NGHI VẤN 3
BUỔI HỌC 10
NHÓM
HỌC GIÁO LÝ PGHH
ÁC
VỌNG NGỮ
Hỏi: Về Ác Vọng Ngữ Đức Thầy như
đã tóm tắt trong những điều “thêm thừa, huyễn hoặc, có nói không
không nói có; và Ngài đã kết luận tội trạng của vọng ngữ là “
nguyên nhân cho những sự bất công của nhân loại…”. Do đó mà Phật cấm
nói vọng ngữ. Xét về Ông Trần Minh trong truyện xưa tích củ nghèo
đói rã rời đi xin được một bát cơm về dâng cho mẹ, mẹ bảo cùng chia
nhau mà dùng, Trần Minh thưa rằng: Nay xin được nhiều, con đã dùng no
rồi, cơm nầy là phần của mẹ. Mẹ Ông an lòng dùng hết cơm Ông phải
nhịn đói còn mang thêm tội dóc láo. Chuyện không nói có của Trần
Minh có bị rơi vào tội vọng ngữ không?
Đáp: Căn cứ theo điều có nói không,
không nói có thì Ông Trần Minh đã vi phạm vào vọng ngữ, còn tội hay
không chúng ta nên theo dõi ý nghĩa của việc làm. Vọng ngữ gọi đũ
là ác vọng ngữ, vì là một trong số mười ác. Xét qua sự nói dối
nhằm mục đích lợi mình, hại người hay dù không lợi mình mà hại
người cũng bị cấm. Trần Minh nói dối không nhằm mục đích lợi mình
và không hại ai, còn có lợi cho tha nhân thì đâu thể nói Ông ta làm
như vậy là ác được. Ông nói dối để nhường cơm cho mẹ ăn là việc làm
sáng tỏ tính cao thượng của một người biết hy sinh về người khác.
Nếu Ông không nói dối thì mẹ Ông không thể no bụng. Lấy cái công cho
mẹ no bụng, nói dối không hại còn có lợi thì vọng ngữ chỉ là chữ
nghĩa đem bàn bạc không tội cho Ông Trần Minh.
Luận về ác vọng ngữ để nói lên
tính mực thước để người đời có cơ sở sửa miệng sửa mình, Đức Thầy
chỉ dẫn rõ ràng “ác vọng ngữ đã làm nguyên nhân cho những sự bất
công của nhân loại. Thương người nào kiếm cách bào chữa, giấu giếm
sự quấy và thêu thùa sự tốt ra, ghét ai đặt điều nói xấu…khoe khoang
tự đắc, xảo trá đa ngôn…”Ông Trần Minh dầu có thêm thừa huyễn hoặc,
chuyện không nói có nhưng hoàn toàn có lợi không hại vì thế gọi Ông là
vọng ngữ chứ không thể ác vọng ngữ được.
Hiện nay nhân loại sống đời thèm
khát danh lợi, uy quyền, giàu sang… mà đua tranh nên xảy ra nhiều
chuyện bất lành trong gia đình và xã hội; đối đãi nhắm vào sự lợi
ích về vật chất, rất ít có người làm việc không công, nhà chùa còn
phải tụng kinh mướn làm cho ý nghĩa cửa không lu mờ, tình thương có
nơi lạnh dưới không độ; rất cần những tấm gương biết hy sinh vì người
khác, chịu vất vả cho người khác đỡ vất vả.
Tôi xin kể cho quý vị nghe câu
chuyện thương tâm: Có một tớ gái tánh tình ngay thẳng, không ham vật
chất không phải của mình, mấy lần lượm tiền rơi vàng rớt trong nhà
chủ đều đưa trình lên chủ. Nhà cũng mướn một tớ nam khuân vác các
chuyện nặng nhọc. Gia cảnh nghèo tìm làm việc nặng tưởng được lương
cao giúp cho cha già mẹ yếu, đâu ngờ làm lụng việc vậy mà lương
tháng không hơn người tớ gái chỉ cơm nước giặt vũ. Một hôm người tớ
nam nhận tin cha ở quê lâm trọng bệnh, chết kế một bên nếu như không
có tiền chỡ nhanh vào bệnh viện. Thương cha anh liền tạo tiền bằng
cách ăn cắp, sự lén lút của anh tình cờ đã rơi vào mắt của cô tớ
gái. Anh quỳ lạy cô ta: Cha tôi ở nhà bệnh nặng cần tiền để cứu sống
cha mà tôi hết cách, nếu chậm nữa thì không kịp. xin đừng mét việc
nầy. Cô gái nói: tôi không đồng ý điều sai trái anh làm nhưng để cứu sống cha anh thì
tôi thông cảm, coi như tôi không thấy biết chuyện của anh làm.
Ông bà chủ chừng hay của tiền bị
mất liền nghi hai người ở đợ, đem lời hạch hỏi: Trong nhà có hai đứa
bây là người dưng, nghèo không ham của mà lấy trộm thì ai vào đây
lấy? Đứa nào lỡ dại thì chịu thiệt tao tha cho cái tội đi tù, bằng
cố tình giấu giếm chạy tội tao báo lên quan làng họ điều tra cũng ra
sự việc, đã đến tay quan làng không cứu được tù đày, liệu mà tính!
Ông nhà giàu mất đồ đã tức, tới
làng làng không tìm ra thủ phạm cũng tức, bấy giờ dùng sách vừa dụ
dỗ vừa hăm he: Hai đứa bây, đứa nào không trộm mà thấy đứa kia trộm
nói ra Ông sẽ thưởng ba tháng lương. Không nữa tao sẽ đuổi việc cả
hai. Tao cho hai ngày để suy nghĩ.
Rốt cuộc họ bị đuổi việc ở đợ.
Thấy nói không thấy là chuyện có
nói không mà còn gây hại, thế là tội vọng ngữ hết đường bào chữa.
Vì thế chuyện tôi kể không phải để bào chữa tội vọng ngữ cho nữ nô
tùy. Để cho cô bị tội vọng ngữ ta thử đặt câu hỏi: chuyện có nói
không ấy có lợi gì cho cô? Đã không lợi mà nói về sự vui thích cho
việc nầy một chút xíu cũng không có. Cô ấy chắc dạ đến của rơi
không thèm lượm thì còn ham hố lợi lộc nào chứ! Có nói không hay
giả đui giả điếc trước một kẻ trộm phải bị trừng phạt. Với cô,
vọng ngữ bây giờ là nhẹ hơn một người con hiếu thảo trước sự bệnh
hoạn của cha mà hết cách kiếm tiền lo thuốc. Cuộc thử thách mới:
Nếu không chỉ ra kẻ trộm là chúng bây a tòng sẽ bị đuổi việc cả
hai. Đời cô nghèo rất cần tiền nuôi sống cả nhà. Đã hy sinh cỡ vậy
mà hoàn cảnh còn bắt cô hy sinh hơn nữa: Trước một bệnh nhân sắp
chết vì thiếu tiền thang thuốc.
Qua sự trình bài của tôi, nếu vấn
chủ không hỏi thêm xin cho qua câu khác.
Hỏi: Chồng tôi mắc việc phải đi xa
vắng lâu, cha mẹ chồng gần như quên. Tôi thường tới thăm anh ấy, có cho
hay thì cha mẹ chồng cũng không màng hỏi han hay gởi một lời thăm.
Chồng tôi cũng thế, không bao giờ nhắc đến cha mẹ ruột dù một câu nói
đẩy đưa. Muốn cho họ tốt tình tôi ở giữa phải nói dối mãi, gặp
chồng tôi nói cha mẹ nhớ anh, lo lắng cho anh nhiều lắm, gặp cha mẹ
chồng tôi nói anh ấy luôn nhớ cha mẹ còn kêu con phải thay anh săn sóc
cha mẹ. Thật ra họ không có một chút tình nào, tình là do tôi đặt
như vậy có phạm về tội vọng ngữ không?
Đáp: Nghi vấn nầy ý nghĩa cũng
giống như câu nghi vấn trước, chỉ khác nhau ở con người và sự việc
mà thôi. Qua câu chuyện dàn dựng của cô cũng khá tốt và hấp dẫn. Như
tôi trình bài đề trước, vọng ngữ và ác vọng ngữ là hai điều khác
nhau, khi nào chuyện có nói không, không nói có nhằm hại người lợi
mình thì vọng ngữ mới trở thành ác vọng ngữ, vọng ngữ không ác mà
lại làm thiện thì chính là việc uyển chuyển trong khi làm đạo. Viết
Sám Giảng quyển tư “ Giác Mê Tâm Kệ” Đức Thầy có hai câu than đời:
“ta thương sót lo tần lo tảo
Chẳng thấy ai rể thảo dâu hiền”.
Trường hợp của cô biểu trưng cho
“dâu hiền”. Cô đã làm một bức tranh sóng động, người ta nhìn vào sự
lợi lạc của bức tranh, chắc không ai quan tâm đến vọng ngữ của cô đâu.
9/3/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét