GIÁC NGỘ
Nằm viện về sức khõe còn yếu, rất cần sự giúp
đở nhưng
thấy thái độ của vợ không mấy thân thiện và đôi khi còn dùng lời gắt gỏng. Trịnh sơn biết mình là
người phạm lỗi, có chuyện nhờ cũng không dám. Vợ chồng anh còn
trẻ, anh
cưới vợ sớm mà đứa con trai đầu lòng mới 14 tuổi học lớp 7, nó rất thương anh, dầu đôi lúc nó oán hận anh vì thấy mẹ nó khổ. Cháu hỏi ý mẹ xin phép với Thầy Cô giáo cho
nghĩ học vài hôm để săn sóc hủ hỉ với cha. Mẹ
cháu không trả lời và nét mặt không vui, nghe thấy thế Trịnh Sơn
nói với con trai:
- Hãy lo học hành, ở nhà làm gì? Cha không sao đâu _ và hướng ánh mắt đến người vợ
đang buồn anh nói _ Tôi có lỗi với mấy mẹ
con mình, làm
ơn cho anh xin lỗi được không?
- Đợi đến giờ xin lỗi thì ích lợi gì?_ chị Loan hằng hộc
với chồng _ Giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng
đất anh đã đem ra ngân hàng thế chấp cho con
bồ nhí của anh, giúp nó tựng số tiền cao
bay xa chạy, anh đảo về đây làm bệnh cho tôi nuôi.
- Mẹ!..
- Câm cái họng lại đi!
- Cha giờ cần có sự chăm sóc và an ủi, nếu mẹ không
thương cha nữa thì con sẽ nghỉ học để lo cho cha.
Chị Loan quát lên:
- Nếu mầy dám tao sẽ bỏ nhà nầy cho cha con
mầy ở.
- Thôi Trung con! _ Trịnh Sơn chỉ
có kêu lên ba tiếng ấy thì lòng nghe đau như đứt từng đoạn ruột, anh nghiêng
mặt qua bên kia chùi nước mắt. Trung giận mẹ, thương cha…Sơn quay ngửa
mặt lại, nói:
- Người đáng ra khỏi gia đình
nầy là anh chớ không em. Anh đã hối lỗi cầu xin sự tha thứ ở em mà
em không tha thứ được thì thôi, hãy cho anh ở đây dưỡng bệnh chừng ít
bửa vững vàng anh sẽ ra khỏi nhà nầy, có được không ?
Thằng bé Trung nghe thế quá
thương cha, cậu giậm chân:
- Nếu mẹ dám để cha như vậy thì
con sẽ theo cha.
Bây giờ chị Loan cũng khóc…Trịnh
Sơn nói với con trai:
- Mẹ giận không lo cho cha là phải, vì
trong thời gian qua đối với mẹ con, cha không
xứng đáng là người chồng tốt. Mẹ giận cha là chuyện của hai người lớn, với lại mẹ con không
có lỗi,
người có lỗi là cha, lở đã gây rối hãy để cha từ từ gở rối, con đừng làm
căn với mẹ
cho rối thêm. Trễ lắm cũng một tuần lễ nữa thì sức khõe cha sẽ bình phục, nếu mẹ con
vui vẻ cho cha ở lại cha hứa sẽ bù đấp những lỗi lầm của cha đối với mẹ và các con, không thì một mình cha đi !..
Thật ra, chị Loan không phải có tình ý với người đàn ông nào khác, chỉ vì
người đàn ông nhà làm cho chị quá thất vọng đăm ra giận hờn, nóng nảy cầm lòng không đậu. Nhưng nghe những lời tự thú của chồng, hứa bù
đấp những
lở lầm chị cũng có chút mát ruột, chưa dám tin nhiều song cũng bắt đầu nuôi hy vọng mà không nói ra, cứ giả bộ giận
hờn đặng thử thách sự hối cải của
chồng.
Từ lúc Trịnh Sơn còn nằm trong bệnh viện, xuất viện về nhà đều có sự quan tâm của bà con láng
diềng, cô chú trong đạo không vắng đến thăm, an
ủi, động viên bởi tính anh hiền hòa, với tình làng nghĩa xóm thì phải trái
đâu ra đó. Người ta nói: nếu anh không có bệnh “mê sắc đẹp đâu đến đổi phải hao tốn tiền bạc, vì ngoại tình dẫn đến dùng thuốc độc quyên
sinh. Bệnh tình mỗi ngài một giảm, chú bác trong đạo đến thăm
khuyến thiện qua lời dạy của Đức Thầy:
“Sắc mến nó ngày kia lao khổ”
“Tham tiền tài thường vướng nạn eo,
Tham sắc đẹp nhà
tan cửa nát.
Lúc tận số nằm trơ một xác,
Gẩm kim tiền bội bạc bất tài.
Không làm cho ta được sống dai,
Lại chẳng bước tiểng đưa một bước.”
Làm người phải có đạo Nhân Luân, dầu em cháu trong nhà có quy y PGHH, nguyện Đức Phật, Đức Thầy gia hộ nhưng
đối với những tín đồ có vợ có chồng phải chịu trách nhiệm trên nguyên tắc xây dựng hôn nhân như
sau:
“ Đạo cha con chặc chẽ giữ miên trường,
đạo chồng vợ thuận hòa cho đến thoát”.
“tu là sửa trọn ân tình,
Tào khang chồng vợ bố kình đừng phai”.
Qua bàn xét câu “tham sắc đẹp nhà tan cửa nát, sắc mến nó ngày kia lao khổ” thì
nay em cháu đã lao khổ suýt chết. Đừng suy nghĩ là không có lối thoát rồi tính chuyện vớ vẩn. Một khi mình
làm tội, làm quấy, chết không
thể giải
quyết được vấn đề mà tiếng đời dị nghị,
con của em cháu chịu mang mặc cảm, rụt rè bởi người cha bị sắc quyến rủ tội lỗi mà chết, phải là
chất đầy lên đầu nó sự tủi nhục mà nó không phải là người trong cuộc nên không có lý giải. Em cháu
là người trong
cuộc, hãy biến một bước sẩy chân là mỗi lần kinh nghiệm và
sống tốt
để trường hợp không có lần thứ hai.
Những chuyện em cháu lở lầm, còn sống sẽ có cơ hội bù đấp những lở lầm đó,
biến đau
thương thành sức mạnh vượt qua ải mỹ nhân, xây dựng lại cuộc đời. Việc của em cháu không phải là để rửa sạch những
oan tình, vì “ham sắc đẹp nhà
tan cửa nát” đó là cái giá phải trả cho sự ham muốn vô đạo đức của mình.
Tội
nghiệp là thê nhi của em cháu, hậu quả chưa đến đổi nhà
tan cửa nát như trong Sám Giảng của Đức Thầy đã cảnh báo, em cháu
cũng dính trong trận “sắc mến nó ngày kia lao khổ” rồi còn gì và từ đây nếu em cháu không dừng ham sắc đẹp mà
hành động thua keo nầy quầy câu khác, tan nhà nát cửa sẽ không tránh khỏi. Tôi đọc cho em cháu
nghe đoạn cuối của bài “thức tỉnh một nữ tín đồ ở Bạc Liêu” để em nghiền ngẫm:
“Cuộc trần, ôi
quá khổ!
Trường đỏ đen là chỗ nhuốc-nhơ.
Biết bao người vì
nó phải
bơ-vơ,
Sự-nghiệp hết gia đình
tan-nát.
Sớm tỉnh ngộ lên
đường
giải-thoát,
Lánh xa trường đổ-bác chớ che chân”.
Đúng một tuần lễ dưỡng bệnh tại nhà, Trịnh Sơn đã bình phục sức khõe hẳng lại. Nhưng với anh bây giờ sức khõe trở lại chưa phải là điều đáng nói,
quan trọng là anh có thêm tinh thần mới, một tinh
thần hướng về đạo đức và anh nghĩ đây là
cách bù đấp hửu hiệu nhứt những hố sâu tội lỗi mà anh đã làm; nhất là
với vợ
con anh.
Sáng nay anh ra vườn Cam sau hè thấy cỏ lên mịt đất, chị Loan vợ
anh từ lúc Trời mờ sáng đã cầm chéc
ra đấy ghì đầu giãy cỏ. Anh biết vợ anh rất
siêng năng trồng trọt, chăm sóc con
cái, nhứt
là những năm tháng chồng mê theo vợ bé chị một mình quá vất vả để lo cái ăn và sự học hành
của con.
Cỏ lên nhiều thế nầy vì mắc lo bệnh hoạn cho anh từ trong bệnh viện cho đến khi về
nhà thì khách khứa lại thăm không rảnh săn sóc vườn, cỏ cứ tha hồ mọc.
Trịnh Sơn thấy vợ ngồi khuất dưới cỏ, anh vào nhà thay đồ làm, cầm chéc ra đồng; lại chỗ vợ vừa ngồi xuống giãy vài chéc thì vợ đứng vậy không nói không rằng bỏ đi làm chỗ khác. Anh kiên
nhẫn theo
nói lời xin lỗi đến ba lần dời chỗ cũng không được; anh nghĩ
vợ đã muốn dứt tình với mình, hết hy vọng anh đi thui thủi vào nhà,
suy nghĩ nhơn lúc mấy đưa con đi học, nhanh thoát ra để chúng về làm
bịn rịn. Chị Loan lén theo sau núp người bên vách thấy anh lấy vài
bộ đồ để vào chiếc cặp cũ, xách cặp bước đi thì chị xuất hiện đứng
ở cửa vách trước nhà căng hai tay:
Anh dám đi em chết liền
tại đây
Em!...
- Anh hối hận là thiệt hay vả vờ với mẹ con em?
- Bị một lần thì anh đã sáng suốt sẽ không
có lần thứ
hai ngoại tình nữa đâu.
- Nếu anh thật lòng như vậy thì mẹ con em tha
thứ. Vì anh hoàn thiện dù có gánh thêm vất vả để xây
dựng sự
nghiệp hạnh phúc gia đình cùng anh và các
con em cũng cam chịu. Thằng Trung nó thương anh lắm, nó thường cải lẩy với em vì
có lúc em vô tâm với bệnh hoạn của anh. Anh đi nó sẽ
giết chết em.
- Giờ còn vô tâm với anh nữa không?
- Xít! Hong ở đàng hoàn cho người ta thương! Thương ai mà giận ?
- Mai nầy anh dùng chay cho tỉnh tâm thêm, nếu có đi chợ em mua đồ chay cho anh.
- Ăn chay mấy bửa chứ?
-Ăn suốt đời.
-Được không đó! “liệu bề đác đặng thì đươn, đừng gầy mà bỏ thế thường
cười chê”
- Chắc chắn là được, nhưng nếu “đồng vợ đồng
chồng tác biển đông cũng cạn” mà.
Dầu gì cha vợ của anh, ông
ngoại mấy
đứa cũng là người đạo có hạnh cách tốt.
- Anh đứng chưa chắc đã vững thì đừng hòng lôi em vào cuộc. Ông
nội của
em hồi đó có biết Đức Thầy và đến nghe Đức Thầy thuyết pháp ở sân vận động chợ Quản Nhung. Có một truyền thống như vậy mà em còn chưa dám chắc.
Trịnh Sơn từ đây gắn bó với 5 công vườn Cam . Quyết làm, hy vọng trúng mùa,
trúng giá hội đủ tiền để đi rút giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ra cho đở áy náy trong
lòng. Rảnh việc ai kêu mầng mướn cũng làm, có tiền để phụ chút
đỉnh vào cái ăn hằng ngày tới mùa thu hoạch Cam bán ra tiền còn nguyên hoặc hao chút ít, nếu may mắn một hoặc hai mùa là đạt yêu cầu, hết nợ nần, từ đó yên tu và góp công của vào công tác từ thiện. Giờ chưa rảnh tiền bạc thiếu kém, nợ nần, anh chỉ biết lúc nào không có chuyện
làm thì đọc Kinh Giảng biết đặng tu tâm
sửa tánh. Nếu việc tu tâm
sửa tánh có chỗ chưa thông thì đến chú bác nhờ giúp ý.
Chị Loan thấy chồng quá quyết tâm trong việc làm trả nợ chị thương đến ứa nước mắt, thông cảm cùng anh ta
gánh vác những khó khăn, ăn xài tiếc kiệm, bớt sa
hoa phung phí và chị cũng đã chay trường tập tu cùng
chồng.
Câu chuyện trên cho thấy sự tương trợ để giúp đở người
thất bại, thất thế, là vấn đề quan trọng cần có trong cuộc sống.
Người ta lầm lở dẫn đến thất bại là điều sỉ nhục không chịu nổi,
ấm ức trong lòng nếu ta không gần gủi giúp họ hoàn thiện, thì cũng
đừng nên dùng lời cay đắng, mắc mỏ, chỉ trích như chôn cuộc đời họ
sâu thêm; họ vấp ngả mắt đã sáng lên có thể tự động gượng đứng
dậy, đừng vì họ không vừa lòng ta mà thấy họ té chưa đứng kịp thì
ta lại thẩy đất, đá … đè không cho dậy nổi. Trịnh Sơn đau lắm mới
giải quyết bằng cách quyên sinh. Thuốc độc ngấm vào thân phác tác
mạnh thân nhân chỡ vào bệnh viện cứu chữa, bà con đồng đạo hay được
đến thăm, an ủi, người thất bại thấy rằng mình không đến đổi bị bỏ,
từ đó Trịnh Sơn gượng dậy xóa tan ý định nhất thời khờ khạu tìm
cái chết để giải quyết vấn đề. Chị Loan giận chồng bỏ mình theo vợ
bé còn đem tài sản cho nó giựt đi, bệnh đem về nhà như bắt chị lo
cho một người vô tình vô nghĩa thì khó mà hàn gắn vết thương lòng.
Nhưng gần đây chị đã cảm nhận được lòng hối hận của chồng, nếu để
sự cảm nhận nầy đi từ từ chắc còn lâu lắm thương tích mới lành và
không khí gia đình vẫn kéo dài lạnh lẽo; may mắn nhờ cô bác, đồng
đạo thường đến an ủi vỗ về, chị Loan thấy đó mà đổi nhanh dữ ra
hiền, giúp chồng tìm lại con đường chánh để đi.
18/1/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét