TRỪ
TÁNH XẤU
sống trên đời ai ai cũng muốn cho
mình là người đẹp tướng, tốt lòng. Kẻ lỡ bị nghiệp trước mà thọ
thân không mấy đẹp bị chê xấu là không vui; người may mắn được sinh ra
với thân hình đẹp đẽ thì mừng, tự mãn, nhưng hành động xấu bị người
khác chê bai là kẻ đẹp mặt xấu lòng cũng cãi nhau cho giận hờn, oán
thù chồng chất.
Xã hội đa dạng, tích tụ nhiều
điều xấu mà xấu đến người ta còn không ưa, kẻ lỡ làm xấu còn chối
bỏ cái xấu của mình. Huống chi trong cửa đạo là nơi mở rộng tình
thương và nhân cách, nơi đó đề cao qui tắc: chỉ có thương không cho
ghét, có tốt không có xấu, làm lành thì cho mà dữ không cho, chẳng
phải quan trọng hơn sao!
Sáng tác Sám Giảng quyển ba KHUYÊN
NGƯỜI ĐỜI TU NIỆM Đức Thầy dạy tín đồ sự tu hành cần thiết:
“Ai ai cũng rán xét mình
Nếu còn tánh xấu thì rinh
ra ngoài”
Xét hai câu dẫn trên Đức Thầy đặt
trọng tâm phải trừ xấu là trước nhất, còn trừ bằng cách nào thì hôm
nay chúng ta gặp nhau đây hãy cùng bàn bạc xem nội dung của hai câu văn
giáo chứa đựng những gì, từ đó thắp sáng ý nghĩa đi sâu vào thực
hành.
Trừ tánh xấu là điều quan trọng
bậc nhứt trong cửa đạo. Người đời mấy ai đã biết, đẹp xấu của tấm
thân làm cho mình vui hoặc buồn sung sướng hay đau khổ đều chịu ảnh hưởng của tánh xấu hay
tánh tốt từ kiếp trước. Vì thế trong ngưỡng cửa đạo đức, dạy tu
thân hành thiện, TÁNH XẤU cần phải loại trừ chớ không được dung
dưỡng hay che đậy.
Xem nghe hai câu giảng vừa trích dẫn
ta thấy những từ như ai ai, Xét
mình, tánh xấu, rinh ra ngoài, cần phải được khơi dậy trong ý
thức của người học đạo, là niềm nhớ, nhắc nhở việc tu.
Ai ai là tiếng kêu, nói rộng là tất cả con người, nói
hẹp là Thầy dạy các trò, tín đồ PGHH. Nếu dùng một tiếng “ ai ” là nói riêng người nào đó, ví dụ những
lời dạy khác hơn, cũng của Đức Thầy nói về một chữ ai:
“Ai làm phước in ra mà thí
Thì được nhiều hạnh phúc sau nầy”.
Và:
“Ai mà ta dạy chẳng gìn
Thì sau đừng trách mất tình yêu
thương”.
Ý nói người nào làm phước người
đó hưởng phước báo hạnh phúc, người nào ta dạy không nghe lời, tu
thân hành thiện; sống ác, đến lúc chịu quả báo đừng trách sao ta
không cứu độ.
Xét Mình: Tự xét bản thân. Sự sắp đặt của
bộ máy Thiên Cơ Đức Thầy tạm thời
vắng mặt, trước lúc ra đi Ngài đã cảnh tỉnh nhơn sanh“ Từ nay cách
biệt xa ngàn, ai người tâm đạo đừng toan phụ Thầy”. Theo đó sự xét
mình Có những thứ mục: 1 tự xét qua bổn phận của người tín đồ có
trung thành với Thầy Tổ không? 2, có thực hành theo lời dạy không? 3,
Việc học và tu có tiến triển không? 4, Đức thầy dạy đạo cho tu, chỉ
một kiếp nầy thôi hễ thoát chốn mê đồ tức khắc vãng sanh Cực Lạc,
ta có thực hành không?.
Trung thành với Thầy Tổ là không
bỏ đạo để chạy qua đạo khác như Đức Thầy dạy “Một đời một đạo đến
ngày chung thân”. Thực hành theo lời dạy là không phải học đạo chỉ
để nghe, nói, biết mà còn phải áp dụng cụ thể những điều mình
nghe, nói, biết vào trong sinh hoạt đời sống đạo sự. Để đo lường
việc tu có tiến triển hay không là đem chuyện của năm rồi, ngày qua,
bị đụng một chút chuyện là giận hờn, thấy một chút danh là ham,
một chút lợi là bám, một chút tình là mê, nếu giờ đụng chuyện xảy
ra như trước ta có còn giận dữ, ham hố, nhiễm trược nữa không? Nói đi
mấy mươi năm mà đi cái kiểu giậm chân tại chỗ, danh lợi tình đáng lẽ
bị thời gian làm cho phai lợt, củ kỷ không mặn mà sức quyến rủ để
mà nhàm chán cõi Ta Bà, nhanh nhanh cầu sanh Tịnh Độ. Ai dè mấy mươi
năm tu mà sự ham hố, giận hờn, ganh tỵ
y như lúc mới tu. Trong khi học đạo thì ta đã thuộc lòng câu
“Đường đạo đức bước đi từ nấc” mà mấy năm tu, thông mồm nói hay thì
có, hạnh cách như người phàm tục. Xét hiện tại ta đang ở đâu trong
chốn mê đồ? đang tới đâu của con đường vãng sanh Tịnh Độ?
Đó là ý nghĩa của sự “xét mình”.
Tánh Xấu: Là huân tập các chủng tử bất
hảo, bất thiện; người trong đạo đức quan niệm hễ ai làm điều vô đạo
đức, chính họ là kẻ xấu. Nói theo đời thường người có tánh xấu,
về hành động thì trộm cướp, giựt dọc, nghiện ngập say sưa, nói không
cẩn lời, hứa không giữ tín; về tinh thần thì ăn ở cố chấp, khó
khăn, vi phạm với ai biện hộ ngược ngạo phủ đầu, người ta lỡ phạm
thì hài tội, bêu xấu dù họ đã ăn năng xin lỗi. Nói theo lý đạo và
dựa vào căn bản của thiện và ác, chủng tử xấu ấy sanh ra ba nghiệp
ác chướng: Thân nghiệp, Khẩu nghiệp và Ý nghiệp, có ba điều ác do
thân, bốn điều ác do miệng lưỡi và ba điều ác do ý tưởng gây nên.
Rinh ra ngoài: Rinh là lấy. Rinh ra ngoài tức
nói: Người học đạo phải luôn sống trong tốt đẹp từ hành động, lời
nói, ý tưởng; tánh xấu nằm trong người hay sanh chuyện bất lành, làm
điều tội lỗi, hãy mau đem nó ra khỏi đây ngay.
Trong đạo Phật, chính Đức Phật, lúc
còn là thái tử, bốn lần đi dạo ngoại thành thấy cảnh Sanh, Lão,
Bệnh, Tử mà biết tấm thân nầy giả hợp, có giữ nó, quí nó, chìu
chuộn nó cho đến kết cuộc cũng chẳng tốt đẹp gì. Sự suy nghĩ đó
được Đức Thầy diễn tả:
“Về đền đài cảm xúc buồn riêng
Hằng để trí tìm phương giải thoát”
Do tìm đường giải thoát mà Ngài
chứng đắc đạo quả. Thấy trong các chúng sanh đều có Phật Tánh, có
thể thành Phật nhưng ở mỗi chúng sanh còn bị bao phủ bởi vô minh,
Phật tánh không hiện được để “ chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhứt
thiết khổ ách”. Người trong bống đen vô minh thường hay tập tành thói hư tật xấu,
Đức Phật thuyết tám con đường chánh để chúng sanh đi theo đó rứt bỏ
các tánh xấu, tà tâm vọng tưởng ra ngoài.
Theo lý đó, Đức Huỳnh Tôn Sư khuyên:
“Các công cuộc của người tánh xấu,
Ta giữ gìn chớ có nhiễm vào.
Tâm bần tăng chẳng mến sắc màu,
Mến những kẻ biết vào đường chánh”.
Tóm kết, bàn qua hai câu trích dẫn nói
trên, người ta làm điều gì còn có kẻ ưa người ghét chớ tánh xấu là
không ai ưa được. Ví trong cảnh vợ chồng chung chăn gối, tình nghĩa
mặn nồng mà bổng một người làm điều xấu hay xấu tánh người kia khuyên
bỏ tật xấu không xong. Hết sức chịu đựng thì người ta phải cho đổ
vỡ chuyện trăm năm. Phụ-mẩu-tử thâm thúy nhứt trên đời mà trong đó
cha hay mẹ hoặc con chuyên làm điều xấu người còn lại khuyên nhủ chẳng
hề đá động, họ cũng sẽ từ tình.
Tánh xấu luôn luôn có tác hại như
thế, người học đạo không thể đi chung với nó, phải tách nó ra khỏi
đời sống tu hành. Để làm được điều nầy hành giả hãy coi sự “xét
mình” là quan trọng, cần được đề cao.
14/3/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét