SỰ
CHẾT
Người sống trong đời đều nghĩ:
chết là hết, tức chấm dứt một kiếp nhân sinh. Nhưng theo đạo Phật
với thuyết nhân-quả và luân-hồi thì người chết đi không hoàn toàn là
kết thúc, chỉ như dấu chấm hết của một trang giấy viết rồi sang
trang viết tiếp. Thực hiện sự gieo nhân, phải có hưởng quả. Trong sự
hưởng quả do gieo nhân, sẽ tùy thuộc vào chủng loại mà nhận lấy cái
kết quả lên Trời hay xuống người hoặc xuống nữa: địa-ngục, ngạ-quỷ,
súc-sanh, hoặc từ cõi khổ tận cùng vượt lên nhưng chỉ trong sáu
đường khổ nầy thôi.
Một số người xưng là có học hành
thi cử đàng hoàn, tự đại với sức hiểu biết của mình, không tin
thuyết nhân quả của đạo Phật, đi theo học thuyết Duy Vật Biện Chứng
với lối giải thích thực tế mắt thấy tai nghe, ví dụ: con người sanh
ra con người, không thể nào người sanh ra thú hay thú sanh ra người,
phản khoa học, như con gà đẻ ra trứng gà và sẽ nở con gà, không thể
nở thành con người hay con gì khác được; người hay gà chết đi là hết.
Người sanh ra người, con gà đẻ ra
trứng gà là đúng, nhưng còn cái nhân của con người khi sống làm gì
làm gì, thiện hay ác thì phải luân hồi (trở lại) với hình thức
khác. Nếu con người không tin có nhân quả, hành động luôn vì mình,
mạnh được yếu thua thì thế gian nầy sẽ biến thành địa ngục ngay. Ừ
quên, họ không tin thiện ác có nhân quả báo ứng, chết là hết thì
làm gì có địa ngục xử tội họ.
Do suy nghĩ không có quả báo luân
hồi nên chẳng tin có sự tội lỗi dẫn độ đến kiếp lai sinh. Làm đủ
chuyện ác để có tiền, có quyền, sống cho thỏa thích, chết là hết,
không có quả báo gì cả. Điều quan trọng của họ là hiện tại, một
hiện tại với giàu sang phú quí và quyền lực; cạnh tranh về tiền
tài danh vị, đi đến cướp của giết người, cố gắng và khéo léo không
để sa lưới pháp luật, vậy là đủ. Đức Thầy xét hành vi của hạng
người nói trên và đặt tên họ là phái vô thần và Ngài nói rõ hành
nghiệp của chúng như sau:
“ Phái vô-thần-luận thường cho rằng
thân xác tức là con người. Thân còn tức người còn, thân mất, người
mất. Không có Thánh, Thần, Trời, Phật, không có quả-báo luân-hồi;
cũng chẳng có tội, có phước, có vía, có hồn. Đời là thân xác con
người, sống là tranh-đấu, mạnh được yếu thua. Thế nên biết bao
mánh-khóe gian-hùng, bao nhiêu ngón điêu-ngoa xảo-trá, bao nhiêu
tàn-bạo ngược-ngang đều được đem ra dùng cả thảy.”
Sách xưa có dạy “Dương-gian âm-cảnh
đồng nhứt lý”, qua câu dẫn trên, các bậc cổ đức đã cho, hễ có dương
gian là có âm cảnh, là cặp đối đải không thể thiếu như nói trắng là
có đen, nói sáng vì có tối. “ đồng nhứt lý”, luật pháp thế gian
phán người kia tội thì âm cảnh cũng xử có tội. Dương gian xử án có
những trường hợp lọt sổ, có nơi luật pháp bất minh bởi những tên
quan lại tham ô, nhận tiền đút lót biến đen thành trắng, biến phải
thành quấy, người không gây tội bị cầm tù, kẻ tội lỗi đầy mình lại
được ung dung ngoài vòng pháp luật. Chết xuống diêm-đình không có chuyện
đút lót hối lộ ấy đâu. Đức Tôn Sư PGHH cảnh báo cho kẻ tội đồ ở
dương gian biết mà liệu:
“ Đấng Thần-Minh công bình trực dạ,
Đâu ăn lo đổi họa làm may.
Mở tâm linh nghĩ đến đoạn nầy,
Đều họa phước ấy cơ báo ứng.”
Họ không tin có luật ở cõi vô hình
nhưng tin có luật dương gian, bằng chứng là khi làm ác họ rất sợ sa
lưới pháp luật và khi đã sa vào lưới pháp luật thì họ dùng tiền
đút lót những cửa quan biến đen thành trắng cho khỏi tội. Họ chỉ
chấp nhận một trong hai thì cái một còn lại đến lúc ngả bệnh sắp
chết, bao nhiêu nghiệp chướng ân oán hiện về đều là chủ nợ, khiến
lúc ấy, cảm nhận sự đau chết của mình khác hơn sự đau chết của
người không làm ác. Dầu chưa tin có luật nhân quả ở cõi vô hình,
nhưng biết phân biệt sự đau chết của mình khác hơn là bị hành xác
nhiều hơn những người tin có luật nhân quả và họ không làm ác. Phủ
nhận chỉ là gượng gạo trong khi lòng cảm thấy lo sợ vô cùng. Đức
Thầy có câu:
“Làm ác đức nhiều điều quanh quẩn
Như gà cồ ăn bẩn cối xây”.
Trích dẫn trên nói về quả khổ đau
ở nơi dương gian kẻ gieo ác phải chịu, mấy câu sau đây bàn bạc qua
diễn trạng hành hình dưới chốn âm cung:
“ Ở dương-thế tạo nhiều cảnh khổ,
Xuống huỳnh-tuyền địa-ngục khảo
hình.
Tuy lưới Trời thưa rộng thinh-thinh,
Chớ chẳng lọt những người hung-ác.
Khi nhắm mắt hồn lìa khỏi xác,
Quỉ vô-thường dắt xuống Diêm-Đình.
Sổ-sách kia tội phước đinh-ninh,
Phạt với thưởng hai đường tỏ rõ.”
Người theo Duy
Vật Biện Chứng, phái vô thần, phủ nhận thuyết nhân quả họ không
nhiều lắm đâu. Quốc gia dân tộc nào không biết chứ như dân chúng Việt
Nam ta đây, đa phần tin theo luật nhân quả dù họ không có tôn giáo nào
hay có tôn giáo nhưng không phải là Phật Giáo. Như vậy, không tin là
con số ít, họ có làm ác đi nữa thì cũng chút ít thôi. Nhiều người
tin thì có nhiều người làm lành, nhóm ít không thể biến thế gian
thành địa ngục trong khi quá đa số người sống không chỉ là ước muốn
mà còn phải đã và đang hành động cho cõi nhân gian thành thiên đường.
Trong mục luận về Bát Chánh, qua đề Chánh Tinh Tấn Đức Thầy viết:
“…Hãy rán giữ đức tin cho mạnh-mẽ. Dầu ác thị-dục có lớn-lao thế
mấy, dầu cho có sức-lực gì cám-dỗ hay bức-bách bỏ lòng tín ngưỡng
Phật Trời đặng theo việc khác, các sự ấy cũng chẳng thể lôi kéo
được.”
Trở lại vấn để chết là chấm dứt
một kiếp sống để chuyển qua một kiếp sống khác trong vòng quay luân
hồi. Thay vì sợ chết, bỏ lại tất cả, ta có lập trình ngay bây giờ,
sự chuyển kiếp không còn cảnh chết chóc bỏ lại tất cả nữa. Theo
lời Phật thuyết, ngoài những đường luân hồi của chúng sanh còn có
bốn cõi ngoài vòng quay sáu nẽo, đó là: Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thinh Vă n.
Những bậc nầy có xuống nhân gian thì gọi là “Lâm Phàm” cứu đời;
người trong vòng luân hồi sanh ra chốn hồng trần gọi là “Đọa Phàm”
để chịu lấy cái nhân cái quả.
Thôi đi! ta phát tâm tu, một lần đọa
phàm để học cách hiển Thánh. Chết là hiển Thánh sao lại sợ chết?
Sợ chết tức không tin mình có khả năng hiển Thánh trong khi mãn kiếp
hồng trần? Biết mình chưa có khả năng thì nên ngày đêm tu tiến cho có
khả năng, vì quy y Phật Đạo ta rán cho mình sớm đạt kết quả.
Một chiếc áo cũ, sờn rách đáng
lẽ là phải thay vào chiếc áo mới nhưng chủ nhân của nó không dám bỏ
cũ vì tự thấy mình quá nghèo chăng? Không có tiền may mới mà bỏ cũ
thì đời sống trở nên khốn nạn hơn nhiều. Tiếc không chịu bỏ thì sớm
muộn cũng bỏ vậy tiếc làm gì? Chốn nhân gian ai mà thích xài đồ
xấu cũ, chỉ là không khả năng tạo tiền mua may mới. Điều tiên quyết
là phải làm sao cho có khả năng chớ không thể tối ngày ngồi chần
ngần ra đó mà nói mãi cái câu nghèo. Phải làm sao vượt khỏi cảnh
quá nghèo nói trên, bỏ áo cũ xấu, sớm muộn gì cũng phải bỏ; thay
vì duy trì áo cũ ta nên làm gì đó cho có tiền may mới một cách tự
tin, phương pháp ấy sẽ tối ưu hơn.
Sợ chết không được vãng sanh mà duy
trì cái thân sống lâu đặng tu, nhỏng nhảnh đem nó đi lo chuyện bao
đồng kéo dài sự ô nhiễm, mà sớm hay muộn, không chết trẻ cũng chết
già. Đừng nói là kéo dài sự sống để đi truyền đạo, khuyên tu kẻ
chưa tu là phước đức vô lượng. Đồng ý khuyên tu là phước đức vô
lượng, nhưng nếu mình không thiết thực với chính mình về sự nghiệp
vãng sanh làm trọng mà đi khuyên người khác tu vãng sanh là “bị nói”,
để sự ô nhiễm đời càng lúc càng nặng thì lợi lộc gì cho việc sống
lâu? Trông hiện tại, biết mình thiếu điều kiện để tu tiến, không có
khả năng vãng sanh. Tại sao ta không tạo cho mình đủ điều kiện có khả
năng vãng sanh liền theo mà mong chờ khả năng vãng sanh ở tương lai hết
sức là xa vời? Người đi bắt chim, con chim đậu không bắt, lo bắt con
chim bay là trúng hay trật? Hiện tại mình làm vì làm vì nó là cái
nhân để sau sanh ra cái quả, nếu không thực hiện gieo trồng nhân vãng
sanh trong hiện tại, e tương lai không có cái kết cuộc đó đâu.
31/7/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét