NIỆM
DI ĐÀ
Lúc Đức Thầy bị nhà đương cuộc
Pháp đày đi lưu cư ở tỉnh Bạc Liêu, ngày 10 tháng 6 nhuần Tân Tỵ
(2/8/1941) Ngài sáng tác bài “ Niệm Di Đà” như sau:
“Mắt nhìn Trần-Đỏ niệm Di Đà,
Nguyện vái thân nầy khỏi đọa-sa.
Muôn đạo hồng quang oai Đức Phật,
Soi đường minh-thiện đến Long-Hoa”.
Khi kết tập thành quyển Sấm Giảng
Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ, Ban Phổ Thông Giáo Lý Trung Ương (BPTGLTU)
viết chú thích ( bài trên đây Đức Thầy viết ra cho anh em tín đồ
nguyện trước khi niệm Phật).
Lúc xưa đạo mới khai chưa thịnh
lắm, tín đồ có niệm Phật cũng chỉ cá nhân. Giờ đạo đã lên nhiều
tuổi, người trong đạo học biết về giáo lý giải thoát, tiến tu pháp
môn Tịnh Độ, rủ nhau niệm Phật thành phong trào, nhiều nơi tổ chức
chương trình nầy. Có nơi căn cứ theo lời giải thích của BPTGLTU đọc
nguyện bài Niệm Di Đà trước khi vào Niệm Phật đã gặp phải một số
đông đồng đạo không đồng ý đọc bài nầy trong chương trình niệm Phật,
những nơi khác, ban tổ chức không cho đọc bài Niệm Di Đà cũng làm
không ít người đến dự phiền lòng.
Mấy hôm trước có chư huynh đệ đến
thăm, sẵn dịp hỏi tôi về đọc hay không đọc bài Niệm Di Đà trước khi
Niệm Phật. Tôi biết chuyện nầy rất nhạy cảm, đụng tới có thể bị
giận hờn từ nhau không tới, nên tôi trả lời kiểu phân hai, đọc cũng
được không đọc cũng được. Khách nói:
- Điều nào thì một điều thôi chứ!
- Riêng tôi, mỗi cử niệm Phật cá
nhân tôi không đọc bài Niệm Di Đà.
- Anh dám không nghe lời Đức Thầy
dạy sao?
- Xin đừng đặt nặng vấn đề như
vậy. Tôi tin Bài Niệm Di Đà là của Đức Thầy sáng tác nhưng viết chú
thích (bài trên đây Đức Thầy viết ra cho anh em tín đồ nguyện trước
khi niệm Phật) là của BPTGLTU. Tuy tôi không đọc nguyện bài Niệm Di Đà
nhưng tôi không quả quyết không đọc là đúng hơn có đọc.
Chú thích của BPTLYTU anh không tin
sao?
Tiếp chuyện với nhau hãy giữ bầu
không khí mát mẻ, đừng nên đặt vấn đề uy tín cho có thiện cảm, việc
bàn luận mới ngả ngũ. Sở dỉ tôi làm như thế vì lòng tôi không thể
quên được lời Đức Thầy dạy, đã dính trong đầu óc mình, như những câu
sau đây:
“Đức Di Đà truyền mở đạo lành,
Bởi vì Ngài thương sót chúng sanh,
Ra sắc lịnh bảo ta truyền dạy.”
Sự truyền dạy của Ngài là:
Chỉ một kiếp Tây Phương hồi hướng,
Thoát mê đồ dứt cuộc luân hồi”.
“Mãn kiếp hồng trần sanh lạc quốc,
Hưởng công niệm Phật rất yên lành”.
“ước trăm họ nhẹ mình có cánh,
Đồng bay về Cực-Lạc một đàng,
thì thân Thầy hết phải gian-nan,
đâu có chịu mang câu nhạo báng”.
Theo lời Đức Thầy dạy, tôi đã chọn
hướng vãng sanh Cực Lạc chứ không nghĩ mình về Hội Long Hoa, nên không
vì kính nể mà miễn cưỡng làm điều mình không muốn. Anh lựa một hai câu
trong hàng ngàn câu để hỏi khi người ta
không thực hành theo ý anh thì cho người ta cái tội cải lời
Thầy là không đúng. Không ai có thể làm hết những vì Đức Phật Đức
Thầy dạy, điển hình đạo Phật có nhiều pháp môn, người ta chỉ cần
một pháp môn nào vừa ý, phù hạp là hành chỉ một pháp môn thôi cũng
đủ đắc đạo. Tôi không làm theo lời Đức Thầy dạy điều nầy nhưng làm
ở điều dạy khác “Về Cực Lạc mới là hết khổ”. Chắc các anh thông
cảm rồi chứ ?
Đúng, nhưng sự chú thích của
BPTLYTU, không lẽ …
Cũng là một điều trong nhiều điều,
một pháp trong nhiều pháp. Ngược lại, hành giả y cứ câu “Soi đường
Minh Thện đến Long-Hoa” không hành trì sự “Đồng bay về Cực Lạc một
đàng” thì sao? Các anh có bảo người ta cải lời Thầy hay không?
Tôi chưa nghĩ tới điều chú nói…
Sấm Giảng giáo lý PGHH có cả hai
phần làm nền tảng cho sự học hạnh của các tín đồ là giáo điều và
giáo lý. Giáo điều nặng tính bó buộc trong khi giáo lý thông thả
hơn. Ta gọi là quyển Tôn Chỉ Hành Đạo, những lời dạy trong tôn chỉ
có sức mạnh giá trị hơn những bài giáo lý nằm ngoài phạm vi Tôn
Chỉ.
Gọi là quyển Tôn Chỉ Hành Đạo,
nhưng thật ra Tôn Chỉ không phải là quyển, vì nó không phải là tựa
đề. Chúng ta đọc từ lời nói đầu cho đến hết quyển sáu không thấy
có tựa đề tôn chỉ hành đạo. Nếu là quyển thì phải nói là quyển
sáu với tựa đề “ CÁCH TU HIỀN VÀ SỰ ĂN Ở CỦA MỘT NGƯỜI BỔN ĐAO”
(giống như bài “Thay Lời Tựa” mà ta thường gọi là bài Sứ Mạng của
Đức Thầy, đâu có tựa đề “Sứ Mạng”).Tôn Chỉ Hành Đạo là bốn chữ
trong ruột của bài “Lời Nói Đầu” cho quyển sáu như sau:
“Năm năm trường xa cách, cái
chánh-sách áp-bức tôn-giáo gắt-gao của người Pháp làm cho tôi không
được gần-gủi các người hầu giải-bày tường-tận tôn-chỉ hành đạo của tôi”.
Trong sự “giải bày tường tận tôn
chỉ hành đạo” rất tiếc, bài “Niệm Di Đà” không nằm trong tôn chỉ
hành đạo để có cơ sở cột buộc phải thi hành. Giáo lý nằm ngoài tôn
chỉ hành đạo được thông thả với tính tùy hỉ. Chúng ta, nếu ai hằng
ngày săn sóc lộ trình về Cực Lạc, hãy quên tất cả những con đường
không về Cực Lạc, sử sự như vậy là đúng trọng tâm của câu “Cứ nhứt
tâm tín nguyện phụng hành, được cứu cánh về nơi an dưỡng. Chỉ một
kiếp tây Phương hồi hướng, thoát mê đồ dứt cuộc luân hồi”. Chẳng phải
ta chọn tu pháp môn niệm Phật là để “Thoát mê đồ dứt cuộc luân hồi”
sao?
Tưởng cũng nên nói nhắc, nay chương
trình niệm Phật thất, hay niệm khóa đã phát đi nhiều nơi, hộ niệm
cho người lâm trọng bệnh không mất chánh tâm về Phật. Từ đó đến lâm
chung người ta mời ban cầu nguyện, hộ niệm siêng suốt. Nếu bệnh nhân
còn tỉnh táo, ban hộ niệm có thể nói lời khuyến khích, phát chỉ
một hướng tâm niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà, cầu nguyện lực của
Ngài, lúc mãn kiếp hồng trần liền siêu sanh về Phật quốc. Chưa nghe
thấy ai lại bệnh nhân mà nhắc nhở cầu về Long Hoa. Còn ban cầu
nguyện thì áp dụng hai bài đối với người giả biệt cõi đời, một là
bài nguyện trước bàn Phật (hương án) có câu “… nhờ ơn Đức Phật từ bi
cứu độ vong linh được thoát chốn mê đồ vãng sanh miền Cực Lạc”, hai
là bài Tây Phương tiếp dẫn “ Nam mô Tây Phương Cực Lạc… đồng danh đồng
hiệu, đại từ đại bi, tiếp dẫn vong linh A Di Đà Phật”. Cả hai bài,
bài nào cũng nguyện Đức Phật Di Đà tiếp dẫn hay cứu độ vong linh về
cõi Cực Lạc, không có đến Long Hoa mà hai bài nầy đều năm trong quyển
“tôn chỉ hành đạo”.
Trở lại bài “NIỆM DI ĐÀ” Đức Thầy
sáng tác thi phẩm nầy lúc Ngài ở Bạc Liêu, vỏn vẹn có bốn câu, nội
dung đầy tính giáo lý thâm mật “Nguyện vái thân nầy khỏi đọa sa, muôn
đạo hồng quang oai Đức Phật”. Sự hay ho không nằm trong Tôn Chỉ Hành
Đạo, là giáo lý không có giáo điều ràng buột. Hơn nữa, nếu như,
những lời chú thích phía dưới bài Niệm
Di Đà là của Đức Thầy luôn thể thì hay biết mấy, đàng nầy lại
là của BPTGLTU chú thích, kêu đọc nguyện trước khi niệm Phật thì quả
là đã làm khó cho những hành giả y cứ theo những câu “Ở Tây Phương
Chư Phật ngóng trông, chờ bá tánh rủ nhau niệm Phật; Đồng bay về Cực
Lạc một đàng; Mãn kiếp hồng trần sanh Lạc Quốc; về Cực Lạc mới là
hết khổ…”
Theo sự suy diễn của tôi, Đức Thầy
là cổ Phật lâm phàm, đương nhiên biết được lòng người, một trò đến
với Thầy xin học đạo, Thầy biết được tâm tính của tên học trò không
có khả năng niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh Độ nhưng lại có duyên với
Phật Di Lặc và Hội Long Hoa. Đức Thầy viết bài Niệm Di Đà trao cho
Ông với lời dặn dò: Hãy đọc nguyện bài nầy trước khi niệm Phật. Ta
nghe chuyện riêng của Ông đồng đạo đến học với Đức Thầy mà tưởng là
chuyện chung, kêu mọi người áp dụng cái sở thích riêng tư của Ông học
trò ấy thì bị rơi vào trường hợp “Y kinh diễn nghĩa tam thế Phật
oan”.
Vì lẽ đó, nên tôi tùy hỷ với chư
đồng đạo, đọc cũng được, không đọc cũng được bài thơ Niệm Di Đà,
trước khi niệm Phật. Người tu hành sợ nhứt là phân tâm, nếu cầu sanh
về Cực Lạc thì chỉ một hướng đó mà tiến tới, muốn về Long Hoa
nhắm hương Long Hoa tiến bước. Phải dứt khoác một hướng mới có kết
quả tốt.
21/10/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét