KHẮC PHỤC
ĐỂ TIẾN LÊN
Thưa quý vị ! Như ai cũng
biết thời điểm nầy người tu gặp nhiều khó khăn một là bị văn minh
cám dỗ hai là bị o ép về tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Hôm nay tôi
xin đề nghị chúng ta bàn cách khắc phục những khó khăn để tiến
bước.
Chúng tôi đồng ý.
Cám ơn quý vị. Khắc phục để tiến lên có nghĩa là vượt khó để đạt đến mục tiêu.
Chúng ta được sanh ra là do sự thúc đẩy của luật nhân
quả, nếu
không gieo nhân ác và tham đắm cõi hồng trần đến mờ mịt tâm thần sẽ không nằm trong vòng quay luân hồi, không bị sự thúc đẩy của luật nhân quả. Đã sanh ra là
một bằng
chứng cụ thể ta đả và đang gieo những nhân ràng buộc bởi sanh tử. Quy y Phật Pháp là ta đang đi trên con đường từ sanh tử đến Niết Bàn. Vì là chúng sanh trong cõi khổ thì có vô vàn cái khổ bao vây, ngăn cản không
cho ta tới
cõi Niết Bàn. Nhờ Kinh Phật, Giảng Thầy ta thức ngộ cõi trần là bể khổ phải tránh
tức khắc;
tránh không có nghĩa là hủy hoại kiếp sống mà là tránh mê nhiễm, để ta không bị động lực của cõi
khổ níu trì làm bế tắt hay chậm lại. Tu hành, ta không muốn có xảy ra chuyện bế tắt, cũng không muốn có sự níu trì. Không bế tắt nhưng bị níu trì nhiều hành trình tất nhiên
chậm lại
còn sanh sanh tử không chờ đợi chúng ta.
Cổ nhân bảo rằng:
“Viêm dương chú định tam canh tử
Định bất lưu nhơn đáo ngũ canh”.
Cùng với ý nghĩa đó Đức Thầy có
câu:
“Khuyên Niệm Phật than rằng chưa rảnh,
Lúc bắt hồn mắc việc cũng đi”.
Vì thế, trên đường từ sanh tử đến Niết Bàn hãy đi một cách thông thả, tự tại, đừng tự đeo
những suy nghĩ nghèo đói, hay ngoại cảnh đeo vào ta những sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; Đức Thầy dạy, chẳng những không đeo mà còn tiêu diết nó nữa:
“Lũ tam bành trong bựng còn đeo,
Đoàn lục tặc ta mau sớm giết.
Mài gươm trí cho tinh cho khiết,
Dứt tâm trần kiếm chữ sắc không”.
Như tôi đã trình bày, do vì kiếp trước không tu hay ít tu chưa thâm nhập Niết Bàn diệu tâm hay siêu
anh nơi cõi thọ, phải chuyển luân vào chốn hồng trần đày đọa theo luật nhân
quả. Giờ
trên con đường từ sanh tử đến Niết Bàn ta phải rán
khắc phục
mình, đại khái có mấy điều sau đây:
Tiếng khen chê, chưởi mắng
Sự cảm nhiễm ngoại duyên
Tiếng khen chê, chưởi mắng: Tiếng khen: đơn giản, vì ta với họ đồng nhau trên
quan điểm,
lập trường; họ khen ta cũng chính là
khen họ.
Đã nói đồng quan điểm, lập trường,
chưa chắc họ khen ta mà ta là người làm đúng, hay ho. Về tiếng khen chê, chưởi mắng ta đưa ra hai lĩnh vực: 1 khen chê chưởi mắng cá nhân,
2 khen chê chưởi mắng ở tập thể tôn giáo.
1. Nếu họ xâm phạm đến quyền lợi cá
nhân, danh dự cá nhân, là người tu ta nên bỏ qua và thông
thoán lòng mới đi sâu vào hạnh hỉ xả của Phật. Ta
bị xâm phạm quyền lợi, danh dự cá nhân vì đôi khi trước mắt họ ta cũng quá nhiều hành động cá nhân. Họ nghèo
đói, khổ
sầu ta mặc kệ họ. ta không tạo cho ta đức hạnh của
một người tu làm niềm tin cậy và điểm thu húc, lấy đâu để người ta tin tưởng mình là người thật tu thật đạo, họ chê
trách ta là phải, ta nên học ở họ một bài học nầy để sửa chửa, áp
dụng vào đời sống.
2. Nhưng ai cố tình xâm hại đến lợi ích
của cả
một tôn giáo, danh dự tập thể tín đồ, phê bình những người làm công tác bảo vệ tôn
giáo, bảo
vệ cơ sở tôn giáo là sai ta phải có bổn phận tìm cách
tháo gở
những luận điệu phê bình của họ nhằm mục đích xiên tạc, đả kích
tập thể tôn giáo trước quần chúng
Về phần ta, đừng có mỗi lúc đem áp dụng câu “ đa số tán
thành” rồi
hãnh diện buộc thiểu số phải phục tùng đa số. Nhằm chỗ phe ta nhiều hơn mà kêu lấy biểu quyết theo lối dân chủ ở cơ sở ta thắng là
cái chắc.
Nhưng thắng là một chuyện còn đúng hay sai là một chuyện khác. Như vậy, họ chê
bai ta chưa chắc ta đã làm gì sai. Ví dụ: kẻ ỷ quyền ỷ thế
chiếm dụng tài sản của nhân dân hay của Tôn
Giáo, cá nhân hay tổ chức nầy im miệng thì thôi, còn
lên tiếng
phản đối, kê khai tài sản của đạo
bị chiếm dụng, vạch rỏ tội ác của kẻ quyền thế cho nhân dân tín đồ biết thì
họ tức lên chê bai mạt sát
người bị
hại, là chủ nhân của những số tài
sản bị
chiếm dụng. Người bị mất tài sản hay tín đồ bị mất những cơ sở đạo đức nói lên sự thật, kẻ gian bực mình là tại họ thôi.
Một số ít tín đồ PGHH có
khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, tôn giáo bị mất tất cả những giáo sản họ không lo…lại đi nói mắc mỏ với những tín
đồ cố công duy trì sự nghiệp tôn
giáo. Cái tích Chó đạo Chích sủa vua Nghiêu! Vua Nghiêu là vị minh quân được lịch sử xưa và
nay công nhận, Đức Thầy cũng đã xác
định:
“Thuở
xưa thời buổi Thuấn Nghiêu,
Thái-bình
thạnh-trị mến yêu khắn tình.
Chớ
đâu đồ-thán sanh-linh,
Bởi nay lỗi đạo kệ kinh ngạo cười.”
Nhưng chó của Đạo Chích nhìn Vua Nghiêu không phải chủ của nó thì nó cất giọng sủa lảnh lót là chuyện bình thường, đâu phải chó Đạo Chích sủa Vua Nghiêu mà
vua Nghiêu là người xấu. Vậy nên, người tín đồ muốn tiến thân
giữ vững
tim son với tôn giáo, xét mình làm
đúng việc,
chánh đáng đừng vì tiếng khen chê,
chưởi
mắng của kẻ quấy, nhứt là những đồng đạo có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa không biết đau lòng khi
các cơ sở
của tôn giáo bị cắp mất. Nói giáo sản bị mất họ cũng không chịu. Kệ họ, có khó khăn chúng ta nên đọc lại những lời dạy của Đức
Thầy cho tinh thần mạnh mẽ lên:
“Đấng anh hùng dựng nên thời thế,
Sá chi lời trùng
dế nhỏ
nhen.
Vội đem lòng cượng lý ghét ghen,
Thêm cùng bớt tiếng kèn lời huyễn.”
Mấy câu sau đây còn thắm thía tim gan hơn khi Đức Thầy đã nguyện đem thân cúng dường cho Phật về việc chấn hương nền Phật Giáo:
“Phận tớ xác phàm tớ đã dưng,
Cúng dường cho Phật, Phật đành ưng.
Dù cho gặp phải ngàn
cay đắng,
Cũng nguyện đạo mầu sẽ chấn hưng”.
Sự cảm nhiễm ngoại duyên: Thế gian là cõi khổ, ta bị nhân quả đưa trở lại cõi
nhân gian làm nơi ở tạm rồi đi. Ở tạm đừng lo sự ăn, mặc, ở quá kiên cố, mất thời giờ mà chừng ra đi, cảnh thương
thương tiếc tiếc nó làm cho trở ngại, hết thấy đường
về Phật Quốc, đường ác hiện ra. Trong khi còn chờ đợi một chuyến đi “thoát luân chuyển khỏi đeo khổ tử”, đừng để lăng nhăng với những danh,
lợi, tình; lăng nhăng là tríu mến cõi hồng trần, chừng chết bị quỷ xứ dẫn đi hành hình, đền hết tội cũng sanh trở lại cõi hồng trần chịu khổ nữa thôi.
Muốn không trở lại cõi hồng trần chịu vô vàn khổ não, cảnh khổ luôn luôn gặp khó,
người tu
phải cố gắng khắc phục những khó khăn
tiến
nhanh đến mục tiêu phía trước. Có làm công tác bảo vệ tôn giáo, giữ gìn
giáo sản là chuyện chính đáng, cần làm của người đi trước đối với
kẻ đi sau để sự nghiệp tôn giáo được thay nhau trên dòng chảy mãi
mãi, nhưng không nên hướng sự bảo vệ tôn giáo đến thù hiềm, cho tâm
trí thảnh thơi, nhớ đường về Phật Quốc.
02/01/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét