NGHIỆP
LỰC
Một hôm đi đi dự đám giỗ xứ xa, ngồi
chung bàn với tôi có 4 vị đồng đạo luận về nghiệp lực; thấy lạ tôi
cũng không hỏi tên, sau về ngẩm lại cuộc hội luận rất hay, cần nên
chia sẻ với chư đồng đạo mình. Để sắp sếp theo giai thoại tôi tạm
đặt tên cho 4 vị ấy để khi cần nói chuyện về các vị mình có tên
gọi rõ ràng: Nhứt, Nhì, Ba, Tư.
Khởi đầu, khách vừa được chủ nhà
mời ngồi những ghế quanh chiếc bàn tròn, sau câu chào hỏi mặn nồng
tình đạo của chủ gia huynh Chín liền bật miệng thiên cơ thời cuộc.
Về thiên cơ, ông chứng minh những câu Đức Thầy tiên tri đánh mạnh vào
hai năm Thân-Dậu như sau:
“- Đến Thân Dậu thánh thần náo
động,
Thảm cho trần nhà tróng ruộng
hoang.
- Đến năm Thân Dậu tai đầy sấm
vang”.
Còn về thời cuộc, huynh Chín kể
tình hình đang nóng bỏng ở biển đông với một số quốc gia đầy tham
vọng tranh giành biển đảo có chủ quyền của quốc gia láng diềng, khai
thác tài nguyên mà Việt Nam có ảnh hưởng chiến tranh rất là cao. Ai
cũng biết, hễ có chiến tranh là có sự chết chóc đi theo đó, hai bên
lâm chiến máu đổ thị rơi trên trận mạt mà dân tình cũng bị lầm than
bởi tên bay đạn lạc. Đức Thầy báo trước:
“Khổ với thảm ngày nay có mấy,
Sợ mai sau dòm thấy bay hồn.
Và câu:
“Đến chừng đó bốn phương có giặc,
Khắp hoàn cầu thiết thiết that ha.”
Nói lên sự chết chóc rợn người
đông, tây, nam, bắc đều có, đừng hy vọng giặc dậy chỗ nầy mình đi
chỗ khác là yên. Không có chuyện đó đâu, đã nói “bốn phương có giặc,
khắp hoàn cầu thiết thiết tha tha” thì còn nơi nào yên ổn mà đi. Ta
hãy nghe lời Đức Thầy dạy tìm chỗ trốn tránh không đâu xa:
“Vậy sớm mau kiếm chữ Ma-Ha,
Thì Phật cứu khỏi nơi khói lửa.”
“Kiếm chữ Ma-Ha” tức là tu hành
vậy.
Tóm lại, nghiên cứu qua thiên cơ
thời cuộc, ta thấy sự sống còn của mình rất mỏng manh, rán lo tu để
nhờ Phật huyền diệu độ thoát.
Ôi nghiệp lực! Tôi nay trên 60 tuổi
đáng lẽ phải được sang gánh nặng gia đình từ lâu để có thời giờ
tỉnh tâm hành đạo, hềm vì bạc phước, sanh con ra nuôi nấng cho lớn mà
chẳng nhờ cậy được gì. Sách có câu “Tích cốc phòng cơ dưỡng nhi đãi
lão” (chứa lúa trong nhà chờ khi thắc ngặt có mà dùng, nuôi con trẻ
mong chừng già nó nuôi lại) nhưng hỡi ơi, tôi gặp cái cảnh đoạn
trường “Tích cốc phòng cơ, cơ bất cốc, dưỡng nhi đãi lão, lão vô nhi”.
Nhà có thằng con trai út với hơn mười công ruộng, hai công vườn cây ăn
trái, mà tệ hơn người không có con nối dõi: Ăn chơi, cờ bạc, rượu
chè, bửa nào kêu nó đi làm tiếp, vui thì đi còn buồn là thôi, không
kêu là nó dọn đẹp đi la cà ngoài tiệm quán, hoặc nhảy vào sồng
bạc, hội ve chai, ít bửa có người ta đến nhà mắng vốn, đòi nợ.
Từng tuổi nầy cứ phải ra đồng làm lao động chính, tôi muốn sang gánh
gia đình lên vai nó mà thấy nó chưa nên người, nếu sang gấp, e gia tài
không lâu nữa sẽ biến đi mất. Tôi dùng trường chay lâu, cúng lạy mỗi
ngày hai thời như trong giáo lý dạy mà nhằm lúc bận rộn mùa màng
phải bỏ năm ba cử tu. Hôm nay huynh Chín thúc giục sự tu bằng nói qua
thiên cơ thời cuộc nghe phát sợ, nhưng tôi rất buồn vì không thể giao
sự nghiệp cho thằng con chẳng ra gì để lo tu hành kịp lúc trước khi
có đại nạn thiên cơ thời cuộc như đã nói, xảy ra.
Vậy anh theo giữ của đến chết sao?
Mà chết rồi thì sự nghiệp cũng vào tay nó thôi. Nếu anh còn trẻ tôi
không khuyên, anh coi lại anh đi! cái lưng đã còm rồi đó! Sự nghiệp
sớm hay muộn gì cũng về tay nó thì thôi đừng nên miễn cưỡng, còn
nếu mình bực tức đứa con ngỗ nghịch thà chịu tiêu tán tài sản qua
các sự việc khác chớ không chịu trả nợ cho chủ nợ đến làm con trong
nhà, nợ chưa trả là còn đó, kiếp nầy không trả sanh lên kiếp sau hay
sau nữa cũng phải trả. Kẻ thức thời là hay nhứt, nên giải quyết cho
sớm để đở cực tấm thân. Theo đường Phật mà đi, chỉ một lần nầy
thôi, mãn kiếp hồng trần là một đi không trở lại cái cõi Ta Bà nầy
nữa.
Anh nhứt tiếp thu bài giảng luận
của anh Nhì, rất đồng ý với lối trình bày sáng sủa, nhưng làm được
những điều mình nói thì ai cũng phải cho rằng nó khó hơn gấp nhiều
lần so với nói. Chính vì vậy anh ẩn núp trong sự khó làm và tìm
lý do bào chửa việc mình không làm:
- Anh lý luận thật là suôn bâng
nhưng đứng ở nhà anh, anh sẽ không thấy cảnh tình của nhà tôi đâu.
- Nói thiệt, con tôi chả mấy kém
con anh, không siêng làm lụn lại thích cờ bạc rượu che, vô đất làm
thì hay cải cọ cách làm của tôi như thể kiếm chuyện đặng bỏ ra về
bắt mâm hay nhào vô sồng bạc, cái kiểu làm cho bỏ ghét. Lần nọ tôi
suy nghĩ, hay tại cách làm của mình đã quá lạc hậu dẫn đến ấu trỉ
mà cứ giử vai trò chủ đạo làm vật cản khiến nó khó tiến thân, bực
bội nên làm liều qua nghiện ngập. Lúc đó tôi mới 58 tuổi đã sang
gánh cho con, từ chỗ thờ ơ công việc nó nhảy mức siêng năng ngay. Anh
ơi, tuổi trẻ bây giờ có học hành hơn chúng ta, nhạy bén nắm bắt
cách làm, thấy cơ hội đến thì ra tay làm giàu. Chúng ta xưa ít học,
hiểu biết không tới đâu, ỷ có cái quyền làm cha mở miệng là lệnh
lạc, buộc nó phải theo cách mình muốn, hoặc tự cao ngạo: Nhà nầy
không có tao đây là chết đói cả lũ! nghe nó bực bội phải thôi. Con
tôi giờ làm ăn rất thành đạt, trúng ruộng, trúng vườn, bán buôn nhanh
nhẹn, mới đây nó cất thêm nhà làm cửa hàng bán vật tư xây dựng.
Biết đâu con anh cũng như con tôi, muốn làm ăn mà bị ông bố già làm
vật cản nên đã bực bội làm liều.
Anh Ba nói: tôi rất đồng tình với
lý luận của cả hai anh. Đồng tình không có nghĩa là hoàn toàn chấp
nhận hay phủ nhận, bởi vì dầu sao nó cũng chỉ là giải pháp để
tháo gở sự bế tắt không mong muốn. Giải pháp chỉ là tạm thời ở
mức độ vừa phải trong khi tuổi nghỉ hưu rảnh rang công việc, ý muốn
lo tu là vô cùng; ta không thể lấy cái hửu hạng đem so với vô cùng để
lấy một kết quả tốt. Tuy nhiên, tôi rất đồng ý ủng hộ giải pháp
sang gánh cho con là hửu hiệu nhưng không hoàn toàn chấp nhận yếu
tính của con anh Nhì áp dụng qua con anh Nhứt về ý thức cha là vật
cản sự tiến thân của con. Biết đâu con của anh Nhứt thuộc về nghiệp
báo đến gia đình anh để đòi nợ chớ không đơn giản là bất mãn mà
làm liều bởi ông cha lạc hậu. Nếu ở vào trường hợp của anh Nhứt,
theo tôi, tốt hơn hết là chờ đợi và nâng cao sự giáo dục con cái của
mình cho nó tỉnh ra.
Đến lược anh Tư, anh nầy không đồng
ý sự nhận định của anh Ba về nghiệp báo đến đòi mà trì hoãn sự
trả và đề cao tính giáo dục, anh nói:
Như anh Ba đã xác quyết, con của anh
Nhứt là nghiệp báo đến đòi chứ không phải xảy ra từ sự bất đồng
quan điểm làm việc của kẻ thủ cựu người nghinh tân. Nghiệp báo là
chủ nợ đến đòi anh Nhứt, nếu nói về giáo dục thì người trên giáo
dục kẻ dưới, chủ nợ có quyền giáo dục kẻ thiếu nợ chứ kẻ thiếu
nợ không đủ tư cách giáo dục chủ nợ của mình. Đừng mượn cớ kiếp
nầy nó là con, mình là cha mẹ để rồi huỵch nợ bằng giáo dục nó
đừng quậy phá tài sản, hổn ẩu với cha mẹ mà nó nghe. Thiếu nợ
phải trả, nếu trì hoãn nợ đeo đắm mãi làm khổ chúng ta thêm, sống
cho đến chết không một ngày yên ổn, vậy kéo dài sự trả nợ được lợi
lộc gì chứ? Khi ta đồng ý trả nợ, giao quyền làm chủ lại cho đứa
con mà ta gọi là nghiệp chướng, nguyện Phật chứng minh cho mình cải
hối ăn năng, tu nhơn tích đức thì có thể từ đó trong nhà dữ hóa
lành, chủ nợ đòi được nợ sẽ tự hóa giải thù xưa lại thương cha
kính mẹ không chừng.
18/7/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét