Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

PHÚ LÂU NA và BỨC CHÂN DUNG PHẬT THÍCH CA

Như quý vị đọc thấy những hàng chữ đề ở phía dưới bức chân dung là họa phẩm của Ngài Phú Lâu Na; họa phẩm nầy Ngài Phú Lâu Na đã họa nguyên lúc Đức Phật Thích Ca còn tại thế, mới bốn mươi mốt tuổi.

Chúng ta thấy hình họa, nét người đúng là Ấn Độ, mà những tranh, ảnh về Phật ở Việt Nam, Thái Lan, Cam Pu Chia… kể cả chùa đều mang tính của từng quốc gia dân tộc. Chùa và tranh, ảnh Phật Thích Ca ở Việt Nam, Thái Lan, Cam Pu Chia… hoàn toàn khác nhau; nhưng đặc biệt giáo lý là không khác, chỉ khác ngôn ngữ khi diễn đạt. Ví dụ: Việt Nam ta đếm số một, hai… Tàu nói: di, ơ; (vì không có cài đặt viết chữ Tàu) Pháp nói: un, deux; Anh, Mỹ thì: one, two… “Phật”, nguyên là chữ Hán (Tàu) Việt Nam ta gọi là “Bậc giác ngộ”. Chữ Tàu đã ở Việt Nam lâu nên từ Phật (Tàu) đã Việt Hóa, không cần giải thích. Người Anh, Mỹ viết Buddha, Pháp viết Bouddha người Cam Pu Chia gọi Ta Sa … đều đồng nghĩa với “Bậc giác ngộ” của tiếng Việt Nam.
Nói tóm lại tranh ảnh, tượng cốt Phật, chùa, khi đạo Phật đã truyền đến quốc gia nào đó, rất dễ hòa nhập vào bản sắc dân tộc mà tạo ra tranh ảnh, tượng cốt, chùa theo quốc gia đó, còn về giáo lý, Đức Phật khi xưa thuyết pháp, các đệ tử Ngài chép lại đặt tựa là Kinh, thuộc về chữ nghĩa, không phải là vật mà tưởng tượng để bày vẽ kiểu nầy kiểu kia. Nếu nguyên tác xuất xứ tại Việt Nam mà đếm số 1 thì Tàu dịch là Di, Pháp dịch Un, Anh, Mỹ dịch One; Việt Nam ta nói Phật, Anh, Mỹ gọi Buddha, Pháp gọi Bouddha, Cam Pu Chia dịch Ta Sa … đâu có thể dịch kiểu bày vẽ khác hơn nữa được.

Nhưng sao bức họa chân dung Đức Phật Thích Ca nước Ấn Độ mà lại nằm trong viện bảo tàng của nước Anh?
Theo khoa lịch sử trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng thì quá trình xâm nhập Ấn Độ của Anh quốc là 1612 – 1805…
Lịch sử & văn hóa thế giới có bài viết “Tiến Quân Xâm Lược Ấn Độ” tôi xin trích đoạn “ Giải Bănggan là một vùng giàu có nhất Ấn Độ, bình nguyên rộng, sông ngòi chi chít, sản xuất nhiều gạo và Đay. Nước Anh mua ngôi làng này xây dựng trụ sở bôn bán chính tại đây, đã liên tục chỡ về nước Anh lương thực  và nguyên vật liệu. Sau mấy năm, tình hình đã khác trước, công ty Đông Ấn Độ, Anh trên danh nghĩa tới viễn đông để làm ăn buôn bán, nhưng đã xây dựng đồn lũy to lớn ở Cancuta được người Anh vũ trang đầy đủ. Họ có súng có pháo, rõ ràng là một cánh quân thường trực. Điều hiểm độc hơn là, công ty nầy còn tuyển mộ người Ấn Độ để huấn luyện quân sự, dạy cho họ cách sử dụng súng tây pháo tây, dàn đội hình hành quân, hành hung giết người, thật sự đây là doanh trại quân đội.”
Người tặng cho tôi bức chân dung nầy có thân nhân bên nước Anh, không biết do khéo léo hay may mắn mà thân nhân của Ông ta có được của báu nầy gởi về Việt Nam với lời giải thích ngắn gọn: Xưa Anh quốc đến xâm chiếm và cai trị muôn dân Ấn Độ, quân Anh đến đâu thì vơ vét tiền bạc của cải, trong sự vơ vét được, có bức chân dung nói trên về để ở viện bảo tàng nước Anh.
Trong lời dịch thuật từ nguyên bản Anh n dẫn trên nói rằng người đệ tử của Đức Phật Thích Ca tên Phú Lâu Na đã họa hình Đức Phật, sự phụ của Ông, lúc sư phụ mới 41 tuổi. Đức Phật có 250 vị tỳ kheo đương thời là đệ tử chứng quả A La Hán, nhưng sử liệu Phật Giáo cũng đã ghi trong số có mười vị đệ tử thuộc hạng ưu tú nhất:
 1.  Ngài Xá Lợi Phất
 2.  Ngài Mục Kiền Liên
3.  Ngài Ma Ha Ca Diếp
4.     Ngài A Nậu Đà La
5.     Ngài Tu Bồ Đề
6.     Ngài Phú Lâu Na
7.     Ngài Ca Chiên Diên
8.     Ngài Ưu Ba Ly Tai
9.     Ngài A Nan Đà
10. Ngài La Hầu La .
Trong số thập đại đệ tử của Phật thì mỗi vị một hạnh trổi nhất, ví dụ: Ngài Xá Lợi Phất Đức Phật ban tặng danh hiệu là trí huệ đệ nhất, Ngài Mục Kiền Liên là thần thông đệ nhất, Ma Ha Ca Diếp là hạnh Đầu Đà đệ nhất… Ngài Phú Lâu Na được Phật ban tặng là thuyết pháp đệ nhất. Hạnh nào được Phật ban khen đệ nhất thì trong các chúng đệ tử không ai hơn được.
Ta cũng nên tìm hiểu cách thuyết giáo của Phú Lâu Na thế nào mới được Phật ban tặng là vị thuyết pháp đệ nhất.
Tôn giả Phú Lâu Na thường đi hóa độ chúng sanh quay đầu Phật pháp không nệ gian nan, mệt mỏi. Có lần tôn giả đến nước Bạt Đà thăm kính các tỳ kheo tu ở vùng nầy, hỏi han qua việc độ chúng mới biết rằng các vị tỳ kheo nơi đây ngại khó an phận lo tu không nghĩ vì tới việc giáo hóa. Khó vì dân sinh chốn nầy rất nghèo khổ, người ta cần tiền và sự ăn uống hơn là nghe ai nói vì khác. Tôn giả biện minh rất lý lẽ vai trò chiến sĩ Như Lai mà mỗi tỳ kheo phải có trách nhiệm cứu độ chúng sanh thoát mê khai ngộ, phải biết huyễn chuyển để dễ hòa nhập vào chúng mà độ chúng. Các vị tỳ kheo ở nước Bạt Đà nghe tôn giả giảng luận ý nghĩa sâu sắc mà lại tinh minh, khởi tâm hoan hỉ, nối chí.
Có một nước nhỏ tên là Du Lô Na, đời sống nhân dân rất cơ cực, sông biển gò núi nhiều, đất đai xấu, trồng trọt thu huê lợi không khá; thêm nữa, dân chúng làm không ra tiền của, nghèo đói mà tánh tình thì rất là hung ác, với lại đường giao thông chưa tốt, hành trình chậm chạm khó khăn thế mà tôn giả Phú Lâu Na lại khởi tâm đem Pháp của Phật truyền bá ở nước ấy. Ông thưa cùng với Phật cho Ông đến đó, Đức Phật Thích Ca dạy Ông rằng:
Ông tình nguyện mang giáo pháp của Như Lai đi độ chúng là điều tốt, nhưng Như Lai khuyên Ông hãy tìm một nơi khác mà đến, tránh hẳng nước Du Lô Na đi, vì ở đó dân chúng nghèo đói người ta không có lòng nghĩ tưởng Phật Pháp tu hành, với lại nước nầy nhỏ bé chưa tiếp cận với văn minh, đất đay rừng rậm sự giao thông chậm chạp mà con người thì tánh tình hung ác, đến đó, e bất tiện nhiều hơn.
Phú Lâu Na nghe Phật khuyên thôi mà biết rằng Phật thử lòng Ông về đức kiên nhẫn cỡ nào, thế nên Ông bạch cùng Phật:
Kính bạch Đức Thế Tôn! Ngài thường bảo với chúng con rằng, vì trần gian là cõi khổ Thế Tôn mới lâm phàm độ khổ nhân sinh. Dân chúng ở Du Lô Na khổ cảnh nghèo đói dẫn đến tánh tình hung ác, cũng vì vô minh nghiệp trước mà thọ sanh để trả quả báo. Xét những nơi như vậy rất cần đem Phật pháp đến để cải thiện lòng người, Chánh Pháp của Phật tới đâu thì không có chiến tranh mà chỉ có hòa bình, có từ bi là không còn giận hờn, ganh ghét… Giáo pháp là sự tươi mát; nhờ sức tươi mát của giáo pháp mà tươi mát lòng người, tươi mát đời sống, tươi mát cả những ai có thói quen hung ác và họ sẽ rất dễ thương khi họ được Pháp Phật soi rọi vào lương tâm mình.
Đức Phật khen Phú Lâu Na luận giải đúng nhưng vẫn đưa ra những thử thách để đặt Ông vào trường hợp thì Ông phải làm vì:
Được rồi Phú Lâu Na! giả sử Ông đem giáo pháp của Như Lai đến cho họ, chẳng những họ không nhận còn nặng nhẹ, chưởi mắng Ông nữa thì Ông làm sao?
Bạch Đức Thế Tôn! Nếu gặp trường hợp như vậy con nghĩ rằng, dầu chưởi mắng họ vẫn còn thương con, bởi sự con làm là trái ý, khiến họ nóng giận nhưng họ không đánh đập con.
Phú Lâu Na! nếu ở vào trường hợp người ta đánh đập Ông nữa thì sao?
Bạch Đức Thế Tôn, sự con làm trái ý, có thể đối với họ thì tội của con đáng chết, nhưng họ không giết, chứng tỏ vì thương con.
Phú Lâu Na! Nếu như người ở Du Lô Na dùng cả ba chưởi mắng, đánh đập, và cuối cùng còn giết chết Ông nữa; trong trường hợp nầy thì Ông nghĩ gì về họ?
Bạch Đức Thế Tôn! Con không buồn phiền, oán hận, còn cám ơn họ vì nhờ họ mà con sớm bỏ được tấm thân ô trược nhớp nhơ nầy, chỉ sợ họ mang tội sát sanh nhưng con sẽ cố gắng để điều nầy không xảy ra.
Qua những biện luận thông suốt của Tôn Giả Phú Lâu Na, Đức Phật biết người đệ tử nầy có quyết tâm mà trình độ giác ngộ đã đến chỗ tin cậy nên Phật khen Ông Phú Lâu Na và cho phép Ông đến nước Du Lô Na hoằng truyền chánh pháp, độ người quày đầu hướng thiện.
Phú Lâu Na được Phật cho phép, Ông liền kính bái Phật xin đi. Trải qua nhiều ngày vất vả mới đến được chỗ nói trên. Vì ngôn ngữ bất đồng bởi họ dùng tiếng địa phương nên Ông phải tốn nhiều ngày học ngôn ngữ riêng của họ. Học tạm xong Ông cũng không vội vàng vì về chuyện thuyết chánh Pháp của Phật. Ông tìm cách sống hòa nhập, làm bạn với dân và chỉ họ cách làm ăn và thói ở có tình có nghĩa, họ bệnh Ông lo thuốc thang cho họ, dần dần Ông trở thành người bạn tốt, là ân nhân thì Ông mới có cơ hội truyền bá chánh Pháp của Phật cho họ nghe, nêu cao giáo lý nhân quả để họ ngấm lòng. Nhờ nghe Phật Pháp tâm được cởi mở họ đã làm ăn khá lên, xã hội giảm bớt người hung ác. Dần theo, ở cái nước được coi là hung ác và nghèo khổ triền miên nầy, đã qua giai đoạn mới, mức nghèo khổ giảm xuống rỏ rệt, đồng thời, Ông Phú Lâu Na đã thu nhận được năm trăm vị đệ tử đáng yêu đáng quí và Ông có dẫn nhóm đệ tử của mình đến nghe pháp từ kim khẩu của Đức Thích Ca Mâu Ni.
Vị được Phật ban tặng danh hiệu đệ nhất thuyết pháp là Tôn Giả Phú Lâu Na, chính là người đã vẽ bức chân dung của Phật Thích Ca lúc Ngài 41 tuổi, một họa phẩm đầy nghệ thuật dẫn trên.

 04/10/2016

1 nhận xét:

  1. Mình muốn có một bức tranh Phật thích ca bạn giúp mình được không

    Trả lờiXóa