Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

NGHE CUỐC ĐIỆN THOẠI

Tôi vừa công phu chiều xong liền có cuốc điện thoại gọi đến. Số điện thoại hiện trong máy là số mới chưa có tên lưu trong danh bạ, tiếng phụ nữ, giọng không còn trẻ, già nhưng không già lắm. Không biết tôi có gặp vị nầy lần nào chưa nhưng cách nói và sự tin cậy thì giống như quen thân lắm, kêu tôi bằng chú xưng con ngọt sớt.
Cô chào tôi, nghe giọng lạ tôi hỏi: xin cho biết cô là ai? Nhưng cô không đáp thẳng cô là ai mà chỉ nói rằng cuộc gọi đi nầy từ tỉnh Bình Dương. Tôi hỏi cô: gọi tôi có chuyện chi không? Cô trả lời rằng con xin nhờ chú giải hộ giùm con những thắc mắc. Hỏi không đợi tôi trả lời đồng ý hay không, cô cứ nói suốt: Số là mẹ của con đã chết cả năm rồi, gần đây con thường chiêm bao thấy bà, có khi thì gặp bà cầu nguyện, có khi cùng đi viếng núi cúng chùa. Mới đây vía con thấy mẹ mặt mày buồn lắm, con hỏi tại sao mẹ buồn thì bà đấm ngực với vẻ giận dữ chứ không trả lời. Tỉnh giất chiêm bao, nhớ lại lúc thấy bà đấm ngực, thái độ giận dữ con biết mình đã làm sai điều gì với mẹ hay với đạo đức bản thân khiến mẹ thất vọng. Để ăn năng hối lỗi vì đã làm cho mẹ buồn, con muốn làm việc phước thí, mua cá phóng sanh hồi hướng phước đức cho mẹ xin ý kiến với chú có được không ạ? Tôi đáp: được, tính vậy rất hay! Cô nói tiếp: Thưa chú, mua cá phóng sanh con muốn được lợi ích nhiều người, không phải riêng cho mẹ mà còn có Cửu Huyền Thất Tổ, Ông Bà, được không chú? Tôi đáp: Cầu nguyện hồi hướng phước đức cho nhiều người tất nhiên là được, nhưng theo tôi thì nên tập trung cho một người. Trong nhà nhiều người thân, có người lâm bệnh nặng cần phải cứu gấp giành giựt mạng sống trên tay tử thần. Trong nhà ai cũng thấy mình thiếu thốn rất cần sự giúp đở, nhưng xét lại sự thiếu thốn của họ không đi đến chỗ chết và việc ta tính giúp là giúp cho người bệnh chớ đâu có định giúp cho người không bệnh. Hãy tập trung tiền bạc cứu người bệnh đừng để lạc lòng chia ra cho những người nghèo thiếu thường thì đồng tiền đi cứu bệnh đâu còn đủ mua thuốc trị bệnh cho người bệnh. Người nghèo thiếu họ có nghèo thiếu hơn chút nữa cũng không chết, nhưng người bệnh mà thiếu tiền mua thuốc trị bệnh là chết thật đó.
Ham làm phước thiện muốn giúp nhiều người là đáng khen, nhưng cũng đừng tập thói quen nguyện tràng giang đại hải, làm phước mà trông vào kiểu “nhân dịp”ăn theo cho có nhiều người kết quả cũng chỉ đở thương chớ không đi đến đâu. Nếu ta muốn giúp một người có việc làm tốt, nghề nghiệp ổn định đời sống tự do và từ đó họ tự lo, mình lo đến người khác rồi đến người khác. Nhưng có cái tật muốn giúp nhiều người, chia năm xẻ bảy số tiền ra thì đâu không đủ đâu, rốt cuộc giúp cho họ cái ăn còn chưa xong chưa tạo cho họ có cơ bản nghề nghiệp, việc làm, để họ tự giươn lên vững chắc cuộc sống.
Theo chiêm bao, vía cô thấy mẹ cô buồn, hỏi ra bà không nói mà chỉ đấm ngực để thay thế cho tiếng trả lời. Cô nhận định, đấm ngực là bày tỏ sự bực tức, ấm ức, có lẽ do cô làm gì đó có lỗi với bà. Để xả tức, ấm ức cho bà thì phải làm việc gì đó có lợi cho bà bởi vì giờ đây bà chỉ còn linh hồn chứ không có thể xác thành ra không làm được chuyện phước đức. Vì mẹ, hãy tập trung những gì cô có thể làm được hướng về mẹ mà bố thí và hồi hướng lợi ích của sự bố thí đến mẹ. Bàn qua việc bố thí hồi hướng tôi đề nghị thực hành hai điều như sau:
Không phải miệng nói hồi hướng là hồi hướng, Với Đức Phật Đức Thầy hay các vị ở hàng trên trước ta không nên thất kính bằng nói khơi khơi hai chữ hồi hướng một cách tùy tiện qua mặt vậy là được. Như ta thường nghe thấy những lần cầu nguyện tập thể, vị xướng ngôn điều động chương trình nhắc nhở với bà con đồng đạo hãy chấp tay niệm Phật để hồi hướng công Đức cho người quá cố trong thời gian chờ góp hương và thượng hương lên bàn Phật. Nói kiểu nầy ta nói ta nghe chớ thật sự hồi hướng thì khi xong cuộc cầu nguyện phải có lễ cầu hồi hướng trịnh trọng, đàng hoàn, đại khái: sự cầu nguyện, niệm Phật của chúng con, nếu có phước đức công đức chúng con xin hồi hướng cho người quá cố tên …, nguyện Đức Phật, Đức Thầy, chư vị Bồ Tát,Thánh Thần chứng minh và hộ độ. Ở vào trường hợp của cô, đem tiền mua cá phóng sanh, muốn hồi hướng thì cũng có lễ hồi hướng chớ không thể nói với nhau nghe hồi hướng là đủ được. Nguyện các vị ơn trên ở vào địa vị chứng minh để các Ngài tiếp nhận tấm lòng vàng của người nguyện vì m mà giúp cho lời nguyện có phước đức công đức, bù bổ lấp bằng hố sâu tội lỗi cho người quá cố, đạt kết quả như ý, tội tiêu phước hưởng và siêu sinh lên cõi thọ.
Người bố thí hồi hướng nên trường chay giữ giới ít nhứt cũng trong một hoặc hai ngày lập đàn bố thí. Trường chay để thanh thân, giữ giới để gột rửa những bẩn tâm, thân tâm mà tịnh lời nguyền mới thông lên các Phật, Bồ Tát, Thánh Thần chứng giám. Qua lẽ trên Đức Thầy dạy như sau::
“Đồ lao muốn lánh sớm nghe ta,
Bố thí, trì chay, giữ giới mà.
Phật Đạo trau giồi tâm tánh lại,
Giác thuyền chuyên chở lúc can qua.”
Những câu dẫn chứng trên, Đức Thầy dạy tu cho người còn sống, là một hành giả năng nổ công phu thoát chốn mê đồ thì phải trai giới và không chỉ có trai giới mà còn hoàn thiện chính mình “Phật đạo trau giồi tâm tánh lại”chớ không phải dạy cho chúng sanh bố thí trì chay giữ giới giùm. Nhưng xét ra Đạo Phật có dạy bố thí, trì chay, giữ giới, đặt điều kiện là tu cho mình hay tu giùm bằng cách vì người đó mà cầu nguyện, bố thí, phóng sanh thì trong khi làm bổn phận cũng phải có trì chay giữ giới cho thanh thân, tịnh tâm, mình có cảm thì các vị trên trước mới ứng giúp.
Cô nhờ tôi đóng góp ý kiến, dựa vào sự hiểu biết của tôi không chắc như vậy là tôi bàn đúng, cô nên nhờ thêm những vị khác mà cô tin tưởng, xem có vì đúng lý hay ho hơn chừng đó cô  áp dụng không muộn.
Dạ không, xét những điều chú ý kiến con thấy rất thỏa mãn. Con hứa làm theo lời chú chỉ dẫn. Cám ơn chú rất nhiều.
Chúc cô làm tốt sự hiếu, và cô sẽ gặp lại mẩu thân trong chiêm bao với mặt mày không còn buồn bực nữa.
Một lần nữa con cám ơn và xin chào tạm biệt chú.
Tôi cũng vậy, xin chào tam biệt.
04/02/2017


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét