NGHI VẤN 3
BUỔI HỌC 11
NHÓM
HỌC GIÁO LÝ PGHH
Buổi
học giáo lý 11 hôm nay, một số đồng đạo ở tỉnh Khánh Hòa thành phố
Nha Trang gởi yêu cầu mở đường chuyền skype cho quý vị nơi đó tham dự.
Chúng tôi chấp nhận lời yêu cầu liền kết nối skype; đồng đạo trong
lớp ngoài lớp rất phấn khởi cho việc học chung nầy. Đến phần nghi
vấn đồng đạo ở tỉnh Khánh Hòa đưa ra câu hỏi chỉ một chữ thôi, người ấy nói:
Thưa quý đồng đạo miền Tây, quý vị
có diễm phúc được học tại lớp, hoan hỉ cho tôi hỏi: phần chánh văn
nói về ác tham lam có đoạn “ Gương của Thạch Sùng, Vương khải há
không để lại cho ta một bài học đích đáng lắm ru ?” Xin hỏi chữ “ Ru”
có nghĩa gì ạ ?
Đáp: Nếu chữ “Ru” đứng riêng hay đi
với những câu chữ khác có nghĩa là lời êm ái dịu dàng ví dụ như ru
ngủ, hát ru, ru con, nói nhỏ nhẹ như ru; nhưng chữ ru đứng sau câu
thường là không nghĩa, chỉ là một trợ từ làm cho trơn chuyện. Như
vậy, ta thấy chữ ru được trích hỏi qua đoạn văn trên là đứng cuối câu
“ Gương của Thạch Sùng, Vương Khải há không để lại cho ta một bài học
đích đáng lắm ru ?”( gương của hai Ông Thạch Sùng và Vương Khải không
phải đã để lại cho đời một bài học xứng đáng lắm sao?) mang tính
một trờ từ thôi.
Để chứng minh thêm, ở một vần thơ
kẻ xướng người họa, Đức Thầy họa tặng Ông giáo Xoài lời lẽ như sau:
“ Tôi làm như thế khác lời tu,
Giả dạng nhà nho muốn trả thù.
Người xỏ tới mình, mình đáp lại,
Chớ tình chẳng chịu viết thi ru”.
Chữ “ru” nêu trong vần thơ trên cũng
nằm ở cuối đoạn cuối câu, không có nghĩa, chỉ đứng trợ từ, làm cho
vẻ văn hoa ngọt ngào nếu chỉ dùng “ Bài học đích đáng lắm” là hết
thì thiếu sự ngọt ngào.
Ý nói, lời họa vận của tôi đối
với Ông như thế không phải là lời của người tu, bởi Ông cứ kiếm
chuyện nói xỏ xiên hết câu nầy đến câu khác buộc lòng tôi phải đáp
lại chứ thật tình tôi không muốn trả lời như vậy đâu.
Giải đáp một chữ của câu hỏi ngắn
gọn, chúng tôi không thể lắm lời. Nếu quý đồng đạo ở xứ xa kia không
còn gì thêm thì xin cho qua câu hỏi khác.
Hỏi: Tham tiền tài danh lợi, sắc
đẹp, quyền thế… với người tu là không được nhưng tham làm từ thiện
là có được không?
Thay vì giải đáp cho tôi hỏi lại:
Tham làm từ thiện phải nói rõ là làm thế nào?
Dạ, ví dụ: những cuộc lễ đạo hay
cúng rằm có đãi ăn, tôi đang rửa chén, nồi, thau… có thiện tín chỡ
rau tới hiến, những cô chị mới đến chưa biết, hỏi rau rửa chưa đặng
họ rửa; tôi muốn dành để tôi rửa nên nói rau đã rửa rồi; hoặc đi
làm từ thiện tôi có đem theo một con dao để gọt sắt, trong lúc tôi
đang lau dọn, con dao không sử dụng, có chị hỏi mượn của tôi để mầng
tôi diện cớ không cho. Giành làm như thế thì có mang tội ác tham lam
không?
Đáp: Theo chỗ tôi nghĩ hành động
như thế là tham lam, hễ có ý tranh giành với người khác bất cứ việc
gì cũng mang tính tham; còn có tội hay không trong việc tham lam lại
là vấn đề khác. Khi tham lam có tác dụng hại người là có tội; dành
để cho mình nhưng không gây hại người khác thì lấy đâu cơ sở bắt tội?
Tuy nhiên từ chỗ tham lam như vậy mà không dừng lâu ngày quen tánh bảo
thủ việc thiện cho mình sẽ dẫn đến tội. Như vị vấn chủ nói giành
làm từ thiện rau chưa rửa mà nói rửa rồi, điều nầy đã mang tội
vọng ngữ. Thực tế ta không thấy hại người mà ta giành làm với họ,
nhưng ác vọng ngữ là giới cấm không được vi phạm thì đừng dựa việc
không hại ai mà được. Được là được không có tội ác tham lam nhưng tội
vọng ngữ “không nói có” đâu chối được.
Cư sĩ tại gia phần đông đều bận
rộn việc gia đình, vì kính tin luật nhân quả chồng hay vợ hoặc con
trong nhà thỉnh thoảng cho di làm từ thiện xã hội hoặc đến chùa làm
công quả tạo phước niềm hy vọng cả nhà mà gặp quý vị tham công giành
việc như trường hợp nói trên thì tội nghiệp cho người ta quá; nếu
việc ấy đổi lại là mình thì mình có vui không? Đi cả ngày làm từ
thiện, công quả, vợ đi thì chồng ở nhà hoặc trái lại, họ đều hy
vọng tạo phúc duyên cho ngày công quả, công có một chút thì quả cũng
chút thôi. Bị mình làm ra vậy, dầu không tội cũng bị mất đức hạnh.
Giành làm từ thiện, không nói có,
có nói không ví dù không mang tội vọng ngữ nhưng người làm xã hội
từ thiện thì trước tiên nên hiểu nghĩa từ thiện như thế nào. Là mở
rộng cái tâm thương người phải không? Người mà ta giành làm từ thiện
với họ là cùng chung một tư tưởng đáng lẽ phải tâm đầu ý hợp với
họ để tạo thêm sức mạnh chung hùng từ thiện. Người tu đạo Phật phải
biết Phật trong tâm mình, còn cầu Phật chứng thì phật cũng chứng
tấm lòng. Có lòng tham dù là tham từ thiện, bị động đậy quá nhiều
không phản giác Phật tâm thì trí huệ không phực sáng; cầu Phật bằng
cái tâm vọng động là tự mình làm đứt dây liên lạc, lời cầu không
tới Đức Phật.
Đức Thầy dạy:
“ Việc nhà quý bạn đã xong,
Hiệp nhau làm phước rõ lòng hiền
nhơn.”
Qua lời dạy trên chẳng những mình
đi làm phước mà còn phải rủ nhau đi làm phước mới đúng ý nghĩa của
người biết đạo tu hành. Hiện nay anh em trong đạo ở gần ai mà thấy
người ta chưa tu thì khuyên họ tu, ai ích kỷ cứ tối ngày lo việc nhà
mình không cần biết ngoài xã hội có Cầu Đường hư cần phải sửa,
người nghèo khổ đau đói cần có sự giúp đỡ. Họ vô tâm vô cảm ta còn
khuyên nên có tâm có cảm, nghĩ đến những người bất hạnh hay sửa chữa
cầu đường cho bà con qua lại dễ dàng. Họ đã nghe lời ta khuyên đi làm
từ thiện, công quả ta lại còn giành việc công quả từ thiện với họ
sao?
Tóm lại, giành làm từ thiện như
đã nói trên, cho dù không hại người khác là không có tội ta cũng
không nên giành làm một mình vì giành làm lòng phát sinh tính ích
kỷ, muốn thành Phật Bồ Tát hoặc trông đợi ngày về cõi Tây Phương,
không thể được.
25/3/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét