VIẾNG NGÔI CỔ MỘ
Tại xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, có ngôi cổ
mộ đề tên Ông: Trần văn Nhu, viên tịch ngày 25 tháng 3 năm
1914.
Đọc qua sử nghiệp Ông Hai Trần văn Nhu, con trai cả của Đức Cố
Quản Trần văn Thành, biết Ông sanh tại làng Bình Thạnh Đông, tỉnh Châu Đốc, năm
Đinh Mùi 1847. Nhiều lời đồn chuyền thành lệ, Ông hai là một trong số những đại
đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An, Giáo Tổ Bửu Sơn Kỳ Hương, nhưng phân ra thời
sử, Đức Phật Thầy khai đạo năm kỷ dậu 1849 sau 7 năm thì viện tịch 1856, Ông
hai sanh năm 1847, từ đó cho đến năm Đức Phật Thầy viên tịch Ông hai chưa được
10 tuổi, nếu là đệ tử, Ông hai quy y với Thầy là lúc Ông mấy tuổi?
Trong khi phần đông đệ tử Phật Thầy, tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương đã
vân tập về vùng Nhà Bàn, Anh Vũ Sơn (núi két) để cùng Phật Thầy khai hoang lập
ấp, mở trại ruộng, khuyến khích nghề nông, lo cái ăn cho dân rồi mới dạy giáo
lý “HỌC PHẬT TU NHÂN”. Trải bao đời Việt Nam thay ngôi đổi chủ, binh lửa tơi bời mà
vùng Thới Sơn, Trại Ruộng vẫn còn là nơi bảo lưu dấu tích, nhưng Ông Hai thì
lại lưu lạc chốn xa và viên tịch vào ngày 25 tháng 3 năm giáp dần 1914 tại Trà
Bang, tỉnh Kiên Giang, nay xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Sao lại đi viên tịch xa vùng như vậy?
Xét vì Ông Hai là con trưởng nam của Đức Cố Quản một tướng quân
anh dũng không đầu hàng giặc Pháp khi họ 1862 vào đánh chiếm ba tỉnh miền đông:
Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và 1867 giặc thừa thế chiếm luôn 3 tỉnh miền
tây: Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên, Ông Phan Thanh Giản ức lòng trước vận nước
uống thuốc tự vận. Trước cảnh thế giặc quá mạnh Đức Cố căn dặn lòng “thà thua
xuống láng xướng bưng” hoặc “ Ăn thua cũng đánh cầm chừng, kéo ra đầu giặc lỗi
chưn quân thần”. Đức Cố cho ém quân trong rừng Bảy Thưa, ăn thông dãy Thất Sơn
rừng và rừng, chờ thời cơ xuất chiến. Nhưng tiếc thay, ở đâu có trung thần thì
sẽ có gian thần, kẻ trọng nghĩa người ham tiền… một tên đi săn đã lọt vô vùng
ém quân của Đức Cố, quân sĩ bắt được, tình nghi là Việt gian bẩm báo lên Đức
Cố, Cố trông hình dạng người đi săn nghèo khổ có chút thương tình không đặt
nặng anh ta là Việt gian. Tên thợ săn bị giải đến tướng quân, vừa thấy là cầu
xin tha mạng và thề độc rằng nếu tôi có đi báo giặc Pháp hại các Ông đây là
người yêu nước, cho tôi chết độc và dòng họ sẽ bị cùi ba đời.
Kẻ viết bài nầy, nhớ lại khoảng hai mươi lăm nắm về trước đã có
gặp người cháu nội tên thợ săn nói trên, Ông ta ở độ tuổi 65 đến 70 tại ngọn
kênh Rạch Hang Tra, xã Cần Đăng, cũng là nơi đánh dấu một trận chiến đấu ác
liệt để giải quyết sự sống chết, để từ đó binh Gia Nghị bị tan rả và Đức Cố chủ
tướng không còn ai thấy Ông đâu nữa. Lời thề xưa đi đúng tên thợ săn sau nầy
chết độc còn con cháu của Ông sanh ra đều bị cùi luôn tam tộc.
Sau khi đánh tan đạo
binh của Đức Cố Quản, Pháp truy lùng diệt tận những thân nhân của Ông và tàng
quân binh Gia Nghị. Ông Hai phải đi lánh nạn và thường thay đổi nơi tạm trú để
tránh sự dòm ngó của Pháp tặc và những Việt gian tay sai. Đi dấu thân phận mãi,
quân pháp dò la lâu ngày cũng mỏi mòn rồi quên đi. Sau hai mươi năm trôi
qua, Ông Hai trở về Bửu Hương Các tiếp tục công việc phò đạo Bửu Sơn Kỳ Hương.
Năm Tân Sửu 1901 Ông Hai cất lên ngôi chùa đặt tên là Bửu Hương Tự. Lập ngôi
chùa xong, có cở sở tôn giáo để sinh hoạt giáo sự. Đồ chúng đến lễ bái, học
đạo, Bửu Sơn Kỳ Hương mỗi lúc ảnh hưởng rộng thêm. Đời hễ ở đâu có Phật là có
ma theo phá, Ông Hai có người cháu kêu Ông bằng cậu, dựa hơi vào gia tộc, mang
ý nghĩ phàm tục đòi được Ông cậu trọng dụng cho một chức vụ trong chùa. Ông hai
không tín nhiệm giao cho công việc quản lý Phẩm đành lòng làm hại cậu ruột của
mình và chư bổn đạo, lựa ngay ngày Ông Hai tổ chức lễ cúng giỗ Đức Cố cũng là
Ông Ngoại của Phẩm và các vong linh binh Gia Nghị, thấy đông đảo bà con đồng
đạo đến tham dự, Phẩm liền đi báo với quân chinh phạt, giặc Tây ùng ùng kéo đến
bao vây chùa, đệ tử của Ông Hai có người liều mình cõng Ông hai thoát nạn, còn
lại tất cả đều bị bắt đi tù.
ĐI TÌM CỔ MỘ
Đọc Thất Sơn Mầu Nhiệm của hai Ông Dật Sĩ, Nguyễn văn
Hầu, thấy đề Ông Hai tịch ở Trà Bang ngày 25 tháng 3 năm Giáp Dần 1914. Trà
Bang cái tên nghe lạ mà cũng rất xa với sự lui tới của những người trong bổn
đạo. An Giang, Châu Đốc là xứ cội nguồn của Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa
Hảo, rất ít có người biết Trà Bang là đâu, việc cúng lễ kỷ niệm chắc là ít oi
thưa thớt nếu đem so với các vị trên trước tịch ở vùng cội nguồn.
Hỏi
chuyện trong nhà Ông Huỳnh văn Điệp
Sáng sớm ngày 4/4/2015 chúng tôi đồng khởi hành về Trà Bang, giờ
là xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, gặp người cháu nội của Ông Huỳnh văn Ngộ
là Huỳnh văn Điệp. Theo lời kể của Huỳnh văn Điệp Ông Nội Huỳnh văn Ngộ vừa là
đệ tử vừa là con nuôi của Ông Hai, đã cùng Ông Hai qua hành trình lẩn tránh sự
truy lùng của quân Pháp, có lúc phải qua tận nước láng diềng Cam Pu Chia tỵ
nạn.
- Nội tổ của chú gốc gác đây sao và nhân duyên nào có sự đồng hành
với Ông Hai? Tôi hỏi. Ông Điệp trả lời:
- Ông Nội tôi không phải sanh trưởng tại cái xứ Trà Bang nầy đâu,
Xứ Nội ở Cái Dầu Thị Đam, hồi Nội còn trẻ đã sớm có duyên Phật Pháp, vào Bửu
Hương Tự xin làm đệ tử Ông Cố (tức Ông Hai). Lúc đó Nội là một quá lứa thanh
niên chưa vợ, định ở độc thân tu hành, sau Cố kêu Nội có vợ đi vì có vợ tu cũng
được. Cố dạy thì Nội phải nghe.
Nguyễn văn Y đi cùng chúng tôi đặt câu hỏi:
- Ông Hai có để lại kỷ vật gì không thưa anh?
- Ông Huỳnh văn Điệp đáp có và Ông đứng dậy kéo chiếc ghế cản
chân, mở tủ lấy ra cái bao dài bằng vải đỏ cuống tròn. Lúc chưa mở ra thấy hình
dáng tròn và dài tôi đoán là cây gươm hay cây gậy nhưng khi đã lột bao vải đỏ
thì là một khúc của cây giầm bơi xuồng.
Cây
giầm bơi xuồng của Ông hai bị kẻ gian chặt mất cán
- Cây Giầm chỉ có chừng nầy thôi sao. Thật là huyền diệu, Phan văn
Chúng nói.
Ông Điệp đáp:
- Nguyên lai cây Giầm không phải chỉ có chừng nầy thôi, theo lời
phụ thân tôi kể lại, lúc xưa cây Giầm có cái cán dài, cán có khắc cẩn hoa văn
trông rất đẹp mắt, do vì bảo quản không chu đáo bị kẻ xấu chặt lấy một khúc cán
có hoa văn nên cây Giầm mới cụt trụi lủi như vậy.
- Ngoài cây Giầm ra, Ông Hai còn để lại kỷ vật nào nữa không?
Nguyễn văn Án hỏi.
- Còn, Ông Điệp đáp và đi đem ra vật khác, nói tiếp: chiếc
Bình Bầu nầy xưa chứa nước để Ông Cố uống nhưng đã bị gảy cổ miệng.
- Ông Hai có để lại cho đời quyển Kinh Giảng gì không? Anh sáu
Tước hỏi, Huỳnh văn Điệp đáp là không có sách vở vì. Anh sáu Tước nói thêm:
Đồng đạo miềng An Giang Châu Đốc thường có đọc qua tác phâm “TRI LAI BỬU TÍCH” của
chính Ông Hai viết, nếu hôm nào chúng tôi trở lại, chúng tôi sẽ ấn tống một số
để đây anh phát cho bà con.
Ngôi mộ ông Hai có ba vệt nức lớn
Hỏi chuyện tạm xong Chúng tôi xin phép ra viếng mộ. Mộ nằm trên
vuông đất rộng phía sau hè nhà Ông Huỳnh văn Ngộ, xa nhìn ngôi mộ Ông Hai Trần
Văn Nhu thấp trủng trong một dãy mộ nhô cao làm tôi cảm kính sự đơn giản đã
được Ông Hai dặn sẵn. Khi đến gần, để mắt thấy mồ có mấm, đấp bằng hồ xi măng,
hai làn nức tách ra, ốc ác tôi nổi rần lên tưởng chừng có sự linh thiêng huyền
bí của một đấng trên trước nào trong đạo Bửu Sơn Kỳ Hương gợi lòng. Tiếc cho
một số bổn đạo thân tín của Ông Hai chủ sự việc chôn cất không đúng lời dặn.
Xin trích “Thất Sơn Mầu Nhiệm”để căn cứ:
“Đầu xuân năm Giáp Dần
1914, ông Hai kêu ông Nguyễn văn Tịnh lại gần mà nói rằng: Sau nầy ta chết
không có chết bậy. Thuở xưa Đức Phật Thầy trước khi tịch có sưng hai chưn, Ngài
cho kêu ông chủ chùa (?) vào rồi viết một chữ “tử” mà hỏi là chữ gì. Ông chủ
chùa đáp là chữ tử. Ngài nói luôn: “Hễ tử thì táng nghe!”
Thuật xong câu chuyện
của Đức Phật Thầy, ông Hai nói tiếp: Thầy Vân
Tiên xưa cho Vân Tiên ba điệu phù mà thôi, còn Thầy ta cho ta đến bảy điệu!
Những câu nói ấy nào hay là lời di chúc. Ba tháng sau, ngày 25
tháng 3 ông kêu hết mấy người tín đồ tòng vong lại mà cho hay rằng ông sắp tịch,
vậy khi tịch rồi thì hãy bó lại bằng bảy miếng tre rồi chôn mà thôi, đừng sắm
hòm rương chi hết.”
Chỉ trong chuyện chôn cất mà phạm phải hết ba việc cải lời Thầy.
Việc thứ nhứt Ông Hai nhắc lời của Đức Phật Thầy dạy “ Tử thì táng” mà các đệ
tử đâu chịu táng nhanh như vậy, đợi qua hai ngày đi mua hòm về mới chịu táng.
Thứ hai, chôn dặn bó bảy miếng tre nhưng các Ông bàn rằng vì thương kính Thầy
phải đi mua hòm, hòm để trước sân nhà chưa kịp đem vô liệm thì thình lình hòm
bị nổ bung ra. Thứ ba, đáng lẽ chỉ một lần cải Thầy xảy ra điềm bất lành là đủ
thức tỉnh, Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, từ vị giáo tổ là Đức Phật Thầy Tây An, mộ phả
bằng, không đấp nấm. Ông Hai là một trong mười hai Ông Đạo tâm đắc của Bửu Sơn
Kỳ Hương đáng lẽ phải tròn đầy ba đặc điểm làm tấm gương an lạc, đạo đức. Vì
một số bổn đạo thân tín của Ông Hai làm ảnh hưởng không tốt cho thanh thế của
Ông, lu mờ gương sáng, bất lợi cho sự truyền bá chánh đạo mà từ buổi đầu Ông
Hai đã gắng công sáng lập ngôi chùa trang nghiêm đề tên Bửu Hương Tự, ấn phát
lòng phái Bửu Sơn Kỳ Hương.
Tại ngôi cổ mộ, có nhà
cháu nội Ông Huỳnh văn Ngộ thờ phượng Ông Hai, mỗi năm cúng giỗ sắm lễ cúng
mặn. Được biết, cách không xa ngôi cổ mộ có Ban Trị Sự giáo hội Phật Giáo Hòa
Hảo tổ chức đãi chay để hờ bà con từ xa đến viếng, thuần đạo không dùng mặn
được thì đến Ban Trị Sự dùng chay.
27/4/2015
Lê Minh Triết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét