MỘ PHẦN BA PHỤ NỮ TIỀN BỐI
Chương
trình ĐIẾU VIẾNG những người có công to với đạo, hy sinh vì đạo PGHH cuối năm Bính Thân để qua Đinh
Dậu 2017, chúng tôi được đồng đạo Nguyễn văn Lía đề cử
ra tỉnh Bình
Dương viếng mồ linh của ba nữ đồng đạo bậc tiền bối rất
có công với đạo và
được học đạo trực tiếp với Đức Thầy. Chúng tôi gồm 9 người đi từ 4 tỉnh: Nguyễn Quí Giới, đồng đạo Yên (không biết họ)từ tỉnh Đồng Tháp; Nguyễn Ngọc Tân, đồng
đạo Luốt (không
biết họ)đến từ tỉnh Vĩnh Long; một đồng đạo không biết họ tên
đến từ thành phố Cần Thơ; Nguyễn Thanh
Triết, Nguyễn thị Thùa, Bùi Minh Luân và tôi đến từ tỉnh An Giang.
Ba
ngôi mộ của ba vị nữ tiền bối có công với
đạo, đáng được vinh danh: 1, Bà Triệu thị Vạng, pháp danh Diệu Giác,
đồng đạo thường nhắc tên bà là Bà Ký Giỏi,
bia mộ đề: sinh năm 1879, từ trần 1987. 2, Bà Nguyễn thị Anh, tức Bà Năm Cò, mộ bia đề: sanh năm 1900, mệnh chung ngày 10-12- 1967. 3, Bà Nguyễn
thị Nhạn, pháp
danh Như Hương, bia mộ ghi: Sanh ngày 01-03-1912 (tân hợi) từ trần ngày 22-04-1991(nhằm 08-03- năm Tân Mão.
1. Mộ phần của bà Ký Giỏi Triệu thị Vạng, người tín đồ
PGHH phần đông
đều biết, khi Đức Thầy bị nhà đương cuộc
Pháp buộc sống lưu cư, có ở nhà Ông Bà Ký Giỏi.
Bà Ký quy y
với Đức Thầy lúc Ngài còn ở làng Hòa Hảo, nên
khi Đức Thầy bị đưa về nhà Ông Bà Ký để
cho Ông bà nầy dòm
ngó tiếp bởi dầu sao Ông đây cũng làm việc ở
soái phủ Nam Kỳ. Bà Ký rất mừng được ở cận bên Thầy để học thêm đạo đức, dỉ nhiên, sự lo
lắng giúp đở cho Đức Thầy là điều rất cần thiết đối với bà. Chúng
ta hậu sanh, không cùng thời để tạo phúc đức qua
những công việc ấy và học đạo từ chính kim khẩu của Ngài
nói ra; ta chỉ còn đọc, học tu qua các
bài viết giảng của Đức Thầy do các đồng đạo tiền bối bảo
quản, những câu
chuyện đạo đức có liên quan đến
Ngài và tín
đồ lớp trưởng thượng, ví dụ như câu chuyện bà Ký
Giỏi lặn lội dặm tràng tìm Thầy học đạo làm nổi
bật ý nghĩa
Đức Thầy là cổ Phật lâm phàm đúng như trong Sấm Giảng Giáo Lý nói:
“Thiên
Trước tòa sen có chỗ ngồi…Sao chẳng ngồi nơi ngôi vị
hưởng quả bồ đề trường thọ mà còn len lỏi xuống chốn hồng trần đặng
chịu cảnh chê
khen”.
Tại ngôi
mộ, trên tấm bia để di ảnh Bà, hai bên liên cận có
trích ghi 4 câu thơ trong bài “Cho Cô Ký Giỏi Ở
Bạc Liêu”
như sau:
“Cô
hai cô đã đi về,
Mà
sao tâm-não nhiều bề ưu-tư.
làm
sao gở mối sầu tư,
cho
Thầy cho bạn cũng như cho mình”.
Xem
lại, Bà Ký người ở Bạc Liêu, nhưng bài viết không
phải sáng tác vào những năm 1941- 1942 lúc Đức
Thầy ở Bạc Liêu
mà là viết từ Sài Gòn năm 1944. Bà Ký một tín đồ
trung kiên
đã đi từ Bạc Liêu ra Sài Gòn thăm kính Thầy,
tâm tư của bà được Đức Thầy mô tả hình dáng đáng ghi nhận
người có
lòng lo cho đạo, Đức Thầy, bạn và mình: “Cô hai cô đã đi
về, mà sao tâm não nhiều bề ưu tư”, do từ “cô đã đi về” bằng “Tâm
não nhiều bề ưu tư”, cuộc diện từ đâu đến và đi về đâu ta
hiểu rõ. Ưu tư của bà phải
chăng là
toan tính cách nào gở ách thống trị của thực dân, để Đức Thầy tự do đi lại truyền đạo cứu đời và bạn bè cũng như mình vui vẻ đến lễ kính
học hỏi đạo đức từ kim khẩu của Đức Thầy.
Bà
Ký Triệu thị Vạng thuộc hàng danh gia vọng
tộc, lại có
tấm chồng làm ở soái phủ Nam Kỳ,
danh phận trong xã hội như thế mà lúc Ông Ký qua đời, chôn
cất Ông, thân nhân đã dành cho bà Ký một
chỗ khi bà
mãn phúc sẽ được nằm liên cận bên chồng. Thế sao Bà Ký Triệu thị Vạng lại chết chôn ở Bình Dương? Sự thắc mắc nầy ta chờ hỏi những mấu chốt có liên quan đến bà sáu Nguyễn thị Nhạn.
2. Bà
Nguyễn Thị Nhạn, pháp danh Như Hương sanh 01-03-1912, từ trần ngày
22-04-199. Bà là người được Đức Thầy tin cậy và chỉ
định lo lắng giúp đở cho bà Ký. Hôm đầu năm nay chúng tôi đi công chuyện ở tỉnh Bạc Liêu có gặp vài đồng đạo ở vùng nầy giới thiệu về khu mộ của Ông Ký Giỏi, quý vị nói rằng,
quý vị đã tìm
ra khu mộ từ trong đám rừng rậm, là chỗ cư
ngụ cho những tên giang hồ phiêu bạt. Quý đồng
đạo nói trên
đã chặt cây, cuốc giãy cỏ và cào hốt những manh chiếu rách, mùn mền giẻ rách, óng kim chít và nhiều thứ nhơi uế khác. Nghe nói như vậy, tôi liền nhờ quý
vị hướng dẫn chúng tôi đến đó.
Khu
mộ rộng, xem rất là bề thế gồm gia tộc của họ
Triệu, Ông
Ký là rễ được chôn cất trong khu nầy, mộ của Ông cận liền có
một vuông xây viền rào để
sẵn, chờ lúc
bà Ký trăm tuổi già đến đây mà an nghỉ. Tin bà
Ký đã chết hồi năm 1987 mà sao cái huyệt nầy còn
để tróng vậy thì người ta đã chôn bà ở đâu?
Tôi nhờ quý đồng đạo dẫn đi gặp những thân nhân bà Ký. Chúng tôi
đến một ngôi nhà ngói xưa, gặp một bà khoảng 80 tuổi là cháu gái của bà Ký, kêu bà Triệu thị Vạng bằng dì tôi hỏi nguyên do nào bà Ký không được chôn
chỗ gia tộc họ Triệu đã chừa sẵn chỗ? Cháu gái của bà Ký
trả lời bằng kể một câu chuyện như sau: Lúc Đức
Thầy bị Pháp
dời đến ở nhà của dì tôi, có cô sáu Nguyễn thị Nhạn từ Sài Gòn len lỏi vào nhà dì tôi kính viếng Đức Thầy. Xong phần kính viếng, bà hỏi
học đạo lý
nơi Đức Thầy, sau đó Đức Thầy nói với cô Sáu Nhạn rằng: Nữa sau tôi nhờ bà chăm sóc, giúp đở bà Ký. Bà Sáu Nhạn đáp
nhanh: Kính bạch Thầy, con từ Sài Gòn vào thăm chứ đâu phải người trong đây mà Thầy kêu con chăm sóc giúp đở bà Ký. Đức Thầy không
giải thích, nhưng ở chỗ huyền vi, lời của Ngài phát ra cho Bà Sáu Nhạn là một tiếng lệnh phải thi hành. Nên dì tôi những năm tháng cuối đời phải đến nương thân dưỡng bệnh ở nhà bà Sáu Nhạn, chết chôn tại đó.
Biến cố 30-4-1975 những nhàu giàu có và bề thế như nhà Ông bà Ký Giỏi làm
sao còn được ở yên. Nhà cửa đất đay bị lấy, Bà Ký phải sống cuộc đời vô gia cư, còn đi đứng vững vàng thì đi gieo duyên đây
đó, lúc bệnh hoạn hết sức lực thiên cơ đã đưa bà về chỗ Đức Thầy đã đặt trước, để cho bà Sáu Nhạn thi hành
đúng lệnh Thầy ban. Mầu nhiệm thay kim khẩu của Đức Thầy nói nhờ bà Sáu
Nhạn giúp đở chăm sóc cho bà Ký, dù trước
kia bà Sáu
Nhạn không tin là sự thật, thì những
năm cuối đời, bà Ký già yếu bệnh tật, hết đi làm đạo
được đã về với bà
Sáu tại Bình Dương nầy.
3. Bà
Nguyễn thị Anh tức bà Năm Cò sanh năm 1900, mệnh
chung ngày
10-12-1967. Ra đây tôi mới biết, cứ tưởng bà Năm Cò là tên tự ai ngờ là
tên hiệu, tên thật của bà là Nguyễn thị Anh. Lúc đầu tôi hấp tấp tưởng bà Nguyễn thị Anh là ai chớ,
chừng đọc thấy 8 câu thơ đề trên bia mộ “Ngọn
gió thiền môn cuống bụi hồng, lợi danh hai chữ mắt lờ trông…” bài nầy Đức Thầy viết tặng cho bà Năm Cò đâu phải Nguyễn thị Anh. Sự thắc
mắc của tôi
được người giữ mộ là cháu kêu bằng
bà cho biết: Bà
tôi tên thật là Anh nhưng vợ
của Ông Cò
người Pháp…
Thôi
tôi hiểu ra rồi, vợ của mấy ông quan, thường
thì Đức Thầy kêu
theo nhà quan, tên của người nữ tín đồ là Triệu thị Vạng đã quy y và thân thiện nghĩa Thầy trò nhưng gọi tên
hay viết bài tặng để tu học thì Đức
Thầy cũng dùng
là bà Ký Giỏi. Bà Nguyễn thị Anh, có chồng làm Cò, bà thứ
năm, kêu bà
là bà Năm Cò, nghĩ đâu có gì là lạ!
Bà
Năm Cò đã có công rất lớn trong việc giải cứu Đức Thầy
bởi hay tin phe Trần văn Giàu bày thủ đoạn ám hại Đức Thầy, bà cộng tác
với Ông Lâm Ngọc Thạch, tìm cách giải vây
cho Đức Thầy từ đường Miche về
chiến khu miền đông. Theo tường thuật của Ông Lâm Ngọc Thạch:
“Sau
đó tôi về đường Farinolles là nhà của một nữ đồng đạo tên là Bà Năm Cò. May thay, tại đây tôi gặp được cô
năm Tournier là một nữ đồng đạo chủ nhân căn nhà 38 đường Miche, giáp với phía sau căn căn nhà số 8
đường Sohier. Cô năm Tournier báo tin mật: Đức Thầy hiện còn tại nhà của cô, và cô ra đây để báo
tin cho anh em tìm cách đưa Đức Thầy ra khỏi vòng vây.”
Ông
Lâm Ngọc Thạch đến trụ sở hiến binh Nhựt mượn xe, được xe nhưng
không có người tài xế… trích
tường thuật tiếp:
“Tôi
cần có một người tài xế để dễ bề đối phó khi bị chặn đường, và bà Năm Cò đã sốt sắn giao đứa con trai duy
nhất mà bà rất cưng (tạm gọi là anh hai) đi làm nhiệm vụ nguy hiểm đó. Tôi nhận thấy đây
là một cử chỉ hy sinh đáng kể của bà, vì bà chỉ có đứa con mà
thôi, mạo hiểm đi làm công tác nầy
thiệt là
nguy hiểm, vì xông vào vòng vây địch,
có thể bị bắt, hay bị xả súng bắn chết như không”.(trích PGHH trong
lòng lịch sử dân tộc)
Đọc đoạn trích
dẫn trên ta thấy Bà Năm Cò rất vĩ đại còn mình thì quá nhỏ bé, một
người có ơn
chịu tiếp cái khổ bằng giải vây cho Đức Thầy ra khỏi đường Miche, không nề hà chuyện bị tù
tội hay bị bắn chết trong khi bà chỉ có đứa
con trai. Tôi
tự trách: Vị tiền bối có công như vậy mà
sao tới giờ nầy mình mới đi điếu viếng thâm ân?
Chúng
tôi lễ kính xong ba ngôi mộ đáng được vinh danh, cùng nhau chụp hình làm kỹ niệm.
21/1/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét