SẦU CHA
Cược Minh vừa quay trở chục bao lúa giống trước sân nhà, trời chưa nắng
nóng lắm mà mệt lả mồ hôi, ngồi hóng
mát dưới tàng mít rậm lá, hướng mặt ra đường làng, chợt thấy mấy chú cô trong xóm tay cầm
búa, dao,
thớt và có cả ghế ngồi, đi lại hướng nhà Thầy Bảy. Thấy tay cầm những đồ nghề biết là đi chặt
phơi thuốc nam, làm công quả.
Thầy Bảy là
vị lương y có tài đức nhưng ông rất khiêm
nhượng, ai khen ông lúc nào thì ông cũng nói nhờ Đức Phật Đức Thầy độ bàn tay bóc thuốc mà thuốc thành
diệu dược, để cho bà con bệnh nhân tưởng nhớ và
tin tưởng các đấng thiêng liêng, từ đó
có thể thêm phước giảm tội. Nhất là những bệnh do quả căn mê si,
tính tình hung ác mà biết hồi đầu tưởng thiện, kính trọng Tổ Thầy
thì từ nay đức lành phủ thân trị mau hết bệnh. Những
lúc không
bệnh nhân đến dồn vập ông chỉ lo xem mạch niệm Phật bóc thuốc,
ít nói năng, khi thưa khách có thời giờ ông nhắc nhở bà
con làm hiền nhân, ông giải thích vì nhờ làm
hiền nhân mới cảm lòng của các bậc trên
trước; tôi có giỏi cũng một phần nhỏ còn phần lớn quý
bà con nhờ các vị trên trước giúp
nữa mới đuổi con bệnh ra nhanh. Tôi xin nhắc nhở đệ huynh, người trong đạo khi dùng thuốc nam nên khẩn vái
thật nhiều như những câu Đức Thầy dạy sau đây:
“Rủi ốm đau bởi tại căn tiền,
Hoặc hiện kiếp làm điều bạo ác.
Phải ăn-năng
phước-điền tạo-tác,
Lo thuốc thang khẩn vái Phật Trời.
Nguyền sửa lòng ắt Phật giúp đời,
Xuống phước rộng từ-bi hỉ-xả”.
Vang
vái Đức Thầy, vì Ngài đã cảm thông nổi bệnh khổ của nhân sanh. Ra đời dạy đạo, mục tiêu là cứu độ chúng
sanh tu thoát khỏi vòng sanh tử, nhưng chúng sanh thì ai cũng
mang thân tứ đại phải chịu cảnh sanh, già, bệnh, chết. Già và chết, coi như một thứ định luật bất di bất dịch, không ai khỏi nhưng bệnh thì có thể cứu được nên Đức Thầy đưa ra ba bài thuốc của chính
Ngài, diệu dược trị bá bệnh bằng những loại
lá cây dễ tìm
và đồng thời Ngài đã thanh lọc
sách thuốc của các
danh y thời trước đề là 33 toa thuốc
gia truyền. Xem đó, trong công cuộc truyền bá đạo giải “thoát chốn mê đồ vãng sanh miền Cực Lạc”,Đức Thầy cũng rất quan tâm sự bệnh hoạn của môn đồ. Biết vậy mỗi lần đi hốt thuốc hay dùng thuốc nên vang vái Đức Thầy từ bi độ khổ cho mình nha bà con huynh đệ
!
Về việc ân
cần săn sóc bệnh nhân của Thầy Bảy đã làm cho bà con mến mộ, họ kêu Ông bằng Thầy Bảy ông sửa không cho kêu, bà con không dám làm trái, nhưng nói
chuyện với người khác về ông thì lúc nào người ta cũng kêu ông là Thầy Bảy.
Thầy Bảy hốt thuốc độ bệnh rất kết quả làm những người có óc tổ chức, thấy công việc ông to tác mà ở tại nhà chật chội
làm ích lợi không nhiều nên mời ông đến đứng phòng thuốc rộng rải đầy đủ tiện nghi hơn nhưng ông
không nhận. Nếu đem so với những ngôi nhà lụp xụp thì
nhà của ông tương đối rộng, ông hiến từ vách buồng trở ra sân dành làm phòng thuốc và căn dặn với vợ con không được nhận tiền hay quà bánh của
bất cứ ai có
liên quan đến việc nhờ nhỏi trị bệnh. Nhà mình có hai chục công
ruộng, dạng đất tốt mùa vụ năm nào cũng trúng, cơm ăn
áo mặc khá đầy đủ, con trai con gái, dâu, rễ chúng
nó đều hiếu thuận với cha mẹ, anh em; Trời đã cho nhà ta hạnh phúc
đến vậy là quá tốt. Đừng lo kiếm
tiền nữa! bây
giờ là lúc nên kiếm đức. Đức Thầy trong bài “Luận việc tu hành”đã chửa bệnh cho những người tu có bệnh ham tiền, tôi đọc cho cả nhà mình nghe:
“Tu hành dương thế
cậy đồng tiền,
Phật giáo vì tiền phải ngửa nghiêng…
Tiếc vì không đức, tiếc chi tiền,
Phật Thánh xưa kia sách vẫn biên.
Bác ái xả thân tầm đạo chánh,
Độ người lao khổ dạ không phiền.
Mình vàng Thái-Tử
ngôi còn
bỏ,
Vóc ngọc đông-cung tước phế liền.
Xem đó hởi người mau lập chí,
Tu
hành khá nhớ giữ cho nguyên”
Vì
ông là người chồng, người cha tốt nên hễ ý
kiến đâu là vợ con nghe đó. Nhờ thế mà ông an tâm theo đuổi mục tiêu
trị bệnh, tay nghề và đức hạnh mỗi lúc thâm nhập sâu
xa. Ông cứu nhiều người bị chướng chứng
ngặt nghèo
đã đi bệnh viện lắm lần, chỉ tạm hết, về nhà không lâu bệnh phát
trở lại. Có những con bệnh đi đông đi tây tốn biết bao nhiêu là tiền, đem tới Ông, chỉ cho uống thuốc nam
chừng hai ba tuần lễ là cái nộc độc tự biến. Trong số đến nhờ ông trị bệnh có
một gia đình khá giàu sang, họ
đem tiền đến đền ơn cứu mạng ông không nhận,
họ đi ra sau vườn kiếm vợ con ông nhờ nhận giùm, vợ con ông
đều trả lời là không dám. Lần
nọ một số bệnh nhân và thân nhân của họ đi từ xa đến, ông cũng nấu cơm mời dùng. Khi biết ông không nhận tài vật của bệnh nhân hay thân nhân
của họ, quý vị ấy thắc mắc sao ông không nhận sự giúp
đỡ của người khác để có dư ra giúp cho bà
con nghèo tới đây cũng được no cơm. Ông trả lời rằng: No cơm cho bà con nghèo đến, ở đây chúng tôi làm được và
ông cho biết: nhà ông chỉ còn hai vợ chồng già mà tới hai chục công ruộng,
con cái
có nhà riêng quanh đây chúng nó cũng làm ruộng
dư ăn. Cơm gạo nhà tôi đủ đãi cho bà con. Hơn nữa
tôi là
tín đồ PGHH nghiệm xét qua lời dạy của Đức Tôn
Sư mình thì không thể làm trái:
“ Bây giờ bất luận người nào,
Không dùng của thế sắc màu cũng không.
Nói cho bổn đạo rỏ lòng,
ấy
là chơn
chánh mới hòng xuê sang”.
Đức Thầy đưa ra mẩu thức người chơn chánh, tôi là phận môn đồ có tâm giúp đời đâu
dám không nghe lời Thầy dạy để hành sử
cho đúng
quy tắc của kẻ học trò. Hơn nữa, tôi tự biết tài
hốt thuốc của tôi không giỏi lắm mà bà con hết bệnh là
do tôi giữ nghiêm khắc “không dùng của thế”sạch lòng, Đức Phật, Đức Thầy phù hộ làm
linh thiêng đôi bàn tay tôi, bóc món thuốc nào lên cũng là diệu dược. Độ hết bệnh cho bà con là vấn đề quan trọng hơn
mọi vấn đề, nếu tôi không nghe lời Thầy mà dùng của thế là
tự mình làm phản lời Thầy dạy để trở thành người không
chơn chánh, Đức Phật, Đức Thầy và các vị
trên trước sẽ không
phù hộ làm linh thiêng đôi bàn tay tôi nữa trong khi tài tôi chưa có, xem mạch kê
đơn không thấu đáu, bệnh nhân đến đây
qua điều trị ít có người hết bệnh, giá như trong số ít
có người hết bệnh lại là quý vị
thì quý vị nghĩ thế nào? Có chịu không?
Bà
con nghe ông Thầy Bảy lý luận sau cùng còn đặt câu
hỏi ai nấy đều giật mình, không dám nài ép vị
lương y hạnh
cách cao quí nhận tiền nữa. Không chịu
nhận tiền, bà
con đến mua đường, dầu ăn, bánh trái, không nhận
họ cũng bỏ thí
lại. Chiều hết khách, Thầy Bảy tự tay gôm đồ vật của bà con để lại, ông viết tấm giấy treo lên ngay chỗ để đồ của bà con như vầy: Đồ dùng nầy là của bà
con mang đến thì quý vị là chủ, tự do ăn
bánh trái có thể mua thêm ít trái Chanh dùng làm nước đường cho thông cổ khõe người trong khi chờ đợi,
gia đình
chúng tôi đã sắm sẳn cho chúng tôi, không động
đến của bà
con. Về dầu ăn, nếu quý bà con nào muốn
ở lại dùng
cơm thì đem vào bếp chiên xào, xong bửa
còn dư
mang ra để y chỗ cũ.
Hôm
qua nghe tin có ở đâu chỡ đến tài trợ Thầy Bảy một xe tải thuốc cây, nay Cược Minh thấy mấy chú cô xách búa, dao, thớt đến làm
từ thiện, chặt thuốc ra phơi, em ước cha mình đi làm việc nghĩa như vậy nhưng cha của em già chứ còn ham đời lắm, không chịu ghé mắt chung lo giúp đỡ ai, ngay cả bản thân của cha, mẹ con em còn phải nhọc nhằn lo lắng những khi ông say sỉn té bờ ngủ buội hoặc gây ra nợ tiền. Cha của em quá vô duyên vô cảm với tình
đồng bào xã hội, uống rượu không như những ông già dùng ghiền theo mấy bửa cơm vừa đủ, không say, tuần lễ nào cũng đụng độ
một hai trận to đến nói sản. Nặng nhứt của ông là cờ bạc, trong xã đâu có sồng gà nào mà ông không đi tới,
có lần bị công
an bắt dẫn đến xã, kêu đóng phạt
mới cho về, mẹ vừa giận vừa buồn
không ngó ngàn tới em năn nỉ mẹ xuất tiền đi đóng phạt cho cha về nhanh kẻo người ta đồn ra cả nhà tủi nhục.
Cược Minh thấy mấy cô chú đi làm từ thiện mà chắc lưỡi thở dài khi nghĩ đến cha mình, tiếng chắc lưỡi của chú không ngờ bị cô em gái út vừa
đến bên
lưng nghe được, nó liền hỏi:
-
Việc chi mà chắc lưỡi hởi anh Năm yêu quí của em?
Cược Minh không
nhìn em gái, hết chắc lưỡi lại thở ra, không nói
-
Phiền em đem nước trễ chớ gì. Bộ,
khát lắm hả?
-
Nhóc con miệng mồm !
-
Anh sao vậy ?
Cược Minh dạng buồn bả, mệt mỏi
thở dài:
-
Cha mình cờ bạc rượu chè hoài
anh buồn quá !
-
Thì ra vậy, Em cũng thế.
Cược Minh chợt nhớ, nhà nầy chỉ còn có hai anh em, anh chị
trước đã
có vợ chồng ra ở riêng, mình phải
lo sự học hành
cho em gái, không muốn nó bị áp lực bởi người cha vô tích sự, nên gạt đi:
-
Con nít còn đi học, lo việc bút nghiên cho xong. Em mà thi rớt đại học là anh đày ra đồng tiếp ruộng, liệu mà tính !
-
Làm ruộng là làm ruộng! có gì ghê gớm đâu mà sợ? Nhưng trong tương lai em biết em sẽ làm cô giáo, anh đừng
hăm dọa uổng lời. Con của anh sau nầy rớt vào lớp em dạy cho anh thấy cảnh.
-
Được vậy thì anh mừng.
- Anh nay sao vậy! Hăm he cha con anh
mà anh cũng chúc mừng em nữa sao.
- Anh mừng vì em là cô giáo, còn những
việc khác không quan trọng.
-
Anh Năm yêu quí của em! Chuyện bê bối của cha mình là chuyện cũ. Không
phải anh em mình đã quen tánh nết
của cha rồi sao, buồn hoài được gì chứ?
Cược Minh gải gải đầu:
-
Mới nảy anh thấy quý chú cô xách dao, búa đi chặc
thuốc nam, anh tiếc sao cha mình không làm chút phước
thiện nào
cho con cháu.
-
Có lần em nghe mấy chú bác trong đạo
nói về luật nhân
quả, mẹ và anh em mình chắc
kiếp trước thiếu nợ cha.
-
Nói như vậy để mình an tâm thôi chứ
chưa chắc ai đã nợ ai
-
Anh nghĩ kiếp nầy cha gây nợ với mình sao?
-
Anh nói chưa chắc ai đã nợ ai, có thể cả nhà
chúng ta đã nợ cha, hoặc cha đã gây nợ
mới…
-
Hãy coi như cả nhà ta thiếu nợ cha đi, ổng có đòi nợ thì
rán mà chịu trả.
-
Anh biết, nhưng còn sức chịu đựng của chúng ta… đành cho phiền lòng
thôi.
-
Phiền thì em có. Hổm em đi học về, bổng cha mình xuất hiện trên đường, đi chân thấp chân cao một chút thì
té nằm xuống bụi mà miệng lúc nào cũng văng tục, hàng
xóm bu đông như coi hát cải lương, em đi với mấy đứa
bạn học lớp 12, có đứa biết ông ấy là cha của mình…
em mắc cỡ chết đi được.
-
Thôi con nhỏ, sao nay nghỉ học ?
-
Ngày nhà trường cho nghỉ ngu sao không nghỉ.
-
Vậy thì vô học bài, ở đây mà lý lẽ. Anh đi quay lúa đây.
Ước vọng của Cược Minh cũng như em
gái cậu ta về người cha yêu quí, không kêu Cha mình ghé mắt việc nhà,
muốn ông tránh sa những sự mê đắm đọa thân để thân thể mạnh khõe; sống
lâu hưởng phước và làm việc nghĩa trong đời, phước đức tăng kéo dài
tuổi thọ, đâu phải là đòi hỏi giá cao. Thế mà trong xã hội hiện nay
đã có những ông cha ăn ở vô tình vô cảm với vợ con, vô nghĩa với xóm
làng, ai đói no đủ thiếu mặc kệ mình cứ mãi mê rượu chè, cờ bạc,
hết tiền về nhà chấn lột vợ con, không có thì đi hỏi nợ bắt cả
nhà trả.
Cược Minh tâm sự: thấy các chú cô
làm từ thiện, chặt thuốc nam ra phơi … em ước cha mình đừng mê cờ bạc rượu chè, đi làm việc
nghĩa… giống như để “bản
chiêu hồi” cho những người đàn ông làm chồng, làm cha, còn thiếu tư
cách.
08/1/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét