nữa, tất nhiên bàn tay ấy không cầm nắm được vì. Đi thuốc tây trị hoài... Khi nào đau nhức lắm thì đi thuốc tây chích cho hết nhức. Kể ra thuốc tây cũng tài tình về việc cắt đau nhức nhưng chỉ ít hôm, nhiều thì nửa tháng một tháng trở lại đau nhức tiếp. Hôm tối rồi anh hai tiêm thuốc vô ngay chỗ đau, nhức dữ dội, nhá lửa xanh lửa đỏ cục cục mà ngủ nửa đêm thức giất…cái bàn tay tôi nhẹ hỏng, giống như tôi bỏ gánh nặng trên mình xuống, mấy ngón tay co sát vô lòng bàn tay một cách tự nhiên.
Tới lược Ông chủ nhà, mở đầu câu chuyện bằng một chuỗi cười khây khấy, Ông nói: 

     - Từ thắc lưng đổ xuống chân tôi đây, cứ mỗi sáng thức dậy chân gối tôi cứng khừ, ê ẩm, phải ngồi mà chà bóp lâu mới co giãn đi được. Hôm tối anh hai bửa cho mấy mũi kim sáng nay dậy là đi đứng tỉnh bơ.
Nghe Ông chồng nói với vẻ vui mừng khôn xiết, cảm lây, bà vợ buông một câu hết sức là ngọt ngào:
      - Thiệt là thuốc Tiên không bằng!
Ngọt ngào như vậy cũng chưa vừa, Ông chồng cải chính lời vợ, đưa ra một câu còn ngọt ngào và đúng nghĩa hơn:
     - Bà nói thuốc Tiên không bằng là phải rồi, vì chính đây là thuốc của Ông Phật, Đức Giáo Chủ PGHH.
Uống vài tách tà thơm với mấy cái bánh ngọt thì biết thời giờ không rộng cho ở đây mà chuyện trò nhiều. Chúng tôi liền nói lời từ giả lên đường về chùa Cẩm Phong đi ngay vào cuộc khám trị bệnh cho đồng bào đã đến chờ từ lúc trời còn đêm khuya , nhưng Ông Bà chủ nhà lỡ đã giới thiệu thuốc PHẬT cho bà sui nghe trên máy điện thoại nên nài chúng tôi nán lại chút xíu vì chị sui của Ông bà đang trên đường đến đây.

                        Hình bãi đậu xe của bà con đến trị bệnh.   
Gần đến chùa Cẩm Phong tài xế cho xe chầm chậm, thoáng thấy bãi đậu xe và một số xe nằm rải rác trên lề đường quý vị lương y nói: Chắc bệnh nhân kỳ này đông khẳm. Đúng vậy, rất đông. Người ta thường bảo ở chợ là nơi đông đúc nhất, mà đây phòng khám trị bệnh của chùa Cẩm Phong không phải là cái chợ nhưng người ta còn đông đúc gấp mấy lần ở chợ miền quê. Nhìn những ảnh chụp trên bài đọc của bạn qua tập tin đính kèm, cộng thêm cái thời gian dài hai mươi bốn tháng, mỗi lúc phòng khám trị bệnh tăng chớ không giảm thì đủ biết cái tác dụng thuốc của Đức Thầy hay dở thế nào.
                       Hình chùa Cẩm Phong tỉnh Tây Ninh.

       Nơi đây, tôi có nhiều cuộc tiếp xúc với bệnh nhân, chủ ý hỏi xem bệnh trạng và kết quả thế nào qua mấy lần trị bệnh. Hỏi ra, gặp toàn những chứng bệnh lâu năm, “hàng ế “của mấy tiệm thuốc tây, phòng thầy lang, đụng tới thuốc của Đức Thầy sẽ không còn là bệnh ế nữa, phải chịu xá Thầy rúc khỏi thân người. Có một em trai ước khoảng mười bảy mười tám tuổi mang chứng “Ba Lơn”, lúc nào cũng lơ lơ láo láo, ở nhà khóc, tới chỗ khám bệnh cũng khóc, riết mặt mày tèm lem. Mẹ em dẫn em đi trị bệnh, bà nắm tay con ghì miết trên giường cho lương y tiêm thuốc, chích vô, em trai vừa khóc vừa la, hết chích rồi cũng còn khóc la in ỏi trong chỗ đông người chen nhau khám trị bệnh. Một số không ít người nhìn em trai mà sợ tới phiên mình. Tôi sợ có xảy ra việc không lành, rất sợ. Huỳnh Phước Sự nghe tiếng khóc la, Ông ngó mặt thằng cháu trai đáng thương, bỗng nhớ… và nhớ…Lúc sư phụ Ông còn sống có dạy cho Ông tiêm chỗ nào để trị con bệnh Ba Lơn. Ừ nhớ, nhớ chỗ nào rồi. Từ được dạy đến giờ hẳng là lâu lắm chưa ai đem bệnh này cho mà trị một lần cho biết. Đây là lần đầu. Ông kêu người đàn bà dẫn đứa con trai của bà ta lên giường, tay Ông rờ rờ… ấn cho nó lút một mũi kim, em trai đau quyú tay quyú chân nhưng không khóc la nữa. Xong nó ngồi dậy với vẻ mặt trong sáng, ánh mắt tìm tòi, cái lơ lơ láo láo đã sức ra, bình tỉnh, nhu mì và lễ phép. Tới lần chích thuốc chiều, em trai xa tay mẹ, tự động lại chỗ ngồi chờ và tới lúc chích thuốc đòi phải Ông Sự chích mới chịu. Có lẽ mũi kim Ông Sự chích đã ghim trúng ngay lúc con bệnh đang đùa giỡn trên da thịt em, trúng phải mũi thuốc nó giãy chết. Cho thấy, Ông Huỳnh Phước Sự chắc đã đạt chân truyền từ sư phụ để trị con bệnh ba lơn.

           Hình cảnh khám trị bệnh cho bà con trong chùa Cẩm Phong.
 Lê Minh Triết
 15/6/2013