Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

                                     NHỮNG BĂN KHOĂN

Có hai đợt khách đến thăm tôi bày tỏ sự lo ngại về giai thoại tôi đã đăng bài nói vÔng Lâm Ngọc Thạch và bà Năm Cò giải cứu Đức Thầy ra khỏi đường Miche để vào chiến khu. Quý vị không đành lòng có sự giải cứu như thế, vì Đức Thầy là cổ phật lâm phàm thần thông diệu dụng đâu không tự lo để chúng sanh lo cho. Nói vậy nghe rất phải, Phật cứu độ chúng sanh, đâu thcó chuyện chúng sanh cứu phật, làm trái tai người ta!
Nhưng, Nếu nhìn qua sự diễn biến quá trình khai đạo độ đời của Đức Thầy ta thấy có hai sự thực phải chấp nhận chớ không bàn cải; hai sự thực đó 1 là, sự thực về Đức Thầy, 2 là, sự thực có liên qua đến Đức Thầy.
1. Trước hết chúng ta tìm hiểu những sự thực có liên quan đến Đức Thầy: Gọi chung là nạn tại đến với Ngài như bài “Tiếng Súng Bên Lầu” có đoạn:
“Từ ấy lao mình vượt khổn-nguy,
Băng rừng lội suối giả man-di.
Ngày mong ải Bắc oan nầy giải,
Đem sức ra nâng lá quốc kỳ.”
Chính tay Đức Thầy viết bài thơ tôi vừa trích, Ngài kể có vượt khổn nguy, có băng rừng lội suối giả làm người dân tộc thiểu số, thoát khỏi sự kìm kẹp mưu hại của nhưng tên đầu xỏ độc tài, là một sự thật ta đâu thể phủ nhận.
Theo quyển “Phật Giáo Hòa Hảo Trong Lòng Lịch Sử Dân Tộc”, có đoạn nói rằng:
“ Cho nên, sau hết, người Pháp quyết định đưa Đức Huỳnh Giáo Chủ biệt xứ thật xa, ở ngoại quốc, lúc đó họ đã lựa chọn Ai Lao, vì vương quốc nầy cũng là một nước do Pháp đô hộ.
Nhưng tín đồ PGHH đã khám phá được dự tính nầy và đã hành động kịp thời, đưa vị giáo chủ từ Bạc Liêu về Sài Gòn, trước khi chánh quyền Pháp thực hiện ý định.”
Còn theo bản tường thuật của Ông Lâm Ngọc Thạch nói về việc đưa Đức Thầy đi Ai Lao là chính Đức Thầy biết trước và nói với Ông Biện Hùm như sau:
“Khoảng tháng 9 năm 1942, một tín đồ mà cũng là thân thuộc gia đình, là Ông Biện Hùm (có đi đăng sơn với Đức Thầy) đến Bạc Liêu. Đức Thầy nói riêng ông Biện Hùm, Pháp có ý định đưa Ngài đi xa, ở ngoại quốc, giống như đã đày Hộ Pháp Cao Đài đi Madagascar. Biện Hùm về gặp cha tôi (ông Lâm Thơ Cưu) bàn tính kế hoạch đưa gấp Đức Thầy đi nơi khác, trước khi Pháp thực hành ý định. Cha tôi liền đến sở hiến binh Nhựt tại Sài Gòn nhờ họ giúp đỡ, thực hiện kế hoạch, bằng cách mượn một chiếc xe hơi của sở hiến binh xuống Bạc Liêu bất thần chở Đức Thầy đi nơi khác, thoát khỏi tay Pháp.”
Thoát khỏi bàn tay Pháp hay bàn tay của phe nhóm Trần văn Giàu Đức Thầy đều tạo nhân duyên cho tín đồ hoặc người có tấm lòng yêu nước giải cứu để tình Thầy trò, những người trung với nước, cùng đi vào lịch sử của một giai đoạn lịch sử.
2. Sự Thật Về Đức Thầy: Ngài báo cho nhơn sanh, tín đồ biết rằng Ngài là Phật từ trên cõi Thiên Trước “ Thiên Trước tòa sen có chỗ ngồi… cảnh thiên trước thơm tho nồng nặc, chẳng ở yên còn xuống hồng trần…” Không chỉ xưng danh thôi Ngài còn thể hiện khả năng của vì trên trước như những trường hợp sau đây:
- Đang giảng đạo yên ổn ở làng Hòa Hảo, 1 tháng 4 Canh Thìn bổng Ngài viết bài “Từ Giả Bổn Đạo Khắp Nơi” có những câu tiên tri như sau:
“Không đành tách gót ra đi,
Nên dùng lời lẽ từ thì bá gia…
Thấy trong bá tánh ngẩn ngơ,
Nay Thầy xa tớ bơ vơ một mình…
Từ nay cách biệt xa ngàn,
Ai người tâm đạo đừng toan phụ Thầy.
Giữa chừng đờn nỡ đứt dây,
Chua vui buổi hiệp bỗng Thầy lại xa”.
- Trên đường Khuyến-Nông, đến đâu lúc trên giảng đài Ngài dặn dò bá tánh “Sau nầy có thời gian tôi xa cách tín đồ và lúc trở về sẽ về lại y xác cũ, chừng đó, đạo đức phát khai rực rỡ:
“Chừng nào Thầy lại gia trung,
Thì trong bổn đạo bống tùng phủ che”.
- Ngài sanh ra từ đất nước Việt Nam, lớn lên không có thời gian học trường chính trị mà nhìn vào cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, tiên tri từ năm khởi đầu cho đến kết thúc cuộc đệ nhị thế chiến, đúng vanh vách:
“Mèo kêu bá tánh lao xao,
Đến chừng rồng rán máu đào chỉnh ghê.
Con ngựa lại đá con dê
Khắp trong trần hạ nhiều bề gian lao.
Khỉ kia cũng bị xáo xào,
Canh khuya gà gáy máu đào mới ngưng”.
Giảng kệ đi trước thời gian, tiên tri “Canh khuya gà gáy”và Chuyện Bên Thầy “Nhựt ăn không hết con gà” quả y như vậy.
- Đối mặt trước sự chết sống, chắc quý vị cũng nghe chuyện quân xâm lược đã buộc Đức Thầy uống A Xít. Thuở  xưa, trước năm 1975, nhà tôi có đám giỗ cúng Ông Nội nhân đây cha tôi cho tổ chức cuộc truyền bá giáo lý, có mời đồng đạo đến tham dự. Ông Đặng Thành Tựu trưởng ban Phổ Thông Giáo Lý trung ương đãm trách phần thuyết trình, Ông Bùi văn Ưởng, trưởng ban Tu Huấn trung ương chịu phần nghi vấn. Tôi còn nhớ rất rõ, ở mục nghi vấn có người thắc mắc về sự vắng mặt của Đức Thầy và nói rằng Đức Thầy đã bị giết chết… Ông Bùi Văn Ưởng giảng thuyết và trưng ra các lý do Đức Thầy còn sống và Ngài sẽ trở về với nguyên xác cũ. Sau cùng kể hai câu chuyện 1, Đức Thầy bị quân xâm lược buộc uống A Xít, Ngài dùng cả một ly đầy thân thể vẫn tự nhiên. Người tín đồ PGHH dùng từ Đức Thầy vắng mặt vì Đức Thầy hứa sẽ trở lại như những câu:
“Ít lâu ta cũng trở về,
Khuyên cùng bổn đạo chớ hề lảng xao…
Từ nay cách biệt xa ngàn,
Ai người tâm đạo đừng toan phụ Thầy.
Giữa chừng đờn nỡ đứt dây,
Chưa vui buổi hiệp bỗng Thầy lại xa…
Chừng nào Thầy lại gia trung,
Thì trong bổn đạo bống tùng phủ che”.
Những kẻ gian manh muốn nắm quần chúng PGHH, họ dựa vào lý do Đức Thầy đi rồi trở lại mà xưng Thầy về, bị tín đồ thử thách bằng cho uống A Xít, tên giả nào cũng trốn.
- Quân ác muốn giết Đức Thầy nhưng họ tâm tính tiểu nhân không dám đầu mặt làm chuyện vô liêm sĩ, họ đi thuê người giết mướn. Tên giết mướn nhận nhiệm vụ, tối đến sửa soạn súng, cho đạn lên nòng trước khi đi ngủ khiến vợ anh nghi ngờ nài nỉ hỏi. Anh không giấu giếm nói ra cho vợ nghe là anh sẽ được số tiền to đũ cho vợ chồng mình sống hạnh phúc cả đời nếu anh giết Ông Thầy tư Hòa Hảo. Vợ anh can gián, nhưng vì ham tiền anh quyết tâm. Khuyên chồng không được, chị đợi lúc chồng ngủ say, tháo lấy hết đạn trong cây súng. Sáng thức dậy đi làm nhiệm vụ, Tên giết mướn vừa gặp Đức Thầy định ra tay thì Đức Thầy cản lại và nói: Súng của anh không có đạn, nếu tôi để anh hung hản với tôi thì những người phòng vệ tôi sẽ giết chết anh ngay. Tên giết mướn nghe Đức Thầy nói, lòng có hơi kinh sợ, lôi súng ra coi lại thì rõ ràng, trong cây súng không còn viên đạn nào.
Qua những chuyện kể trên ta hiểu Đức Thầy có khả năng của bậc trên trước lâm phàm đúng như Ngài nói “Thiên Trước tòa sen có chỗ ngồi”. Nhưng, đã nói độ đời, có lúc phải tùy thuộc dòng đời cong ngay hễ cần độ chúng, độ ở đoạn đường ngay hay đường cong cũng độ. Đức Phật vì nhân duyên với chúng sanh mà lâm phàm thì cũng có thể vì chúng sanh thể hiện nhân duyên bị bắt, bị hại, để trong chúng sanh, tín đồ cận Thầy lập công to, tình trò khắn khít. Các vị tạo một tấm gương tốt cho dòng họ và con cháu các vị sau nầy: Ông cha hy vì PGHH con cháu không thể nào phai lợt sắc màu PGHH, dầu sự thế có diễn cảnh trớ trêu như tuồng đời hiện nay.

13/2/2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét