LỚP
HỌC LUYỆN QUỐC VĂN
Nhớ hôm 18/3/2016 tôi được đồng đạo
Nguyễn văn Lía mời đi tham dự buổi khai giảng lớp luyện quốc văn ngắn
hạng cho quý tu sinh PGHH do Ông đãm trách. Điều nầy tôi mong ước từ lâu, may mắn là
chưa nằm chiêm bao một giất đả đời thức dậy không thấy gì hết cười
thầm cho mắc cỡ. Đến giờ điều mong ước không phải chiêm bao mà là
thực sự. Bạn đọc có cần hỏi gì sao tôi lại mơ ước thế không? Nay tôi
già rồi sự sống không bao lâu cũng phải rời khỏi thế gian mà nhìn
về tương lai … Rất tiếc là mình chưa làm lợi ích gì nhiều trên phương
diện hoằng truyền chánh pháp Đức Thầy đặt sự quan tâm; Ngài thành
lập và soạn đề cương“VIỆT NAM PHẬT GIÁO LIÊN HIỆP HỘI” trong đó có
đoạn:
“f). Khi các BTS cử xong phải khẩn
cấp lập thêm 3 ban:
1. Ban
nghiên cứu đạo Phật.
2. Ban huấn luyện và truyền
bá đạo Phật.
3. Ban chẩn tế, lo tìm phương giúp
đỡ kẻ khống cùng.
1.- Ban nghiên cứu đạo Phật; gồm
các nhà sư, những nhà thông thái, để hằng tra cứu kinh điển.
2.- Ban huấn luyện và truyền bá:
Gồm các nhà sư, cư sĩ, trí thức hoạt động, đặng hội phái đi các nơi
giảng giải đạo Phật cho đại chúng nghe, hoặc giả mở trường dạy đạo
Phật.
3.- Ban chẩn tế: gồm các nhà hảo
tâm từ thiện nam nữ hoạt động, chuyên lo cứu giúp kẻ nghèo nàn đói
khó, tật bịnh hoặc giả thành lập các nhà dưỡng lão, nuôi trẻ mồ
côi, người tàn tật, nếu có thể được, nên mua trữ thuốc men, vải bô,
lúa gạo để dành cho cuộc phước thiện”.
Những trích dẫn trên nếu sắp theo
hệ thống hàng dọc, ban Chẩn Tế là ban sau rốt của ba ban nhưng sức
hoạt động hiện nay được tín nhiệm ở vị thế đứng đầu; ban Nghiên Cứu
và Truyền Bá đạo Phật rớt xuống hàng thứ hai, thứ ba. Nói như thế
không phải tôi cố tình so đo và có thái độ không thân thiện với những
huynh đệ làm công tác xã hội từ thiện. Tính thời gian từ năm 1975
lại đây dân ta nghèo rất cần có nhiều bàn tay từ thiện chia sẻ nỗi
nghèo thiếu bao vây những mảnh đời bất hạnh, nên việc từ thiện chẳng
những được bảo trì mà còn phải bảo lưu. Tuy nhiên, dẩu sao cứu khổ
vật chất cho đời no ấm không hơn cứu khổ tinh thần. Khi con người chìm
đắm trong biển mê bất luận giàu nghèo cũng khổ, chỉ có thức ngộ
Phật Pháp tu hành thì dù người ta sống đời thiếu thốn cũng không
hoặc bớt khổ, chừng hết kiếp sẽ do công đức tu hành có thể được
giải thoát khỏi sáu nẽo luân hồi. Do vậy nên hai ban Nghiên Cứu và
Truyền Bá đạo Phật được Đức Thầy sắp ở hàng ưu tiên mà còn dùng
thêm hai chữ “khẩn cấp” nữa đấy. Sự ưu tiên nầy ta đã đọc thấy trong
kinh Phật “các con muốn đền ơn ta ư thì giáo pháp củ ta đó cố mà
hành đi, cố mà truyền đi, mọi sự bố thí cúng dường không bằng đem
giáo pháp của ta ban bố”. Cùng ý đó, Đức Thầy kêu gọi:
“cả tiếng kêu cùng khắp chư tăng,
Với tín nữ thiện nam Phật Giáo.
Nên cố gắng trau thân gìn đạo,
Hiệp cùng nhau truyền bá kinh lành.
Làm cho đời hiểu rõ tinh danh,
Công đức Phật từ bi vô lượng.”
Điều ai cũng thấy, sau 30/4/1975 sự
hoạt động của hai ban nghiên cứu và truyền bá đạo Phật xuống cấp
đáng ngại. Các tiền bối về nghiên cứu đạo Phật, PGHH có Ông Thanh Sĩ
Trần Duy Nhứt, cụ Vương Kim, Nguyễn văn Hầu là những cây bút cự phách
trong làng văn PGHH. Ban truyền bá đạo Phật mà người lập nên công đầu
là Ông Thanh Sĩ, đi sớm nhứt đã làm vẻ vang công tác nầy bằng con
đường châu thuyết, sau đó mới các Ông Lê văn Phú tự Tho, họa sĩ Hà
Khê, Bùi văn Ưởng… bây giờ chỉ còn là điểm son đáng nhớ, không thấy
có măng non trong những buội tre già. Biến cố chính trị của 1975 đã
cướp mất thiên đường truyền bá và nghiên cứu đạo Phật, PGHH, không
còn những lớp dạy giáo lý căn bản, không có trường sở huấn luyện
đào tạo và một hệ thống hàng dọc hàng ngang trừ trung ương đến hạ
tầng; hễ ai muốn có tài thì trổ tài tự phát, tự thuyết với những
điều mình thích không có kiểm chứng của cơ sở đào tạo, chịu sự
huấn luyện của giới chuyên môn.
Sự thật thì tôi không mong dòng
chảy thời gian đi ngược để có lại những cái đã mất, các tiền bối
chúng ta sống lại và tôi trẻ lại bởi điều đó là không thể, dầu ai
cho định mệnh trớ trêu, xô đẩy PGHH vào một khúc quanh lịch sử có
nhiều bất lợi, tôi vẫn muốn mầm non, măng non mọc nhiều nhiều trong
các buội tre già và những mầm non măng non vừa tinh thần vừa thể xác
mập chắc, khõe để thay thế vị trí thế hệ đàng anh.
Nhận lời mời của Ông Nguyễn văn
Lía và tôi rất vui khi nghe Ông ấy bảo là lớp luyện quốc văn dạy theo
tài liệu Đào Tạo Giảng viên truyền bá giáo lý của ban trị sự ban
phổ thông giáo lý trung ương PGHH trước năm 1975.
Chúng tôi đến dự buổi khai giảng, đáng
lẽ phải nói là buổi học đầu tiên bởi vì không có sự phô trương hình
thức khai giảng. Tại địa điểm có hơn mười học viên trẻ, người hướng
dẫn chương trình là một phụ nữ, cô giới thiệu ngăn ngắn về Ông
nguyễn văn Lía, vị giảng huấn của lớp học cho mọi người và mời Ông
ta lên lớp; có vậy là xong.
Để lấy lòng các học viên lớp mới từ
đó chăm chỉ theo đuổi khít khau giờ học của mình, Ông Nguyễn văn Lía
nói lời khuyến khích, và lập lại những câu khuyến khích của các
tiền bối như những Ông :Nguyễn văn Hầu, Phan Bá Cầm, Bùi văn Ưởng,
Đặng Thành Tựu… lúc sanh thời các vị ấy đã khuyến khích Ông. Thêm
vào đó, cái kiếu “mì ăn liền”Ông giới thiệu bài soạn của một học
viên khóa học chưa mãn, cũng Ông dạy đã viết được một đề tài thuyết
trình để tạo mĩ cảm cho các học viên lớp mới nầy. Tiếp theo Ông
Nguyễn văn Lía xin phép ban tổ chức giới thiệu tôi lên diễn đàn có
đôi điều với các học viên của Ông. Tôi cho đây là cơ hội để gởi chút
tâm tình.
Kính chào quý vị ! May mắn lắm
mới được quý vị cho một ít thời giờ quý báu nói lên cảm tưởng. Tôi
theo dõi sự chú ý của quý vị đối kính với vị giảng viên bộc lộ
sự tìm tòi hiếu học, tôi cảm nhận một tương lai đầy hứa hẹn khóa
học nầy sau có nhiều học viên xuất sắc, không kém học viên khóa
trước về viết văn nghị luận hay soạn đề tài thuyết trình như Ông
nguyễn văn Lía đã chấm thi khen một học viên khóa khác của Ông. Tư
cách của quý vị tự nói đủ về sự phát triển năng khiếu, học luyện
quốc văn ứng hợp với sở trường. Đáng lý tôi gật đầu chứ không nói
gì thêm cho hao giờ học hành của quý vị. Nhưng đã được mời với
trọng trách làm nhân tố khuyến khích thì tôi phải đành can đãm làm
nhiệm vụ.
Tôi biết quý vị đây là hàng tu
sinh, sống độc thân để không bị gò bó những hệ lụy gia đình, đem tấm
thân không dính líu thế sự chen vai gánh vác đạo pháp và tôi cũng
biết quý vị khá thông thuộc về giáo lý, nếu chỉ để tu thì biết bao
nhiêu đó cũng đủ tu nhưng quý vị muốn gánh vác đạo sự thì phải học
cách để gánh vác. Ví như bác sĩ tài danh, đầy một bụng hiểu biết
về cách điều trị hiệu quả, nếu Ông không chia sẻ hiểu biết của Ông
thì để chờ chết mang theo xuống tuyền đài nào có ích lợi gì, muốn
chia sẻ sự hiểu biết của mình Ông phải chỉnh đốn soạn cách nói cho
có văn vẻ, mạch lạc để đưa tiếng khuyên thích hợp hoặc viết sách
nói về cách trị bệnh cho người ta đọc học để sự thành tựu của Ông
sẽ có người thừa kế. Văn chương là chiếc thuyền chuyên chỡ, ta là
người đạo thì mượn văn chương chỡ đạo đến mọi người, không phải Đức
Thầy đã áp dụng văn chương lên tới tuyệt đĩnh làm chúng ta phải riu
ríu nghe theo sao:
“Đờn những câu tỉ mĩ ru hồn,
Cho người làn dạ ái bắt nôn,
Cúi đầu trước quy y Phật Pháp”.
Lòng mình có đạo mà không nhuần
nhuyễn khoa văn chương là không có tiếng ru gợi lòng đọc giả hay thính
giả, truyền bá theo thói quen Trời sanh sao để vậy không gọt giủa sửa
sang, văn nói gồ ghề mình đọc của mình nghe thấy còn không chịu
huống nữa là người khác. Xin chúc mừng quý vị đã nhận thức được
tầm ảnh hưởng của môn luyện quốc văn đến tòng học khóa nầy.
Chúc lớp học thành công tốt đẹp .
31/3/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét