Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Kể Chuyện:


NGHIỆM XÉT ĐỂ HÓA GIẢI CHƯỚNG NGHIỆP

Đời người, sanh tử là việc khổ lớn, dầu người ta đua chen trong sự sống  không để ý đến hành trình của Sanh và Tử thì việc lớn ấy cũng sẽ hành sự công khai. Giàu sang uy quyền cỡ nào hễ chừng chết đến dầu không chịu cũng không chống cự được với tử thần. Nhà cửa, đất đai, xe cộ… sắm đủ, vui chơi thoải mái, cuộc sống sang rất là sang mà đôi khi chỉ thụ hưởng được giữa chừng thì bỏ của.
Phật dạy chúng sanh tu để giải quyết dứt khoác sự ràng buộc của sanh và tử trong một kiếp. Người sống nặng về vật chất thích thụ hưởng khoái lạc có lẽ sẽ không đồng ý bỏ đây để hứa hẹn một kiếp sau. Nhưng tu không phải là bỏ đây mà là đi từ đây, tiếp nhận cái hạt giống không sanh tử ( giải thoát) mà trồng. Bắt đầu đi trên giải thoát của từ sanh đến tử sẽ giảm dần những khổ đau của sống và chết, vì hành giả trong lúc tu đã tiếp cận với giải thoát sanh tử từ từ, để lúc sống là sống trọn cái không khổ là NHÂN chết sanh sang Cực Lạc hay hóa kiếp làm Phật là QUẢ. Thường thì ai cũng nghĩ đi theo đường Phật đi là tốt và an toàn nhất nhưng đề cập đến chuyện tu hành, bắt tay vào việc người ta sợ bị vướng phải những khó khăn về giới luật, rất ít người vào đây phát tâm Bồ Đề.
Phật Giáo Hòa Hảo dạy tu tại gia, tu gắn liền trong đời sống, cúng nguyện sớm chiều cầu Phật độ mình độ người và sửa tánh răn lòng trước những ham muốn không đâu, những điều tội lỗi. Chỗ cầu nguyện cũng là trường đạo, phát tâm cầu nguyện cũng là phát tâm Bồ Đề. Tâm bồ đề là tâm rộng lớn, vì một người trong sanh tử luân hồi chịu vô vàn khổ não, quyết lòng cầu Phật cứu độ họ về cõi Phật hết khổ là biểu hiện cụ thể cái tâm rộng lớn chớ còn gì nữa! Vậy cầu nguyện cũng là một cách tu học trong nhiều cách tu học của đạo Phật. Có điều, mục tiêu của việc cầu nguyện là hướng tới đỉnh điểm THÀNH TÂM với Phật, tức khi hành giả nguyện Phật đến rước một linh hồn mới vừa thoát xác hay đã quá cố từ lâu thì lòng của họ chỉ có Đức Phật thôi, không bị xen tạp bất cứ sắc tướng âm thanh hay ý nghĩ nào khác. Khi ta đi sâu vào vấn đề cầu nguyện, thửa lòng ta có hiện diện màu Từ Bi, càng thành tâm cầu nguyện cho tha nhân lòng từ bi mỗi trở nên rộng lớn, lấn sân màu ganh ghét, ích kỷ, chừng đó ta thấy rằng, không thể nào đi cầu nguyện cho chúng sanh nầy thoát khổ mà đi buồn bực ganh ghét chúng sanh kia. Ta nguyện “Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Phổ Độ Chúng Sanh A Di Đà Phật”, ta đã sớm chiều nguyện Phật cứu độ chúng sanh, nếu ta có buồn giận một người nào thì người đó cũng là chúng sanh mà ta hằng ngày nguyện Phật cứu độ họ. Không thể nguyện phật độ mà ta không độ, không thể nguyện Phật thương chúng sanh mà ta không thương. Hãy giác ngộ trong sự cầu nguyện như thế thì cầu nguyện cũng là một pháp môn tu đặc sắc, không qua trường lớp học đạo lâu dài.
Ông chín Quanh giận người hàng xóm bởi qua sự mắc mớ của bọn trẻ hai nhà, Ông không tìm hiểu nguyên nhân và phân biệt đúng sai của con mình mà vì nó là con thì Ông phải ở bên phía nó. Chưa biết Chín Quanh ta giận vậy là đúng hay sai thì người hàng xóm của Ông không bao lâu sau đã phát bệnh ngặt đưa vào bệnh viện, qua xét nghiệm bệnh án của bác sĩ chuyên môn, bệnh của Ông hàng xóm giờ là thập tử nhứt sanh. Vốn nhà có đạo thân nhân của người bệnh ai không đi nuôi bệnh ở bệnh viện thì tại nhà tổ chức ngay cuộc cầu an, đặt bàn Phật trước sân, cầu nguyện ba ngày liên tiếp.
Ngày đầu gấp việc không đi mời xa, chỉ anh em đồng đạo trong vùng đến tham dự, sẵn đó động viên an ủi gia đình, chia sẻ chút tình với thân nhân người bệnh để cả nhà tăng sức tu cầu, ngày thứ hai các đồng đạo ở làng xa hay tin đến tham dự phiên cầu an rất đông mà Ông chín Quanh là đồng đạo nhà sát vách, cũng thừơng đi cầu nguyện xa gần, không qua hùng hập chút công vào. Người ta bệnh, đau muốn chết đi được mà Ông vui, đả thèm, hả giận.
Hai hôm đến cầu an cho anh Hân (tên người bệnh) nhiều đồng đạo thắc mắc là không thấy Chín Quanh sang dự, có người ý chừng Ông ấy bận đi đâu xa, có người biết chuyện xầm xì sự sứt mẻ tình cảm của hai nhà, không phải sứt mẻ chút chút mà là bể to đến độ không thể hàn gắn được. Nghe câu chuyện, có người cậy tình quen thân với Ông chín Quanh xin lãnh trách nhiệm đi hòa giải. Nhưng chín Quanh chấp cứng, không muốn cho ai vào chuyện của hai người mà can thiệp nên đã trốn biệt trong buồng, xui xẻo cho Ông sứ giả hòa bình, vừa vào tới sân nhà chín Quanh đã bị mấy đứa con trai con gái của Ông ấy chận nói:
- Cha tôi không có ở nhà  
- Thế cha các cháu đi đâu và có nói chừng nào về không?              
- Không biết.
- Vậy, còn mẹ cháu?
- Cũng đi vắng.
- Đây đến chiều tôi còn bên nhà anh Hân, nếu cha mẹ các cháu có về kịp, xin nói giùm là tôi muốn gặp anh chị ấy.
- Không hứa.
Thường thì các con của Ông chín Quanh nói năng nhỏ nhẹ, lễ phép, đâu có ăn nói cái kiểu “cụt ngủn” như vậy, nhưng vì ghét cay ghét đắng nhà Ông Hân mà giận lây, bà con vì vì mặc kệ, với con mắt của chúng hễ ai vào ra nhà đó đều phải bị đối sử như người xa lạ, khó ưa. Hết 2 hôm cầu an cho người nhà bên cạnh, anh chín Quanh ở rút trong buồng bếp không dám ra trước sân nhà cho ai thấy mặt để đám con Ông tha hồ gian dối.
Qua ngày thứ 3, lệ công phu thời sáng, đương chấp tay nguyện cầu “Nam Mô Tứ Nguyện Cầu Bá Tánh Vạn Dân Từ Tâm Bác Ái Giải Thoát Mê Ly” bỗng sực nhận ý nghĩa huyền thâm của câu nguyện đã hằng ngàn lần, hằng chục ngàn lần nguyện vái mà không hay biết nguyện để làm gì, kết quả gì cho người nguyện vái và người được nguyện vái. Phực sáng tâm… như trong đêm tối bật đèn, thấy rõ mình đang đứng ở đâu trên đường tu, đang làm gì trên tuyến đường về với Phật , đặt ngay nghi vấn: cầu nguyện cho bá tánh vạn dân từ tâm bác ái giải thoát mê ly biết bao ngàn lần sao mình không từ tâm bác ái giải thoát mê ly? Bá tánh vạn dân là số đông là toàn thể như từ “chúng sanh”không còn ai riêng ngoài. Khi mình nguyện, mình nằm ngoài bá tánh vạn dân hay cùng có trong bá tánh vạn dân? Nếu mình cùng trong bá tánh vạn dân do mình cầu nguyện thì mình đã từ tâm bác ái giải thoát mê ly rồi, hay mình đặt mình ở ngoài bá tánh vạn dân để không chịu “Từ tâm bác ái giải thoát mê ly”? nếu không chịu từ tâm bác ái giải thoát mê ly mà nguyện cho chúng sanh từ tâm bác ái giải thoát mê ly để làm gì? Từ tâm bác ái giải thoát mê ly là tốt hay xấu? Sự tự vấn lương tâm quay trong não khiến anh đã nhận ra rằng: Chúng sanh là tiếng kêu chung, nguyện chung không riêng ai. Ta là chúng sanh, người mà ta giận cũng là chúng sanh, cả hai đều được Đức Phật cứu độ bằng cách dạy ra cách cứu để mỗi chúng sanh tự cứu. Một chúng sanh giác ngộ quy y Phật Pháp thì ý thức trách nhiệm đâu đó đã sẵn về việc phổ độ, có giận ai cách mấy thì sớm chiều ngày nào ta cũng vang mồm cầu Phật cứu độ họ. “ nam Mô tây phương cực lạc thế giới đại từ đai bi phổ độ chúng sanh A Di Đà Phật” không có ngoại trừ Ông Ổi Ông Xoài đáng ghét nào. Thế sao ta không biết tủi nhục cho cái điều mình cầu nguyện cho họ hằng ngày mà còn đi giận họ.? Ông chín Quanh sợ đến toát mồ hôi, tỏ ngay thái độ ăn năng với Đức Phật, Đức Thầy và với người hàng xóm.
Nhân bửa điểm tâm sáng cho cả nhà Ông khuyên nói với vợ con:
- Thôi đừng giận ghét nhà bác Hân nữa mấy đứa bây ơi.
- Cha à, họ,…
- Là lỗi của chúng ta.
- Không phải, thằng Mai nó hại người con yêu.
- Nhưng cháu ấy đã tai qua nạn khỏi thì biết nó đã trồng cội phúc mà họa không thể đến.
Hãy vì hạnh phúc của mình mà tha thứ thì thương yêu sẽ đến với chúng ta nhiều hơn. Nói rõ với vợ con xong chín Quanh đi riết vào bệnh viện, thấy người hàng xóm nằm thiêm thiếp, đôi mắt không ham nhìn đời, Ông đến cầm đôi tay người bạn đạo láng giềng mà tưởng như cầm tay một vị ân nhân cứu mạng. Bệnh nhân bị động thân gượng mở mắt, nhìn thẹn, mỉm cười… Có ai thấy họ trao nhau tình phật qua tình hàng xóm??? Ông Quanh ra về, cũng với thái độ riết về, mua một xách hoa vừa đẹp vừa thơm, tiếp sửa sang, cắm hoa mới trên bàn Cầu Phật trước sân nhà người cận lân. Các con anh Hân ngỡ ngàn cho việc quay trở của Ông chú láng diềng đã chủ động mấy tháng không nhìn mặt nhau, chúng e dè đứng cách khoảng mà nhìn cử chỉ làm thật lòng của Ông chú và chúng sáp gần, một đứa cảm động quay sang chỗ khác mà khóc lén, Cô Lành, con gái lớn của anh Hân bất ngờ chạy đến nắm bàn tay cầm hoa của Ông Chín kéo đưa lên mủi hôn miết hai ba lược làm Ông chín xúc động, muốn rơi dòng lệ nóng nhưng gượng cười, nói:
- Chú đã đối sử không hay với cả nhà cháu,Có phải vì vậy nên cha của các cháu buồn mà sanh bệnh.
- Nhưng Em cháu đã tạo sự mắc mớ nầy.
- Chuyện đó là thường tình của thế gian, chú và cha cháu là người trong đạo, không thể cậy vào chuyện thường tình của thế gian ăn miếng trả miếng mà sống và minh bạch sự sống bằng hơn thua, được mất.
Người tu, theo phương châm Phật Giáo lấy trí huệ, từ bi làm gốc, trên đường rủi gặp chuyện gì cũng đem trí huệ, từ bi ra mà hành sử cho phải với người có đạo. Lỗi ở chú là chú không làm được việc nầy sớm hơn để sự bế tắc của hai nhà mỗi lúc trở nên trầm trọng. Lành ôm cánh tay ông chú, nhủi mặt vào vai:
- Cám ơn lòng tốt của chú, nếu trong bệnh viện mà nghe được chuyện nầy chắc cha của con sẽ vui mà hết bệnh tức khắc.
- Nếu được vậy thì hay quá hả!
- Con hy vọng là được.
- Đáng lẽ thì chú nên hóa giải chứ không nên đi cùng con chú mà giận lây những người không lỗi như cha, mẹ các cháu.
- Không sao đâu, sự tha thứ của chú vẫn còn kịp lúc.
- Thôi nay nhà có chuyện, các cháu hãy đi làm công chuyện của mình để không thôi lác nữa khách ùng tới cho mặc sức mà chạy đãi.

- Dạ. Anh chín Quanh cắm hoa mới trên bàn cầu Phật và ý tưởng làm mới lại cuộc đời mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét