NGẢ TU GIỮA CHỪNG
… Dạ, vị ấy tu lúc chưa đầy hai mươi tuổi,
giữ hạnh độc thân, trớn tu rất ngọt; tiền bạc không ham, lợi danh
không muốn, đồng đạo ngợi khen thích ý … như vậy mà cho đến bốn mươi
lăm tuổi kết quả ngược ngạo, vị tu ấy vướng vào trận tình, tâm bệnh
càng lúc trở nên trầm trọng, e mòi khó sống… Thưa chú Năm! Chúng
cháu hậu sanh, hạnh tu chưa vững, nghe chuyện vậy là sợ chẳng biết
nguyên nhân nào gây nên mà ngừa. Xin chú giúp ạ.
Tôi vừa đến, ngồi bàn bên cạnh nghe nghi vấn giữa
chừng mà khát giùm, lòng nôn nao đợi câu trả lời, bổng nghe:
- Tôi không biết chuyện nầy _ chú Năm trả
lời_ lòng của người ta nghĩ sao ai mà biết. Tốt nhất là cháu đi hỏi
vị ấy.
- Hỏi vị ấy!_ nữ đồng đạo nhắc lại như một
tiếng kêu đau _ để người ta kể
chuyện tình của họ cho con nghe sao! Con không chịu vậy đâu.
- Muốn biết sự thật của câu chuyện_ chú Năm
giải thích_ người ngoài làm sao biết được, phải là trong cuộc thì ta
mới rõ chuyện nầy, tìm hỏi họ là chính xác hơn.
- Thưa chú con không muốn biết câu chuyện, cần
hiểu nguyên nhân nào xảy ra chuyện mà thôi.
- Để cháu tránh đi nguyên nhân của người ta chứ
gì?
- Dạ phải.
- Nguyên nhân, đâu có chuyện nào giống chuyện
nào. Một căn nhà cháy, nguyên nhân bị cháy của nhà nầy, do người ta
nấu xong dụi lửa tắt bếp, vô ý làm bắn một cục than vào đống củi
khô. Những ngôi nhà khác cháy không phải đi từ nguyên nhân nầy, họ có
nguyên nhân khác. Người ta bỏ tu mỗi người là mỗi nguyên nhân.
Chờ nghe không trúng ý, tôi hỏi quý huynh đệ
ngồi chung bàn, vị được kêu là chú Năm tên chi mà xem Ông hiền trả
lời quá. Một vị đáp: Ông ấy là chú Năm Viên Minh. Tôi định hỏi thêm
nhà Ông ấy ở đâu để khi nào tiện dịp sẽ gặp Ông ta, bổng bên bàn
chính sự (nơi đưa ra vụ việc) có tiếng trả lời của một nữ tu trẻ
tuổi:
- Theo sự hiểu biết của tôi, người bỏ tu
giữa chừng vì họ tu mà không nhắm đến mục tiêu giải thoát.
Câu trả lời của nữ tu trẻ đã làm rộn ràng
lên đề tài.
Hay!_ Ông Viên Minh nói_ tôi rất đồng ý với
cháu về quan điểm tu là nhắm đến mục tiêu giải thoát, nhưng trường
hợp của vị tu độc thân đến 45 tuổi xụm người trong lưới tình chúng
ta không thể phủ nhận những chiến công oanh oanh liệt liệt của họ trên
các chiến trận từ tình cảm qua tình yêu rồi tình dục, quá nửa đời
người mới xụm trong lưới tình. Họ đã đốt cháy tuổi xuân xanh hơn hai
mươi lăm năm để đi vào cửa thiền môn đến da nám sạm, tóc ngả màu,
dáng hết xinh, nếu không vì mục tiêu giải thoát họ có dám đốt cháy
tuổi xuân của họ như vậy không? Họ đã trở thành Ông hay Bà cụ non
rồi đấy mà còn bị chúng ta trêu đùa là không có mục tiêu. Nếu ta
không trả lời được câu nầy mà chỉ nghi suôn chuyện, chưa chính xác
thì trường hợp của vị tu kia có thể dẫn đến vị tu khác, cũng xụm
nữa mà không thấy được nguyên nhân sanh ra quả.
- Dạ, con không nhận ra sự thật nầy _ vị nữ
tu nói_ con xin lỗi, cám ơn chú khai thị. Thưa chú ở vào trường hợp
như trên xin cho biết sự nhân định của chú là thế nào ạ?
Viên Minh đẩy đưa nhiều lần là đợi cho có
nhiều ý kiến để lấy nhận định theo số đông, độ không còn ai nữa, ông
đi thẳng vào trọng điểm:
- Hướng tâm hay nhắm đến mục tiêu cao là một
lẽ mà dục vọng lại là một lẽ khác. Trên trận tuyến giữa chánh và
tà, vọng và chơn bên nào cũng muốn giành thắng lợi. Dục vọng luôn ở
thế chận đầu, cản đường khống chế sức tu hay vẽ vời cho ta lầm qua
hướng khác mà ta không hay, bởi đó sự khống chế tăng dần cường độ
đến đổi ta không còn sức giãy giụa như chuyện của vị tu nói trên.
- Nguyên nhân của thãm kịch ấy xin hỏi qua
cái nhìn của chú?
- Theo tôi, chuyện rất đơn giản. Khởi đầu chỉ
là niệm bất giác.
- Thế nào là Niệm Bất Giác thưa chú?
- Có phải tất cả người tu Phật đạo đều
muốn luôn luôn được sống trong giác ngộ không?
- Dạ phải.
- Nếu nói tất cả thì đâu có lý do ngoại
trừ đồng đạo 45 tuổi kia. Người có tính chuyên tu họ rào dạo sự tu
không cho kẻ hỡ mới lên tới tuổi 45, và một lúc nào đó sơ suất mà
sanh kẻ hỡ, dục vọng chen vào chưa kịp phá hoặc mới phá một chút
liền hay, chận đứng sự phá hại và đuổi chúng ra. Không chuyên tu theo
dõi sự sanh khởi, cái tâm vọng động cỡ nào cũng không hay, nó ở
miết trong tâm mà đòi yêu đương hoài hoài… quý vị nghĩ coi, lâu lâu
đòi một lần còn nén được, chứ hoài hoài mở mắt là nhớ mà nhắm
mắt cũng nhớ, tâm bệnh đến độ nầy chỉ có Trời xuống mà cứu.
- Để tránh sự đổ vỡ giữa chừng xin nhờ chú
dạy chúng con phải làm gì?
- Điều nầy trông rất khó bởi tôi chưa là gì
làm sao chỉ cái vì vì đó chứ!
- Vậy qua kinh nghiệm của chú cũng được.
- Theo như kinh nghiệm của tôi, đường tu có
tiến phải có thủ nữa mới được; lo tiến mà không nghĩ đến thủ là hơ
hỏng lắm. Tiến tu không lòng dục vọng, hoặc lỡ có liền hay lúc nó
chưa thành hình sẽ dễ đuổi hơn nếu mình chậm một chút dục vọng sẽ
lên số nhiều, càng nhiều chúng càng có sức cướp quyền làm chủ. Quyền
làm chủ của ta bị cướp ta còn không hay làm gì người ngoài hay giùm
ta được; thấy ta cũng tịnh tọa, cúng lạy đầy đủ, nhưng cúng lạy ai,
niệm ai là quyền làm chủ của nó.
- Như chú vừa nói: mới chỉ một tên dục vọng
chưa thành hình, thế nào là dục vọng chưa thành hình?
- Ví như chủ nhà và tên trộm, chủ nhà chỉ
một chút sơ suất trộm vào lấy đồ; chủ nhà phát hiện kịp thời tên
trộm chưa lấy được gì là bỏ chạy, chủ nhà chỉ thấy cái bống của
tên trộm là mất không rõ mặt mũi của hắn, thoắt qua là quên. Vọng
niệm chen vào, hành giả thoán thấy ở cái đuôi con mắt là nó mất,
thoắt qua cũng quên. Chưa thành hình là ý đó. Nếu trường hợp chậm
hơn, chủ nhà gặp trộm, hành giả gặp vọng niệm, không phải thoắt qua
mà nó đứng chần dần, mặt mày đầy đũ, đã không đuổi còn khen nó
đẹp, nó giàu… để ở lâu trong tâm, cứng khừ trần tục. Nó ở vững thì
bất chấp ai la rầy: đuổi nó không đi, rược không bỏ chạy, là báo
hiệu nhà đổi chủ thiệt rồi!
- Còn chú nói tu có tiến có thủ, thủ là
gì ạ?
- Là tuân thủ giới luật. Muốn tránh giặc
TÌNH, Sự gần gủi, qua lại với người khác phái nếu không có chuyện
cần thiết về Phật Pháp, chỉ là lợi ích cá nhân của hai phía không
qua lại là hay hơn, hoặc qua lại thì phải có chừng mực bảo vệ lập
trường của người tu hạnh trường chay tuyệt dục, ly gia cắt ái. Tâm
sanh, rất ít khi sanh điều bất lợi cho lập trường mà không có liên
quan hiện cảnh. Giá như giờ ta ở trong phòng kín, tịnh tọa hoặc xem
kinh đọc sách, không có sự xuất hiện của sắc sắc tài tài mà lòng
vẫn bị sắc sắc tài tài theo đuổi, bởi nó đã thành hình một cuồn
phim. Ví lúc ta đụng cảnh đi chung trên xe, hay làm công tác từ thiện
hoặc trong lớp học giáo lý, nghe giọng nói ngọt ngào dễ mến mà
nhìn về chỗ khởi nguồn âm thanh là cái mặt ngọc, hình mai,… lòng
rộn ràng tâm sự. Nó dẫn sự rộn ràng tâm sự ấy về nhà, tối nay
trong khóa tỉnh tâm, phòng ta trước giờ chỉ có ta thôi mà nay có thêm
nó nữa… chết được! điều nầy tôi không nói thì quý vị cũng biết,
nếu không đụng cảnh đi chung trên chuyến xe sẽ không có ra phim của cái
giọng nói ngọt ngào, mặt ngọc, hình mai trong lòng. Phật dạy giữ
giới để ngăn chận sức cuốn hút những mê say sa đọa, là thủ vậy.
- Chú có thể cho một ví dụ nào thủ được sức cuốn hút không?
- Được!
Viên Minh vừa thốt lời hứa, và Ông nhình
thẳng vào vị vấn chủ như thăm dò độ nhạy cảm từ ánh mắt, tìm sự
phản ảnh vị đồng đạo trẻ nầy là hành giả hay những biểu hiện khác
đi… chứng tỏ tài năng và sức hoạt bát. Ông chậm nói tiếp theo tiếng
“được” là gì, vị vấn chủ sốt ruột nhắc:
- Thưa chú nói đi ạ !
- Trên sông dài rộng _ Viên Minh dẫn dụ _ người ta vì nhu cầu sự sống mà xẻ kênh
rạch cho nước sông vào. Kênh rạch thường là đói nước, vực nước của
dòng sông cao hơn thì sức cuốn hút của kênh rạch mạnh. Thuyền đi trên
sông lớn thông ra biển nếu không đề cao cảnh giác điều nầy, để thuyền
mình đi chạm vàm kênh đố khỏi bị lực hút của nước cuốn vào kênh. Khi
thuyền bị hút vào mà muốn trở ra là đi ngược với dòng nước chảy
xiếc; tình thế thách thức khả năng bình thường, nếu thuyền trên khả
năng bình thường thì chuyện đi ngược dòng chảy xiếc thì có thể nhưng
cũng còn vất vả lắm mới thoát. Huống chi những thuyền ở độ trung
bình hoặc dưới mức trung bình sức đâu mà đòi vượt ngược? Trong khi
thuyền chúng ta còn trên sông rộng, muốn tránh bị nước hút thuyền
thì phải cho thuyền đi cách xa dòng nước hút xiết, một chút ảnh
hưởng cũng không có. Thuyền sẽ đi nhanh và an toàn hơn những thuyền
bị nhiều trở ngại. Hãy tránh xa những thứ cám dỗ, xa ngoài lực hút
của chúng để không gặp khó khăn nào trên đường về cõi Phật, thành
Phật.
Tôi từ xa đến, giờ giất hối hả phải về, tiếc
không được ở nghe thêm cách diễn đạt là lạ, hay hay của chú Viên Minh.
6/3/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét