Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

“CÁC LÀN SÓNG THỊ DỤC”

Tôi đã mệt nhưng chưa khiếp lắm, có anh trước tôi trèo dốc thở hổn hển khò khè, lột nón trên đầu, mô hôi tươm ra trán. Thấy vậy tôi kêu:
- Quý đồng đạo leo núi đường xa dốc thẩm mệt rồi phải không?
- Phải, quá mệt nữa là khác.
- Vậy ngồi nghỉ chút cho khõe hãy đi tiếp.
- Dạ, nhưng ngồi nghỉ mà được nghe giảng thuyết Phật pháp nữa thì lời to, không phải hay thêm hay sao!
- Hành trình chúng ta còn dài, đây chỉ là nghỉ tạm, nếu mở bày Phật Pháp thì sự nghỉ tạm e thời gian không chứa đủ đề tài.
- Theo chúng tôi nghĩ, thời gian cấp cho dạo núi và những điểm đến tuy có nằm trong chương trình nhưng chương trình viếng núi do đồng đạo tổ chức không phải vì say sưa cảnh núi mà đi thưởng thức, mục đích là tạo ra cơ hội để hâm nóng sự tu cho nhau. Chúng tôi cho đây là cơ hội mong anh đừng từ chối.
- Mời nói rất hay! “Hâm Nóng Sự Tu” Vậy nhân chuyến hành hương chiêm bái trên miền Thất Sơn oai linh hùng vĩ lần nầy, tôi muốn cùng chư đồng đạo hâm nóng lời châu ngọc của Đức Thầy “Phá tan các làn sóng thị dục lôi kéo vào nẽo tà” mà chủ yếu là “các làn sóng thị dục” quý vị có đồng ý không?
- Dạo đề hay đó! Tôi đồng ý!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Kính thưa chư đồng đạo! Dừng đây không lâu xin miễn chào hỏi nhiều và nhập đề kiểu vòng vo.
Làn sóng: giải thích theo từ điển; Làn: lớp, bề mặt thẳng; sóng: do gió thổi nước gợn lên thành sóng. Làn sóng: sóng xô nối tiếp nhau tạo thành từng lớp trên bề mặt uốn lượn.
Thị dục: Thị: ham thích; dục: lòng mong muốn.
Từ nghĩa đen của “làn sóng” do gió thổi nước bị gợn lên thành sóng xô đẩy nối tiếp, nên trong đời, nếu nhiều người bị áp bức bất công, quá sức chịu đựng, họ liên kết ngoi lên sự phẩn nộ cộng đồng, nổi dậy làn sóng đấu tranh và làn sóng ấy cứ được tiếp nối tiếp nối… Như vậy nghĩa bóng của nó, nhiều người vùng lên cùng một điểm như nước dậy sóng và làn sóng tiếp nối, Đức Thầy Viết Sám Giảng quyển 5 “Khuyến Thiện” cũng diễn tả một đoạn dài, từ câu “sau nhằm buổi phong trào tân tấn, đua chen theo vật chất văn minh” dẫn dài tới những câu kết thúc nói về làn sóng, xin trích ra sau đây:
“Thêm thời nầy thế kỷ hai mươi,
Cố xô xệp thần quyền cho hết.
Người nhẹ dạ nghe qua mê mết,
Rằng nên dùng sức mạnh cạnh tranh.
Được lợi quyền lại được vang danh,
Bài xích kẻ tu hành tác phước.
Làn sóng ấy nhiều người đón rước,
Dục dân tâm sôi nổi tràn trề.
Cổ tục nhà phỉ báng khinh chê,
Cho tôn giáo là mùi thuốc phiện.”
Nhưng đây, Đức Thầy dùng từ làn sóng là nói lên sự dạy đạo, nói về vọng tâm che đậy và sự nối tiếp của nó. Nhưng nó không phải một lần vọng tâm là hết mà liên kết nối tiếp nối tiếp vọng qua vọng… Cùng ý nghĩa nầy, trong một đoạn lý giải về cách niệm Phật, Ngài dạy “ Còn phương pháp Niệm Phật là để trừ vọng niệm chúng sanh, vì trong tâm của chúng sanh niệm niệm mê lầm chẳng dứt”. Niệm niệm mê lầm cũng giống như làn sóng tiếp nối tiếp nối. Thế nên Ngài dạy đạo cho người đời tu hành không phải chỉ đơn thuần phá tan một hai làn sóng thị dục mà là “các làn sóng thị dục”.

- Ô rất hay! Xin cho tràng pháo tay cổ vũ tinh thần.
- Như vậy thì ồn ào lắm! mà vỗ tay là biểu cảm vui tươi nhưng ngược lại nó có thể làm cắt đứt Chánh Tư Duy của người đang chìm trong sự theo dõi, cám ơn đồng đạo cổ vũ nhưng cho tôi xin miễn có lần sau đi nha. Vui lòng chứ?
- Dạ.
Như trên đã nói, thị là ham thích, dục là mong muốn, chính nó xô đẩy thuyền lòng trôi giạt mất phương hướng Niết Bàn diệu tâm hay Tây Phương Tịnh Độ cảnh giới của Đức Phật A Di Đà. Để bảo đảm lập trường tu hành đến nơi đến chốn không phải đem thân đi chạy trốn thị dục bằng chui rút trong những hang động vắng vẻ mà phải đối đầu, chiến đấu với thị dục bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào khi hay thị dục sờ mó đến mình. “Phá tan các làn sóng thị dục” là phá tan sự tiếp nối của chúng xô đẩy hành giả lạc mất chánh tâm.
Làn sóng, theo như từ điển giải thích là xô đẩy nối tiếp thành lượn trên mặt thẳng của nước; Đức Thầy giải thích qua sự tu hành thì tầm ảnh hưởng của từ ngữ nầy có vẻ khác hơn, “làn sóng” không ở vị trí xô đẩy tấn công mà là lôi cuốn, “Phá tan các làn sóng thị dục lôi cuốn vào nẽo tà”. Nếu phân tích “xô đẩy thuộc về áp lực, bắt buộc người ta phải làm cái việc người ta không muốn, ta thấy sự hung tợn đó mà sợ và đánh giá cao sự bắt buộc, xô đẩy là hành động quá tàn nhẫn, đâu ngờ “lôi cuốn” là dùng tình cảm để dụ dỗ, rù quến, quyến rủ cho người ta đi vào tội lỗi hoặc chết chóc cũng đâu vừa vì về tai hại? Ảnh hưởng của quyến rủ rất cao, ví dụ: giọng hát của Chế Linh, Duy Khánh rất có sức lôi cuốn khán tính giả. Lúc còn trẻ có lần tôi đọc báo thấy đăng tin “Chế Linh ở tù vì tội dụ dỗ gái dị thành niên” tác giả kể rằng tại vì giọng hát quá ngọt ngào êm ái mà thành tàn nhẫn để một nữ sinh mê hồn bỏ học, bỏ nhà đi… Rù quến, dụ dỗ cho mình chết ngay chết dại trong mê đắm hồng trần, quên ý thức, phương hướng tự cứu thoát mình vãng sanh về cõi Tịnh Độ.
Cũng cái người vỗ tay cổ vũ khi nảy quá hứng thú đã quên lời hứa không được vỗ tay nữa, anh đưa hai tay lên cao vỗ kêu cái bốp thì sực nhớ, thả hai tay xuôi xuống. Tôi ngưng nói nhìn người lở phạm lời hứa, chú ta nhìn tôi rồi cúi mặt. Nhiều người nghe tiếng vỗ của bàn tay mườn tượng như ai đó lở làm rơi rớt đồ cứng, ngước cổ, ngoảnh đầu tìm coi ai xé bầu không khí. Hiện trường như muốn ồn ào lên, tôi nói tiếp:
Thị dục là lòng ham muốn, chúng ta cho vấn đề cụ thể hơn: Ham muốn những gì? Nếu sự ham muốn nằm trong phạm vi đạo đức: Muốn tu, muốn vãng sanh Tây Phương hay thành Phật… thì đáng khuyến khích, còn muốn những gì có tính tham lam, hại người, hại mình… là không chấp nhận cho nó tồn tại lâu, phải phá tan nó đi! kẻo nó “lôi cuốn vào nẽo tà” khó mà ra được. Về “nẽo tà”, ở một đoạn khác, cũng trong Luận về Bát Chánh Đạo, Ngài giải thích:
“Sanh ra ở trong trần con người thường hay bị các thị-dục cám dỗ: Lợi danh, quyền tước, nghĩa vợ tình chồng…; cái tư tưởng đã rù quến tâm trí mãi mãi quay cuồng vào những sự ấy, không thể nào thoát ly ra được. Ấy về phần tà”.
Hiểu như thế, để phá tan nó, tất nhiên làm các làn sóng thị dục mất bề thế sẽ không gợn lên lượn lượn tiếp nối; cũng như người tu, lòng hết ham muốn các duyên sự đời, tâm phẳng lặng một màu thanh tịnh thì chướng ngại không còn. Biết mặt biết tên thị dục là một thắng nhưng không bị chúng lôi cuốn vào nẽo tà là bàn thắng thứ hai. Đi từ bờ sông mê sang bến giác không bị sóng cồn lên lượn lượn tiếp nối làm vật cản, xô đẩy thuyền dội ngược, mặt nước phẳng lặng, đi trong bình an sang bến giác hay hơn đi trong bất an.
Đối với người tu muốn sớm thoát luân hồi thì vấn đề Phá tan các làn sóng thị dục là việc trọng đại. Trong khi tạm thời ta chưa phá tan chúng cũng đừng để chúng lôi cuốn làm bế tắt đường hướng thượng của mình.
- Quý đồng đạo thân mến! Chúng ta ngồi nghỉ đã lâu, đề tài đến đây xin được tạm dừng, cám ơn quý vị quan tâm theo dõi, NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
- Đi tiếp thì đi nhưng chú phải còn thuyết nữa vì trông đâu đây có nhiều người nặng nợ thiền môn với chú rồi và cháu là một trong số nhiều người đó yêu cầu chú.
- Tôi chỉ cơ hội lúc bà con mình nghỉ mệt, nói chút chút…
- Không biết cơ hội đến với chú hay chú tạo ra cơ hội. Nhưng cách giải thích “làn sóng thị dục” không phải xô đẩy mà là sự lôi cuốn thì cháu phải chịu khen hay.
Không phải tôi. Dùng từ “lôi cuốn” là tôi nhắc lại lời dạy của Đức Thầy.
Nhưng nhờ sự so sánh của chú về “xô đẩy” là áp bức, bắt buộc và “lôi cuốn” là dụ dỗ quyến rủ khiến ý nghĩa lộ ra. Cám ơn chú thật là nhiều.

27/7/2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét