Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014


Kể Chuyện:
GƯỢNG LẠI

Một nữ tu, mười mấy năm xông pha chiến trận, chiến đấu quyết liệt với quân phiền não, vượt qua trần cảnh về Phật cảnh đổi sanh tử qua Niết Bàn, gặp phải chướng ngại lớn.
Nữ Tu Nguyễn Thị Lá mới 17 tuổi đã phát tâm tu, nay 34 tuổi, gương nga bợt màu quyến rủ. Tương chao tàu hủ đầy mình như vậy đáng lẽ lòng trần chôn chặc cho tương lai đầy hứa hẹn bên kia bờ giác thì lại chùng chân mỏi gối không màng nơi chư Phật đợi chờ. Do lúc ít tu, kiểm điểm cái tâm hời hợt mà đi chơi đây đó nhiều, tạo biết bao nhiêu kẻ hở trên đường tu để giặc phiền não chen vào. Nó vừa chen vào liền hay đuổi lập tức, tâm nhớm động một chút là cắt được thì không sao. Sợ chúng chen vào lâu mình không hay thì chúng mặc tình bành trướng, cái nhà của mình mà chúng làm chủ tình hình thì sự đổ nát nhanh thôi. Một lần ở chơi nhà người anh trai năm hôm để tiếp chút việc nhà cho anh ấy lúc chị dâu có chuyện đi vắng, mấy cháu bận việc bút nghiên, cô thấy nhà đối diện bên kia đường có một đôi vợ chồng trẻ mà yêu như một đôi tình nhân, quyến luyến không rời. xem thấy người ta mấy ngày thì lòng đã thích. Tâm tư ba đào sóng dậy mang tâm bệnh ấy về nhà thường nhớ chuyện tình người ta là hạnh phúc. Niệm Phật hết vô, cúng lạy biến trễ mệt mỏi không muốn vấn thân độc hành về Phật chi cho khổ khó. Nhìn đời  vương vấn tuổi thanh xuân, lay động dây tơ tình đã chưa lên cung đàn nắn phím… đồng đạo, bà con lối xóm thấy việc tu của cô giờ thì nghi ngờ lắm giống như chiếc xe chỡ quá tải mà leo dốc, xe không thấy đi.
Nhà cô thuộc dạng khá, có ăn có để, cô là vị tiểu thư số một trong gia đình các anh em đều là trai. Được mọi người trong nhà cưng chìu nhưng cô không tự đắc tự phụ. Cô phát tâm tu lúc tuổi còn quá trẻ, cha mẹ không bằng lòng nhưng cô quyết chí. Cha mẹ không tin nhưng cô thì rất tin mình có thể tu đến nơi đến chốn. Năm đầu bớt điểm trang thân thể, kem phấn chỉ dùng chút đỉnh khi ở nhà vì sợ cha mẹ buồn còn có chuyện ra đường thì mặt mày mình trời sanh sao để vậy, tu qua năm thứ hai đổi dứt khoát hết quần áo đời mặc toàn là màu đạo không xài kem phấn. Cô nghĩ, tu phải như chạy nhanh lấy trớn, người tu đang sống trong đời mà theo đạo bỏ đời, diệt các ham muốn trong đời không phải dễ, các cụ ví như thuyền chèo ngược nước, xe chạy lên dốc, lúc nước không ngược, dốc không lên cao thì rán mà chèo chạy cho có trớn để đẩy qua nước ngược dốc cao.
Lo tu thân, gìn tâm đúng hướng đừng lo sợ người nầy buồn mình người kia ghét mình hay thương mình, thứ đó cản trở lắm, còn hơn dốc cao nước ngược, có đi cho thành cụ lão cũng không tới đâu. Xe yếu, chạy chậm chạp, gặp đường sá sần sù, ổ gà riết hết muốn đi, bỏ cuộc.
Do cô chạy mạnh lấy trớn, thương con, cha mẹ dù không ưa cũng phải ưa, anh em không chịu rốt cũng chịu. Nhờ cương quyết vượt khó, lập hạnh ra thuyết phục là nên.
Nhưng cô chỉ thuyết phục trên một đoạn đường thì buông thả, tôi nghĩ không phải là hết sức chịu đựng đời tương dưa đạm bạc mà là hơ hỏng tâm tư để sự quyến rủ chui vào kẻ hở của lúc không tu niệm, thay đổi ước mơ, chí nguyện. Duyên sự đời ngược ngạo mọc lên trong chỗ nhiều năm qua chỉ để cho Phật, Pháp và Tăng ở. Mộng mị trong lòng cái tuồng chồng vợ. Mới ngày nào cô khuyên cha mẹ lo tu thì giờ cha mẹ đem lời khuyên lại; cái miếng “ Vạt Miểng ”đấp qua chút thân đã bị gió hồng trần thổi bay mất, sửa lần còn chiếc áo bà ba phong tục nhưng đã biến thái nửa Tây nửa Việt. Thay đổi cách phục sức chưa đủ nói lên sự yếu kém. Rất lạ lùng, cô mua dùng kem phấn trở lại, xài nặng đô hơn những cô gái đang xuân, em dâu út mới về nhà chồng còn nể mặt, em dâu trong nhà, chị em bạn dâu nhà bên cạnh xầm xì…một người đàn ông…còn vợ.
Thân sinh mới tự hào về con gái giờ rút lời không kịp nên buồn lắm. Lúc tâm trí bị dày vò ông bổng nhớ câu chuyện ngụ ngôn, ôm nỗi buồn sâu kín: có người vào rừng bị rắn độc cắn phải ngón tay, sợ nếu nộc độc chạy qua thân là bỏ mạng, anh liền lấy búa chặt văng ngón tay không tiếc. Chặc bỏ rồi thì đi, không chịu đi còn chần chờ, đứng đấy một hồi, nghe châu thân không có biểu hiện trúng nộc độc. Dòng máu phân cách coi như an toàn, anh tiếc ngón tay bị mất, cũng cái bệnh tiếc lượm lên gắn thử lại, liền đó nộc độc phát tác chuyền nhanh qua thân anh “trào đờm tại chỗ”, chết tức khắc.
Nghĩ ra là bắt sợ! Con mình quăng bỏ các duyên sự đời, mười mấy năm tu đâu phải là ít, quăng bỏ mà không chịu đi đứng chi đó cho tiếc, nay lượm lại mà dùng chắc là nó chán sống. Phải tìm cách ngăn cản không cho nó lượm lên hết cái nó đã bỏ, và nghe đâu nó không chỉ lượm cái nó bỏ mà còn sanh tâm bậy bạ lượm cái của người ta chưa bỏ, nhưng bằng cách nào đây?
Không biết những lúc hay đi dạo chơi, ăn nhằm món độc địa gì mà thay đổi tâm tánh quá mau. Giờ không thèm qua lại với bạn đạo, lẩn quẩn trong nhà sửa mày sửa mặt. Biết nó trúng độc mà không biết với tên thầy bùa thầy ngãi nào. Phải làm sao cho nó gần gủi những bạn chuyên tu, hâm nóng đạo pháp trong lòng đã quá nguội lạnh để may ra bệnh nặng có thể gặp thuốc hay. Suy nghĩ xong Ông tìm cách tâm sự với đứa con gái:
-  Con gái, qua thời gian dài hết tuổi thanh xuân của một người đàn ông trẻ, cha phải lo đủ cái ăn cái mặc cho các con, làm lụn vất vả không hở tay có đi chơi được đâu cho thanh thản. Nay tuổi già sức yếu hết sức lao động đành sang gánh trách nhiệm cho các con quản lý kinh tế gia đình. Ở không rồi, muốn vui lại cái tuổi xuân là điều không thể được. Mấy năm gần đây xứ mình nỗi lên phong trào đi hành hương chiêm bái, cha mẹ người ta nhà không dư dả, nhưng cũng cần kiệm, chiết bớt công việc đeo đẳng đi cho biết đó biết đây, cha mẹ của con cứ vì gia sản nói bận với kẹt mãi không đi cho biết trời rộng sông dài. Xét tuổi cha mẹ sống còn không bao lâu nữa thì cũng phải già chết, con hướng dẫn cha mẹ theo một đoàn tham quan vùng bảy núi được không?
Thị Lá tuy lòng không muốn, nhưng thương cha mẹ một đời vất vả chẳng còn lý do gì từ chối.
Sau bốn hôm theo đoàn đi hành hương chiêm bái, cô Lá tiếp cận nhiều hay ho trân quí qua những sinh hoạt đạo đức của chú bác huynh đệ. Bệnh nặng bổng gặp Thầy hay đưa trúng thuốc là bệnh sụt dần cường độ không còn biểu hiện sức tấn công. Cô phát hiện ra điều gì đó trong những năm tu mà tâm tư không đi đúng hướng. Cô gặp lại chính cô, thấy hết mọi lỗi lầm sai trật từ nguyên nhân nào, dốc cao nào? dòng ngược nào? Thật sự, tiến trình cô đi chưa đụng tới dốc cao, nước ngược lắm thì đã muốn “tắt máy chịu thua”. Trên đường đi, gần đến cõi nước của Phật chừng nào thì quân ma càng dữ. Nếu sự cản trở chỉ ở mức thông thường mà tinh thần chiến đấu đã bị hao hớt, tê liệt, hết khả năng phấn đấu, gần đến Phật đụng trận lớn hơn nữa thì sao? Nếu không kịp hay, để thời gian kéo dài vốn liếng của sự tu hành chắc phải bị vét khô, không còn cơ hội quay đầu.  Giờ cô hối hận chưa phải muộn lắm, chỉ cần quyết tâm thì sẽ lấy lại những vì mình đã mất, và sự cứng rắn, dứt khoát không lượm cái đã bỏ, chỉ 5 ngày sau, chiếc vạt miểng trở lại, cho kem phấn trên gương mặt của một nữ tu ra đi vĩnh viễn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét