NGHI VẤN 1
BUỔI HỌC 11
NHÓM
HỌC GIÁO LÝ PGHH
ÁC
THAM LAM
Sau phần chú giảng về ác tham lam
đến lược đồng đạo học viên đặt những câu nghi vấn điều thiếu sót
trong phần giảng giải hoặc phát hiện kẻ hở về luận chứng chưa mấy
tinh tường. Chúng tôi có trả lời tại lớp; vì thấy đề tài rất hữu
ích cho nghiên cứu, học hỏi nên tôi viết lại các nghi vấn của buổi
học 11 nầy làm tài liệu đọc thêm cho nhóm.
Hỏi: Tôi xin trích hai vế nối liền
trong phần chánh văn của ác tham lam, vế “ can gì phải bài mưu tính
kế chiếm đoạt của kẻ ngoài” và vế “của là của chung trong thiên hạ.”
Cụm từ “chiếm đoạt của kẻ ngoài”, kẻ ngoài là của riêng với cái
“của là của chung trong thiên hạ”. Nghe qua như có sự mâu thuẫn, xin
hỏi ý Ông giảng viên?
Đáp: Trước hết tôi xin gởi lời khen
đồng đạo vừa đặt ra câu hỏi hay, một câu hỏi ở ẩn mà tìm được. Thật tài tình! Tôi
đã đọc lướt qua nhiều lần không phát hiện những ẩn ý của Đức Thầy
trong cách dạy của chung và của riêng. Theo tôi, cái gọi là “ chiếm
đoạt của kẻ ngoài” là thực tế trước mắt không cần học mới biết,
chỉ mới thấy, ví dụ: Nhà của anh hay của tôi, nhà của người nầy
người nọ, đất đai, xe cộ, quần áo… của người nầy người kia là hoàn
toàn có thật, nhưng người khác đã khởi lòng tham muốn chiếm đoạt
phải bày mưu tính kế, gây nên tội ác. Điều bất thiện nầy, sống dương
gian thì bị pháp luật trừng trị, chừng chết xuống âm ty, gây tội
phải bị hành tội hết kiếp đầu thai kiếp khác.
Chúng ta bàn về của cải, tiền bạc
của người nầy người khác là có thật nhưng không bàn đến việc nó
tồn tại hay không bởi nó còn tùy thuộc giống mạnh yếu và sức thúc
đẩy nhanh hay chậm của nhân quả. Đức Thầy đánh giá đúng về cuộc
sống con người qua sự thăng trầm chìm nổi, không ai muốn khác hơn
được. Thăng cũng có lúc trầm, chìm cũng có khi nổi, bày mưu tính kế
để không sống theo sự thăng trầm chìm nổi bằng những thủ đoạn, kế
mưu gian dối sẽ không có kết quả lâu dài. Vướng tội thì quả báo đến
thay cho ước mơ làm giàu bất chánh.
Muốn thăng không trầm, nổi mãi không
chìm là điều không thể có trong cái trật tự thế gian, tốt hơn là
đừng nên mộng mơ những chuyện không đâu, sự chánh đáng luôn phải giữ.
Có người chơn chất thật thà làm việc cực nhọc cả đời, đổ biết bao
mô hôi mới có được chút của phòng thân vậy mà cũng bị kẻ khác bày
mưu sang đạt. Ngay cả kẻ ác cũng có của riêng dù sự nghiệp của họ
đặt trên mưu mô gian xảo, lấy qua tay về nhà họ là của họ, giữ của
phi nghĩa được bao lâu trong bàn tay chưa biết. Họ sẽ bị mất tiền hay
sự nghiệp giàu sang bằng những việc làm bất chính trước khi họ chết
hoặc vào tù lãnh án nặng bị tịch thu tài sản. Ta thấy rằng câu “
Can gì phải bày mưu tính kế chiếm đoạt” là chận dừng các ý nghĩ
sai lầm dẫn tới hành động tội lỗi trong lúc sống.
Hãy nghiệm xét vế thứ hai trong câu
“ Của là của chung trong thiên hạ”. Giả tỷ ta có quyền không đồng ý
câu dạy trên và ta cũng không đồng ý những gì của ta đem cho ai khác
trong lúc “Đời ta mất” có được không ? Sống ta không đồng ý của ta mà
nói là của chung trong thiên hạ, nhưng chết ta đâu có mang theo được và
không cãi lại sựa thật “đời ta mất nó mất”.
Trong cuộc sống còn, dầu ta có
tránh né, hờ hững, phụ phàn thì đồng tiền cũng là giá trị cao
nhứt: cái nhà rộng cao sang, chiếc xe trông đẹp mắt… và các thứ nay
thuộc về mình cũng do có tiền mới mua sắm được. Người xưa thiệt là
cắt cớ khi nói “có tiền mua tiên cũng được” cứ thế mà chạy dắt dò
để kiếm tiền. Tiền là trên hết, là tất cả, là sức mạnh vạn năng nói thế cũng
đúng thôi, nhưng khi chết đi tiền, xe, nhà … với những gì ta thích
nhứt và cái nàng tiên xinh xinh ta đã làm biết bao nhiêu tội mới mua
được, xài chưa thỏa mãn mà thần chết đến khắc khe kêu đi, các cái
có đem theo được không? Có ai nói giùm một tiếng được đi! Thế câu nói
“ của là của chung trong thiên hạ” quá đúng rồi còn gì, bởi nó là
của chung đến lúc ta không xài thì người khác xài. Vậy kiếm tiền
bằng những nghề tội lỗi chi chứ? Làm tội mình mang mà hưởng phước
người khác hưởng.
Không phải chừng chết mới thấy
được của là của chung, ngay lúc ta còn sống. Kiếm tiền đâu phải để
lên bàn thờ mà thờ, cũng đồng tiền đó đem mua qua mua lại, nay trong
tay người nầy, mai vào tay người khác, mua được nhà, xe, đất đai hoặc
những thứ khác, chừng chết là hết, rõ ràng là của chung, tiền ta
họ lấy xài, nhà họ ở, đất đai họ sử dụng…
Bàn qua, phần “chiếm đoạt của kẻ
ngoài” là nói về ác tham lam đã đi vào hành động không còn ở yên
trong ý nữa. Bày mưu tính kế để
chiếm đoạt là hành động bất nghĩa bất nhân. Đức Thầy cãi chính
những việc làm sai trái của kẻ tham lam bằng giải thích về sự thăng
trầm chìm nổi để lúc nghèo thiếu cũng rán giữ cái thiên lương mà
chờ đợi sẽ có ngày hết chìm thì nổi như Đức Thầy đã báo trước
“hết nhục rồi lại đến vinh”, đừng nhứt thời làm chuyện hồ đồ.
Nhớ lúc nước nhà trong thời kỳ
nội chiến giữa Quốc Gia và Việt Cộng, lính ở phía quốc gia có một
số ít người sợ chết trên chiến trận, đào ngũ thì ngại bịt bắt làm
lao công đào binh, đẩy ra chiến trường không được phát súng, chỉ vác
đạn hay những thứ nặng nhọc khác. Tính già tính non, phá tay hay phá
chân cho cụt không cầm súng tác chiến, thành thương phế binh ra loại
chánh phủ nuôi. Có người làm thương phế binh chưa ăn hưởng bao lâu thì
bị cộng sản lên nắm chính quyền, đã không còn ngồi không ăn lương mà
còn bị mắng là ngụy quân ngụy quyền. Việt Nam cộng hòa đang cần quân
sĩ thiện chiến giữ vững biên cương, bị thương phế binh kiểu đó là
hồn vía bay mất, Việt Nam cộng hòa thua cuộc những lính tự hủy hoại
bản thân phải chịu lấy một phần lớn trách nhiệm.
Lúc đó nhà nước có tên là chánh
quyền cách mạng, vừa ra đời là nhơn dân phải chịu sống cảnh hút
thuốc bằng giấy vò, gội đầu bằng nước tro. Đất nước tàn mạt như
vậy người có tay chân lành lẻ lao động kiếm cái ăn còn khó huống gì
thương phế binh cụt tay cụt chân do tự hủy hoại đời mình. Ngồi không
ăn lương riết sanh biếng lười công việc mà lại là Ông cụt, tức kêu
Trời không thấu. Nếu để yên cho sự thăng trầm chìm nổi tự diễn sẽ
không cụt tay chân, lúc nghèo ngặt còn bươn chải được. Nghèo giàu nếu
chống sự thăng trầm chìm nổi có làm lụng nhiều nhưng cũng phải làm
điều chơn chánh để đến lúc mình thăng, nổi không một chút vít tích
của cái quá khứ tham tiền nhúng tay vào tội buôn lậu, trộm cướp,
mại dâm… sống đời không bị dằn vặt lương tâm, không tiếc vuông lụa
trắng bị một đóm đen thật xấu.
Nói “của là của chung trong thiên
hạ”để thức tỉnh, chận dừng các việc làm giàu bất chánh. Tham lam
có nhiều tiền, nhiều của cũng đâu có dùng hết. Bụng ăn mỗi bửa ba
chén cơm là no, đồ ngon cỡ nào kêu chứa cũng hết sức chứa. Ăn ba
chén, ta tham có vô gấp ngàn lần sự chi tiêu thì cũng để đó coi chơi
cho sướng mắt, vậy mà tạo tiền như tạo tội để làm gì ? Kẻ nghèo
khó làm ăn ngay thẳng họ cũng có ba chén cơm no lòng đâu thua vì ta
và có thể họ sẽ hơn ta cái việc ăn ngon, ngủ ngon, tới giờ tới buổi
đi làm còn ta thì cho dù có ăn ngon nhưng ngủ chưa chắc khỏi mộng mị
và những điều ác đức ta làm cứ phập phồng lo sợ sẽ bị phát giác.
Lo lo lo…
Nói “của là của chung trong thiên
hạ”, e kẻ quá ham giàu sang không đồng ý Đức Thầy đã phải đem câu
chuyện chứng minh “Gương của Thạch Sùng Vương Khải há không để lại cho
ta một bài học đích đáng lắm ru ?” Cách làm giàu của Thạch Sùng Ông
quan thứ sử mà cấu kết với bọn cướp để kiếm nhiều tiền hơn lãnh
lương tháng. Có tiền Ông mua chức Thái Bộc và thêm thiếp trẻ. Đến khi
triều đình bắt tội tử hình, dẫn tới pháp trường Ông chỉ còn thở
dài, chắc lưỡi mà than: Ta chết đi, tài sản vợ con của ta sẽ về tai
ai?
Tôi trình bày, vấn chủ nếu không
còn gì thắc mắc thêm xin cho qua câu hỏi khác.
16/3/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét