Thứ Ba, 2 tháng 1, 2018

TRÊN ĐƯỜNG CỨU TRỢ VỀ

Phát hết quà đúng đối tượng, tâm sự thảnh thơi, trời chưa sáng chúng tôi hối hả ra về. Người người vui vẻ, rồi mời nhau đọc Sám Giảng Thi Văn Giáo Lý PGHH hoặc kể chuyện đạo có tính xây dựng cao. Tới chợ Đông Hà tỉnh Quảng Trị trời hơn 9 giờ sáng. Năm trước đến đây lúc trời mờ sáng, chợ chưa nhóm, vắng ngắt người ta, lần nầy chợ Đông Hà hiện lên một dãy tiệm vàng với những sắc màu sặc sở. Bổng tôi nhớ lại chuyện xưa, bà chủ tiệm vàng Kim Thanh Danh vừa mở cửa ra, thấy chúng tôi lạ, giọng nói trong Nam mà bày ăn sáng ngay giữa cổng chợ dù lúc nầy chưa nhộn nhịp khách hàng, bà hỏi chúng tôi từ đâu đến mà đông thế, chúng tôi trả lời rằng bà con đây là tín đồ PGHH trong Nam ra cứu trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt. Nghe nói bà liền nhìn trên mỗi tô bún của chúng tôi ăn chỉ có dưa leo, nước tương với một ít cọng rau vụn vằn; cảm động thế nào không biết bà xai người đi mua đải chúng tôi hai bình thủy nước nóng, sau đó thêm một bình sửa nóng rất to mời chúng tôi dùng rồi bà phát biểu cái giọng Quảng Trị, tôi nghe tiếng được tiếng không, nhưng trong đoàn có mấy em trẻ thường ra đây cứu trợ tiếp cận dân bản xứ nhiều lần nên quen, các em đồ lại tôi nghe, đại khái như vầy:
Quý vị từ ngàn dậm trời xa, nghe tin xứ chúng tôi bị bão lũ dữ dằn cảm lòng thương hại không tiếc tiền, tiếc công vượt mấy ngày đường đến đây giúp chúng tôi, ăn uống cơm rau đạm bạc như vầy làm tôi cảm động. Tôi xin thay mặt bà con bị thiên tai trong xứ, xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý vị trong đoàn từ thiện.
Đó là chuyện của năm rồi 2016. còn năm nay ngày 31 tháng 12 năm 2017 khi phát hiện đoàn cứu trợ chúng tôi đến bà chủ tiệm Vàng Kim Thành Danh cũng mua một bình sửa nóng rất to đải nửa.
Đi làm từ thiện mà hên thật là hên, gặp người khác làm từ thiện lại mình, vui còn gì bằng!
Xe tới thành phố Đà Nẵng trời vừa tối, ghé nghỉ ở khách sạn Gia Lâm. Hoàn cảnh ở đây không tốt và suôn sẻ như các khách sạn khác người ta có tình có nghĩa với đoàn đi quỹ lạo nhất là bà chủ khách sạn Phương Nam, chủ tiệm vàng Kim Thành Danh. Khách sạn Gia Lâm như một khung cửa khép kính những tình cảm, không cho chúng tôi chỗ nấu ăn. Cả đoàn mang bụng đói mà ngủ thì chắc là ngủ không ngon và có khi sáng dậy nhiều người sanh bệnh thì rối to? Chúng tôi đang nài nỉ ông Gia Lâm nếu như có ai nghe cũng thấy rằng tội nghiệp mà ông ta thì không. Bổng có một anh nhà hàng xóm tốt bụng, biết sự không may đã xảy ra cho chúng tôi anh lẹ làng kêu cho qua nấu nhờ. Không biết vì sợ ông chủ mới nửa chừng đổi ý hay giận cái ông Gia Lâm mà nấu ăn vội vàng, nồi cơm sống nhăn.

Gia Lâm có một điểm lạ, thường thì chúng tôi nghỉ ở khách sạn nào nhân viên khách sạn tự đến mỗi phòng thanh toán tiền với khách trọ, hoặc chừng sáng, khách thôi mướn phòng đem chìa khóa phòng lại trả là tính tiền phòng tại đó. Đằng nầy Gia Lâm không làm vậy buộc chúng tôi có người đi thu tiền nạp cho ông ta trước lâu khi khách trả chìa khóa phòng. Chúng tôi từ chối sự xai khiến của ông ta làm ông ta giận nẩy lửa buông một câu rất khó nghe: Dân miền Tây mấy ông rắc rối! Đẩy ra một câu ngứa tai, trong đoàn chúng tôi có người bực lên nhưng cố dằn lòng tìm lời lẽ nghe cho được: Chúng tôi nói phải cho anh nghe chứ làm gì anh mà anh dùng tiếng quá nặng nề? Còn nữa, cả cái dân miền Tây ai động phạm gì anh? Nhưng ông ta bướng bỉnh và cao ngạo hơn: Ở đây tôi cất phòng cho thuê không có dụng ý chứa khách miền Tây, nếu các ông còn gây nữa tôi sẽ đuổi các ông đó.
Thấy ông chủ khách sạn Gia Lâm có giọng nói và thái độ của tên du côn chúng tôi rán nhịn không giải thích gì nữa.
Cũng may, chiều qua còn dùng được bửa cơm nửa chín nửa sống chứ sáng nầy thì chịu thua hoàn toàn, ban khói lửa không bật dậy chút lửa nào làm ấm áp lúc trời vừa tang tảng rạng đông, chúng tôi đành mang bụng đói teo lên xe.
Xe chạy rất xa bỏ lại sau lưng cái Gia Lâm khinh khi người miền Tây quá tệ, bụng một người kêu đói rồi hai, ba, người kêu đói… than thở… Đói có khi cũng làm người ta sáng mắt, xe lướt nhanh như vậy mà người ngồi trên xe cũng còn thấy được quán cơm chay. Tài xế cho xe dừng lại, chúng tôi thấy bên kia đường có tấm bảng đề: Cơm chay Bồ Đề 1.000/ một dĩa, mua mang đi thì 8.000 đ, địa chỉ: đường Phạm văn Đồng, Quảng Ngải. Một tô hủ tiếu đặc sệt những món chay mà chỉ trả có một ngàn đồng, trong khi ở miền tây một gói mì sống mua ở tiệm cũng từ hai ngàn rưởi đến ba ngàn đồng. Bán cái kiểu nầy luôn luôn là lổ, lấy không đủ vốn đừng nói là lời. Tôi thắc mắc tiền ở đâu bù lổ cho mỗi dĩa cơm, hủ tiếu? Dò hỏi cô bán quán chay xem có mạnh thường quân nào ủng hộ làm phước bù lổ thì cô trả lời là của tự chúng tôi chứ không ai tài trợ hay hùng hập. Tôi hỏi: Động cơ nào khiến quý cô phát tâm làm nên cái chuyện vĩ đại nầy? Cô đáp: Tôi dùng chay từ thuở nhỏ tính ra đã 27 năm, nhờ dùng chay mà trở nên người thiện và làm việc thiện, những việc có ơn ích cho đời. Tôi bán chay giá rẻ là cách tôi làm phước, lý do rất đơn giản vì tôi thấy lợi ích của sự ăn chay và tôi muốn nhân dân xứ tôi có nhiều người dùng chay.
Chúng tôi dùng một bửa chay no nê rồi vội vả kiếu từ quý cô chủ quán chay Bồ Đề để lên đường cho kịp. Nhưng không kịp rồi! Xem mòi đến nghỉ ở một ngôi chùa ngoại ô của thành phố Nha Trang thì trời tối lắm, không có thời giờ nấu ăn nghỉ ngơi sớm. Chúng tôi gọi điện cho chú Nguyễn văn Tâm tự Đằng, là một đồng đạo cũng ở gần đó, nói rõ sự đến trễ của đoàn chúng tôi và yêu cầu chú nấu cơm mang lại chùa giùm. Nghe chúng tôi nhờ chú Tâm rất là vui liền vận động thêm một số nhà đồng đạo nữa, mỗi nhà nấu một nồi cơm, và chú thì làm đồ ăn rồi thì ba chiếc xe Hon Da chở đến cho chúng tôi một bửa ăn rất là ngon miệng. Tính nhờ một bửa ăn cứu nạn thôi, không ngờ chú Tâm và đồng đạo ở đây hứa là 4 giờ sáng sẽ mang đến cho chúng tôi một bửa ăn bỏ theo xe.
Đốt đuốc mà xem những tình người đầy nhân nghĩa!
Thành phố Đà Lạt khách sạn Ngọc Trung 18 giờ 9 phút ngày 02/1/2018.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét