GIAO THỪA ĂN BẮP
Dựng nêu cúng giao-thừa 2016 – 2017 tại Thiên Quang Am giữa
đồng, đường đi túm húm trên hai ranh đất rẩy mà nửa đêm nửa hôm một đoàn xe gắn máy ồ ạc kéo tới nhỏ
lớn 15 người đều là cháu kêu bằng bác, bằng ông, cúng dựng
nêu lạy Ông Bà.
Hồi Trời chạng vạng có cháu mang đến cho tôi một giỏ xách hai thứ
Bắp và trái Đậu Nành nấu chín nóng bốc
khói, cầm biết nặng tay, nói rằng xin tặng cúng giao-thừa, ăn bắp đầu năm khởi sự tốt lành, việc gì cũng thành đạt,
“chắc ăn như bắp”, học
hành Kinh Kệ đậu đạt. Tôi thắc mắc nhưng không nói ra: Nhà chỉ có chú với cô Hai mà cô Hai già,
răng cỏ rụng hết dùng sao được
mà dùng, có mình ênh, cúng giao-thừa chỡ hết bao nhiêu đây chắc
là ghe hết lúc lắc nổi, bỏ sáng lại là hôi chua, nhà giữa đồng cho ai chứ. Không ngờ bài toán nan giải
bây giờ gặp các cháu đến đáp án, dễ ợt.
Câu “chắc ăn như bắp” xưa nay đã là
một thành ngữ quen
thuộc để áp dụng cho sự chắc chắn; nhưng Đậu thì nó chưa thuộc
thành ngữ. Đồ dùng nầy, có thể hơi một chút dị đoan,
hay vì não trạng của ai đó thích tìm
nơi nương tựa mà “Đậu ăn”
(sự) lại biến thành “Đậu rớt”(lý). Người xử dụng từ ngữ có chủ ý thành công ví dụ: Thành công trong việc học hành hay mua
bán .vv…Nếu ta nhìn buội lùm mà tưởng là con Ma hoặc
gặp sợi dây bảo là con Rắn để cho ta sợ hoặc làm cho người
khác sợ là không nên nhưng nếu ta nghĩ tốt về con người nào đó và những
việc làm của họ thì đầu óc ta sẽ không dơ bẩn như đầu óc của những
kẻ cố bươi xấu hoặc tạo vẽ thêm những điều xấu cho họ để tự mình xa lánh và xúi giục người khác xa lánh…Dùng trái Đậu để có tư tưởng là học thi
đậu, tu Đậu không rớt, suy nghĩ ấy là sự tiến bộ về tư duy để đi
lần đến tư duy chơn chánh. Tuy nhiên, dùng trái Đậu qua ý nghĩa “Đậu
- Rớt” nó chỉ mới chuyển biến tư tưởng, cần phải thông qua hành
động để hiện hửu cái điều ta nói năng suy nghĩ thành bằng chứng cụ thể.
Các cháu tôi cúng lạy xong, sẵn có Đậu và Bắp tôi mời các cháu dùng, các cháu yêu cầu tôi cho lời chúc tết và tôi nhơn đây chúc khuyến thiện chúng: Năm nay các cháu đến nhà bác tư dự
lễ cúng giao-thừa Cửu Huyền Thất Tổ, Ông Bà, đông
đảo thế nầy bác tư vui lắm,
Ông Bà nội các cháu chắc cũng vui vì các cháu của Ông Bà sum vầy
một cội, anh em thuận thảo. Để chúc tết cho các cháu bác tư không lì xì tiền bạc, cũng không chúc các
cháu giàu tiền, nhắc
lại lời dạy của Ông Bà nội các cháu dạy bác ba, bác tư, và cha chú của mấy đứa: Không nên uống rượu, cờ bạc, đàng điếm. Đừng
nói là xin chơi trong 3 ngày tết, có muốn vui
chơi thì hãy tìm những cuộc vui chơi không có tội. Ông Bà nội của các cháu hồi
xưa rất thương con nhưng dạy con nghiêm khắc; đừng nói là tết mà tha thứ, ngày thường Ông Bà đã cấm
uống rượu, cờ bạc … thì uống rượu, cờ bạc… được Ông Bà xếp loại
không tốt, đã nó không tốt trong khi chúc tết là chúc những
lời tốt đẹp mà ăn thua cờ bạc xạch túi, rượu nhập tâm một chút nói ra những
tiếng khó nghe, gây gổ, đánh nhau, với Ông Bà cha mẹ còn bẩu lẩu,
cả hai thứ đó đem đến cho tết sự tốt đẹp gì chớ? Chắc
các cháu ít nhiều gì cũng biết, tại sao Ông Bà cấm không cho con vướng
vào những thứ đó, hẳng nhiên nó không
chỉ làm mất hạnh
phúc gia đình, sanh ra nghèo khổ mà nó còn là giới
cấm của tôn giáo PGHH mà Ông Bà nội của các cháu đã quy y. Đức Thầy dạy đạo tu hành, đưa ra 8 điều răn cấm để bảo vệ tốt cho
người tín đồ quy y PGHH đạt đến kết quả tốt. Hồi còn trẻ bác tư ham chơi với bạn bè, Ông Bà nội các cháu dạy bác tư: đi chơi không có cấm nhưng hãy lựa bạn mà chơi, đừng kết giao thân thiện với
những đứa bạn có máu cờ bạc, rượu chè, đàng điếm. Ông Bà giải
thích, dầu mình không vướng vào những điều cấm kỵ mà đi chơi chung riết cũng bị truyền nhiễm. Chẳng phải cổ nhân đã
bảo câu nầy sao?
“gần mực thì đen, gần đèn thì
sáng”. Để cho
được sáng thì phải bỏ chơi với mực, thân thiện chỗ có đèn.
Nếu là chúc tết cho các cháu, bác tư khuyên
các cháu nên đi cúng chùa, đầu năm đi cúng chùa là đầu năm làm việc
phước, vào chùa lạy Phật thì phải có niệm Phật,
giống Phật gieo đầu năm, niệm Phật trước hơn niệm gì khác giống
như có vốn liếng ân Đức Phật. Lạy Phật xong, nếu có thể xin
tiếp chuyện với các vị trí thức, đạo hạnh. Làm được điều
nầy chắc Ông Bà nội của các cháu vui
hơn là hằng năm
đến ngày tết, cúng bái Ông Bà lấy lệ, làm màu hiếu nhi mà hành động thì phạm phải
những điều Ông Bà cấm.
Khi các cháu đem đồng tiền ra vui chơi cờ bạc, rượu chè, đàng điếm…
thì có biết bao người đau nặng cần tiền cứu bệnh mà bất lực
để cho con bệnh hà hạ đến chết. Hoặc có người cơm gạo lo ăn hằng bửa,
nhà hư, cột xiêu… họ rất cần tiền nhưng tại họ
bạc phước vô phần từ kiếp quá khứ làm ảnh
hưởng không tốt cho hiện tại. Ta hãy nghĩ đến họ và thương họ
như thương bản thân ta; có tiền lo xài phí sa hoa, mặc kệ ai nghèo đói, có tiền cứ đem nướng vào sồng bạc,
những quán rượu, hoặc chơi bời đàng điếm… Trồng cái nhân chết ai nấy chịu thì có khi sau nầy,
nhân cố ý trả theo cố ý, nhân vô tình trả quả vô tình, rồi ta sẽ gặp những hoàn cảnh
tương tợ như hoàn cảnh của những người nghèo thiếu mà ta đã mặc
kệ họ. Đời không phải là con đường thẳng suốt đâu, có khi rất
quanh co làm ta té ngả về kinh tế lâm vào cảnh nghèo đói chẳng
được ai xót thương như lúc xưa ta chẳng biết thương ai.
Để tôi kể cho các cháu nghe một câu chuyện thương tâm. Cũng là chuyện cúng giao-thừa ăn Bắp. Tôi có chơi
thân với một anh bạn đồng
đạo dùng chay trường lâu, nhà cách
nhau khoảng hai
mươi cây số. Những khi tôi đi làm đạo sự đến xứ anh ấy thì anh ủng hộ
mạnh mẽ, tới bửa cơm anh mời triệt buộc tôi phải về nhà ăn cơm với
anh. Chân tình như vậy nhưng sau nầy hoàn cảnh đẩy đưa, đã nghèo rồi
anh lại còn nghèo xuống cấp, đất ruộng năm nào làm cũng sống
vừa đũ mà hết vợ bệnh đến con đau, lo trị bệnh lâm nợ nần, phải chiết bán đất lần
lần chỉ còn một ít đất ruộng. Xét tại quê sống không nổi, anh
phải đi xa mướn đất làm thêm mà kiếp người xui rủi tới, làm thất hai mùa liên tiếp,
vốn cạn kiệt. Nghe tin tết năm nay (1993 – 1994) anh
không về quê ăn tết cúng Ông Bà, thương anh là người luôn đối sử tốt với tôi, một chiếc
xe đạp không mấy lành lặn tôi dám đi từ xã Kiến An,
huyện Chợ Mới đến vùng Sóc Xoài để vui tết cùng anh. Ngày 30 tháng chạp năm 1993 tôi dẫn xe ra đi lúc Trời chưa sáng. Hồi nầy
đường từ cầu Mướp Văn vào Sóc Xoài đường đất lông chông, phải
vác xe lên vai qua nhiều chiếc cầu khỉ đong đưa. Lúc qua khỏi
cầu Mướp Văn, độ khoảng cây số, từ đó đi sâu vào
tôi thấy nhà nhà thưa thớt
và dường như họ không hay tết đến, khiến tôi đinh ninh nhà anh bạn đồng đạo nầy cũng không ngoại lệ. Tôi ghé lại Mỹ
Hiệp Sơn mua bánh, mức, thèo lèo, trà,
chợ nầy lúc đó cũng nghèo như cái xứ nghèo. Tôi cong lưng, đôi chân đạp xe miết không dám
ngưng vẫn không đến sớm
hơn Trời vừa chạng vạng, nghe tiếng nhận ra chứ mặt mày thì bống đã mờ. Anh
chị chủ căn trại ọp ẹp nghe tiếng tôi kêu giật mình, không ngờ
rằng tôi đến cùng ăn tết với anh chị trong một xó
nghèo.
Thấy tôi đến mừng quá, không hay Trời tối, cái vùng
nghèo xơ xác làm gì có điện đèn vậy mà anh kêu chị lội đi trong rừng cây với chiếc đèn pin hụt hẩng
mua quà tết mang về. Thật đúng như tôi
nghĩ, trên bàn thờ không một món bánh trái nhưng tôi kêu anh chị: Ở đây đường làng vắng vẻ
sầm uất, có câu “Phật dụng lòng” thì Ông
Bà cũng dụng lòng. Anh chị đã dụng lòng với Ông Bà trong ba ngày tết, lỡ tôi có đến, đối nhau cũng vậy thôi chứ tối
thế nầy còn đi mua gì chứ. Tôi đã ghé tiệm dọc đường mua sẵn ít quà bánh để
anh chị cúng Ông Bà. Nói xong tôi quay sang thấy một thúng bắp trái tí hon chưa lột vỏ đủ để pha vui: Hãy nấu bắp cúng giao thừa là số vách. Chị nói: Mẹt đét ơi! Bắp bò cào châu chấu
không đó! những trái tốt đã bán hết, là đồ vụn
vằn bị chê mới còn đây, chúng tôi nỡ nào đem đãi khách quí như chú những đồ vật bị bỏ ra. Tôi nói: chị đừng nghĩ vậy, chính vì tôi không nghĩ vậy nên đã đạp xe suốt ngày vô đồng ăn tết cùng anh chị. Hởi hai
người tôi thương mến ơi! đừng nên thẹn mặt mà suy nghĩ lung tung cho bầu không khí ở đây mất tự nhiên. Đề nghị
với chị, ngay bây giờ chị nấu bắp được rồi đó.
Đêm giao-thừa đó có 3 người chúng tôi uống
trà, ăn bánh kẹo, ăn bắp, một cái tết huy hoàng, quá đầy
đủ ý nghĩa. Nếu như tôi nhớ không lầm, sau tết
1994 từ đó đến nay nhà nước cấm đốt pháo.
Tôi kể chuyện để các cháu biết rằng, chúng ta ăn tết
sum vầy bánh trái, tiền bạc, cũng có những nhà thiếu trước
hụt sau, họ rất đáng thương. Nếu ta đem đồng tiền đi say
sỉn, hoặc cờ bạc, đàng điếm thì quá vô
tình vô cảm với
đồng bào ruột thịt của mình. Nói tóm lại tết nầy, bác tư khuyên các cháu không tốn tiền cho việc cờ bạc uống rượu…nên làm việc
có phước, đi chùa bái Phật, cầu Kinh, thì sự cúng vái trong ngày tết sẽ được Ông Bà nội chứng giám.
Dạ, con nghe lời Bác Tư.
Hết đây chỉ có một đứa nghe lời sao?
Dạ, con nghe lời Bác.
Dạ, chúng con nghe lời bác.
Vậy nha, Bác tư theo dõi đấy!...
31/1/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét