NHỮNG
NGƯỜI KHÁCH LẠ
Viên Minh lễ bái xong thời khóa
sáng, đáng lẽ theo thói quen ông vào mùng tịnh tọa. Nhưng Trời hôm nay
lặng gió, cúng rịnh mồ hôi như lúc ban trưa không thể vào mùng ngồi
nổi. Mở hai cánh cửa sổ mà gió lạnh không chịu lùa vào, đã nực
còn thêm muổi chít. Viên Minh kéo cây quạt máy cho quay tạo gió mát
trong lúc tịnh tọa. Ngồi niệm mới chừng chục câu Lục Tự Di Đà, bổng
có ánh đèn pha sáng choang lẹt xẹt qua cửa sổ; rồi hai ánh sáng
xẹt, ba ánh sánh xẹt. Sau ba cái lẹt xẹt sáng thì nghe tiếng xe máy
nổ xa lùa tới, tắt ngủm trước sân nhà, tiếng lụp cụp, rù rì, giọng
nam giọng nữ, tiếng dép và tiếng của một phụ nữ: Chủ nhà ơi! Thưa
đây có phải là nhà của chú Viên Minh không ạ?
Viên Minh nghe kêu nhưng chờ cho kêu
lần nữa để chắc chắn sự nghe không lầm. Ông liền xả tịnh tọa đứng
lên, bật đèn sáng nhưng lòng còn ngại nghi, nghĩ thầm trong bụng ai
đâu Trời chưa sáng mà lại kêu cửa, chiếc đồng hồ treo vách cho hay 4
giờ 20 sáng, ( trời độ nầy hơn 6 giờ mới sáng.)
Cánh cửa mở ra một cách dè dặt,
nhờ bóng đèn treo trên bàn Thông Thiên, bóng đèn u bốn phóng quang ra
sân Viên Minh thấy khách tổng cộng sáu người đến đây bằng ba chiếc xe
gắn máy, bốn người nam đều vận quần tây, hai bỏ áo trong quần, hai
để áo suôn, trông không giống kẻ ác; có hai phụ nữ mặc áo bà ba,
dáng đạo, làm cho Ông an tâm trong cuộc gặp gở không thường có nầy.
Ông liền gật đầu cùng với miệng hỏi chào nhẹ tiếng. Khách cũng vội
vàng chào lại. Viên Minh mời quý khách vào nhà. Ông kéo chồng ghế
rứt ra từ cái mời khách ngồi, một phụ
nữ trẻ nhanh tay đở tay Ông để cho cô ấy làm việc đó.
Viên Minh đi bắt ấm nước trên cái
bếp ga gần bên để chủ khách nhâm nhi chút trà cho ấm lòng thì người
phụ nữ kia cũng lại giành làm. Không bận nấu nước pha trà, ông trở
lại ngồi vào bàn.
- Xin được hỏi quý khách _ Viên Minh
nói _ tôi trông quý vị từ đâu xa tới?
- Dạ chúng tôi đến từ tỉnh
Tiền-Giang _ một người trong đoàn đại diện trả lời.
- Làm sao quý vị biết được đây mà
tìm?
Người phụ nữ ở bên bếp ga nói:
- Con có đến đây một lần cách nay
chưa đầy một tháng chú quên con sao?
- Cô …
- Con dựa vào lời dạy của Đức
Thầy đặt câu hỏi “Chân Tánh Là Gì” đó !
- Ô, tôi nhớ ra ra rồi! là cô đó
sao?
- Dạ, lần đó may mắn được đi chung
với quý chị ở Sa Đéc mà biết chú. Về nhà con giới thiệu chú cho quý
anh quý chú; nghe con nói, quý vị đây rất thích nên luôn tiện về kính
viếng Tổ Đình lần nầy tìm đến cho biết chú.
- Những lời chào hỏi của tôi đối
với quý vị thật là e dè, giống như điều tra. Tôi thành thật xin lỗi.
- Dạ không sao! Thấy lạ mà xuất
hiện lúc trời còn đêm thì có quyền nghi sợ.
- Xa vậy, đi hồi nào mà tới đây
lúc nầy? Bộ hành trình suốt đêm sao?
- Hôm qua chúng tôi đến viếng Tổ
Đình PGHH và nghỉ đêm ở một nhà quen đây.
- Cám ơn Huynh đệ có lòng.
- Chúng tôi biết _ trong bốn người
nam không bỏ áo trong quần nói _ ghé huynh vào giờ nầy sẽ làm cản
trở việc công phu tu niệm, nhưng sợ sáng sớm huynh đi vắng nên phải
đường đột kéo nhau đến giờ nầy.
- Hiểu được tấm lòng của quý huynh
đệ, tôi cảm nhận tinh thần người có đạo tìm với nhau hẳng nhiên là
để bàn luận chuyện trò về đạo đức, tôi dẩu có mất chút giờ giất
công phu cho quý vị nghĩ cũng đáng làm mà.
Quanh chiếc bàn tròn lúc bảy lúc
sáu người, đợi mời xong một lược dùng trà khách hỏi:
- Bây giờ đâu đâu cũng khởi lên
chương trình Hộ Niệm cho bệnh nhân sắp lâm chung. Có lẽ tôi không thuộc
lòng nhiều Sám Giảng Thi Văn của Đức Thầy nhiều để tìm ra câu Ngài
dạy Hộ Niệm cho bệnh nhân sắp mãn kiếp hồng trần. Xin hỏi hiền huynh
có câu nào chắc chắn để chứng minh rằng Đức Thầy dạy Hộ Niệm như
vậy không?
Viên Minh đáp:
- Nếu nói về chánh văn và cần có
chánh văn để căn cứ thì Đức Thầy có dạy Hộ Niệm bằng như câu:
“Lòng phàm rửa sạch niềm nhân ngã
Phước Phật trau-giồi kết
thiện-duyên.
*
Thiện-duyên ấy cũng tại nơi ta,
Hộ niệm oai-linh Đức Phật Đà.”
Xin huynh cho biết _ một vị khác
hỏi _ ý nghĩa của việc hộ niệm là sao ạ?
Hộ Niệm có nghĩa là ủng hộ, hỗ
trợ, tạo tác động phụ. Ví dụ: một người khởi lên công cuộc lớn mà
muốn cho thành công thì rất cần có nhiều người ủng hộ, trợ giúp
thêm sức. Trường hợp hộ niệm hướng về bệnh nhân sắp lâm chung đương
nhiên hành giả đứng ở vị trí chính của công cuộc về Phật Quốc, e
một mình hành giả không thể thượng lộ bình an đến cõi Cực Lạc bởi
những tác động của NGHIỆP hoành hành, cần có nhiều người ủng hộ
bằng cách niệm Phật trợ theo để hành giả bệnh nhân luôn tìm thấy lộ
đồ, giữ vững chánh tâm. Tuy nhiên, câu có từ hộ niệm tôi vừa trích,
người khó tính có thể không hài lòng bởi sự dẫn dụ chỉ vào bệnh
nhân sắp lâm chung mà văn nghĩa không riêng nói cho người sắp mãn kiếp
hồng trần; chúng ta còn có nhiều câu phải tin nhưng kể điển hình một
câu thôi:
“Ta phải thương yêu lẫn nhau như con
một cha, dìu dắt lẫn nhau vào con đường đạo đức”.
Dìu
dắt lẫn nhau vào con đường đạo đức đã bao gồm một cách đúng đắn nhất về sự hộ
niệm. Sợ đồng đạo bệnh nhân trước phút lâm chung bị oan gia nghiệp
chướng đến đòi, tâm thần không định tỉnh, đánh mất lộ đồ về Tây
Phương. Hộ niệm là dìu dắt, nhắc nhở để hành giả tìm lại lộ đồ
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT mà bước tới, tiến lên.., đã quá rõ nghĩa về sự
hộ niệm rồi còn gì.
- Theo suy nghĩ của huynh sự hộ
niệm có cần thiết lắm không khi Đức Phật dạy chúng sanh phải “tự
mình thắp đuốc lên mà đi” còn Đức Thầy thì bảo rằng “ Phật Tây
Phương thiệt quá xa xăm, hãy tìm kiếm ở trong não trí”.
- Tôi thấy rất cần, nhưng không phải
dựa vào việc rất cần sự ủng hộ, hộ niệm của nhiều người mà hành
giả lơ là tu niệm cho chính bản thân, sống cứ buông thả theo trần
duyên, gây nhiều nghiệp chướng nặng nề, chướng nghiệp chận đường cản
lối. Hành giả buông đứt đường tu trong lúc lâm chung là không được; chủ xướng công cuộc mà lại bỏ cuộc
thì người ủng hộ công cuộc biết dựa vào đâu để có một niềm tin là
người chết được vãng sanh Cực Lạc.
Ngoài Trời sáng hẳng ra, Viên Minh
đứng lên đi tắt các bóng đèn, mở tung các cửa cho gió sớm lùa vào,
xong trở lại hỏi ý khách cho mời dùng điểm tâm sáng bằng mì gói.
Khách coi bộ thức khuya đã bào dạ nên gật đầu ngay. Viên Minh nói:
- Vậy mọi người nên đi dạo cảnh cho
thông thả tý nhá !
- Dạ được lắm.
- Hai cô gì đó ơi!
- Dạ thưa chú con tên là Lượu, chị
kia tên Mai. Có gì chú kêu hai con.
- Nhờ hai cháu nấu nước được chứ !
- Dạ.
Viên Minh xách rổ nhỏ, mở cửa sau
ra vườn hái một ít rau không trồng ra làm hương vị cho tô mì có thêm
một chút dáng vẻ, một cô đi theo, thấy đọt rau lan nhiều quá kêu lên:
- Chú ơi có hái đọt rau Lan không
ạ?
- Chú tính hái rau Cần Cua, Ngò
Gai, Quế.
- Chú ơi đọt Lan mà trụng mì gói
ăn là số vách đó.
- Thế sao! Vậy cô cứ hái để hôm nay
mọi người dùng thử.
- Dạ, chú ăn đi nữa sẽ ghiền luôn.
- Tưởng gì chớ rau Lan ở đây lên
mịch đất, lắm lúc tôi còn phải tốn công guộng bỏ.
Dùng điểm tâm sáng xong, Ông khách
bỏ áo trong quần sớm giờ chưa nói câu gì
yêu cầu trở lại bàn tròn tiếp tục đề tài còn dang dở, Ông
nói:
- Theo như tôi thấy, việc Hộ Niệm
có nơi thì quá cầu kỳ về bài bản, còn nơi trơn tru. Trong một đạo
mà chưa có sự thống nhứt, theo như huynh có nên thống nhứt một kiểu
không?
- Chúng sanh muôn trùng _ Viên Minh
đáp _ nên Phật dạy nhiều pháp môn để chúng sanh tùy trình độ lựa
pháp tu cho phù hợp. Để chứng minh điều nầy trong PGHH, tôi xin trích
dẫn một đoạn văn trong bài “Thay Lời Tựa” của Đức Thầy như sau: “Tùy
trình độ cơ cảm của tín nữ thiện nam, trên thì nói Phật Pháp cho kẻ
có lòng một đạo quy căn, gây gốc thiện duyên cùng Thầy Tổ, dưới dùng
huyền diệu của Tiên Gia độ bệnh để cho kẻ ít căn lành nhờ được mạnh
mà cảm lòng từ bi của chư vị với trăm quan”. Do đó ta không đòi hỏi
thống nhứt cách tu, chỉ nên thống nhứt ý chí được là tốt rồi.
- Xin cho nghe sự giải thích của
huynh, cách tu là gì và vì sao không nên đòi thống nhứt cách tu?
- Ví dụ: Niệm Phật là pháp môn tu,
niệm lúc đi, đứng, nằm, ngồi là cách. Ta rảnh rang có thời giờ ngồi
niệm Phật nhiều, ta không thể kêu những người không rảnh rang ngồi tu
chung với ta trong khi họ đang tu đứng, tu đi, tu nằm. Kêu họ thống nhứt
với ta ở thế ngồi là không phù hợp với họ.
- Sao gọi là thống nhứt ý chí?
- Cùng nhau một tinh thần, một điểm
đến. Ví dụ: Đức Phật là đấng giải thoát hoàn toàn mọi khổ lụy
chúng sanh, đừng ai giải thích Phật còn bị ràng buộc bởi cái nầy
cái nọ. Tu theo đạo Phật là muốn giải thoát thành Phật như Phật đã
giải thoát. Đây chính là điều Phật lâm phàm dạy đạo. Không thể có
chuyện Đức Phật dạy chúng sanh không thành Phật. Vậy trong hành đạo,
ta dứt khoác không bị lệ thuộc bởi điều nầy việc nọ chận đứng sự
giải thoát cho ở nơi luân hồi sanh tử nữa, chính là thống nhứt ý
chí.
- Không thể thống nhứt cách hộ
niệm về việc người thì quá ư bài bản kẻ lại trơn tru, nhưng để đạt
đến kết quả có thể tin tưởng được trên phương diện tổ chức Hộ Niệm
ở mỗi nơi mỗi khác, còn có gì trục trặc phải đem bàn không?
- Theo tôi thấy có trục trặc và
điều trục trặc nên bàn.
- Chúng tôi xin được nghe.
- Hãy sắm ra một hay nhiều đội ngũ
đều có chuyên môn hành nghề Niệm Phật và Niệm Phật đối với họ là
nghề nghiệp vững chắc. Đội ngũ nầy phải có đầy đủ 3 yếu tố căn
bản đi đến quyết định:
1, Giữ giới và tôn trọng giới
luật, nhứt hơn hết là giới sát sanh, lẽ tất nhiên người hộ niệm
phải trường chay.
2, Thường niệm Phật. Luôn đề cao
pháp môn niệm Phật là phao cứu người chìm đắm, để không bỏ cái phao
niệm Phật mà niệm những thứ khác trong chốn sông mê. Người tự bỏ
phao cứu mình trong lúc ở sông sâu thì đừng nói đi tìm phao cứu kẻ
nào. Đối với mình mà không thường niệm Phật cho mình, không có khả
năng niệm Phật cho mình, tất nhiên, sẽ không có khả năng niệm Phật cho
ai?
3, Hạnh cách của người Hộ niệm
phải được sạch sẽ những mê đắm thế gian, sẵn lòng bất cứ lúc nào,
nếu mãn kiếp hồng trần, đi cùng với Phật qua Tây Thiên.
Người không giữ giới nhứt là giới
sát sanh, đối với nhân quả thì con đường luân hồi của họ tự mình
chưa xong làm sao lo cho người khác. Đến chỗ hộ niệm mà niệm Phật cứ
loạn tâm thì mất ý nghĩa của việc Hộ Niệm.
Thường Niệm là hành giả niệm Phật
riết thành thói quen, hằng ngày tránh bớt vọng tâm, trong khi hộ
niệm, do sự bớt vọng tâm sẽ cảm ứng sâu sắc đến bệnh nhân để họ xua
đuổi những sợ hãi, tà tư vọng tưởng mà liền nhập tâm Phật thay thế
tâm chúng sanh.
Hạnh cách là sự bao gồm một nhà
tu xứng đáng với danh tu, tự độ, tha độ. Chọn được một đội ngũ như
thế họ đi tới đâu thì đức độ của họ tới đó. Đức tuy không thấy
nhưng sẽ làm cảm lòng bệnh nhân, tự động vẹt mây mù, nghiệp mê tan
biến, hiện rành rạnh lộ đồ Tây Phương, niệm Phật nhứt tâm, cùng hòa
nhịp với người hộ niệm.
Vai trò đội ngũ Hộ Niệm chỉ biết
hộ niệm cho bệnh nhân nhớ câu Lục Tự Di Đà thôi, đừng biết thêm hay
làm thêm chuyện vì khác ngay lúc mình ở tư thế Hộ niệm. Khép bớt đôi
mắt lại để dễ giữ chú tâm, ai đến quen hay lạ thây kệ ai không cần
ngó và chào hỏi họ. Trời gầm, phong vũ vì vì cũng nhiếp tâm NAM MÔ
A DI ĐÀ PHẬT. Để làm tốt cho đội ngũ hộ niệm trong lúc hành sự, nên
ý kiến trước với thân nhân bệnh nhân cần hộ niệm, giúp can thiệp
giùm bất cứ ai đến chuốc ngót về tình cảm, rờ rẩm mình mẩy hoặc
kêu hỏi: Anh ơi còn nhớ tôi không? Chú ơi còn nhớ cháu không…? Tình cảm đối với bệnh nhân sắp lâm
chung nó như những con vi trùng độc hại chuyền qua cơ thể, nếu bệnh
nhân có biểu cảm về sự thân mến là ngay khi đó không có niệm Phật,
cũng không nghe tiếng ai niệm Phật nữa lại là lúc tử thần đến bắt
đi thì không còn vì để nói. Thế nên Đức Thầy đặt trọng tâm vào
hiện tượng nầy bằng câu “Tang gia đừng nên khóc lóc làm trở ngại sự
siêu thoát của vong linh”.
Ông khách vận Tây đưa cánh tay lên
gần sát mắt xem đồng hồ, đường xa mà giờ giất như hối hả, Ông nói:
- Cám ơn Huynh, cám ơn duyên lành cho
chúng ta gặp gở buổi đầu mà sự bàn luận rất là hứng thú. Đến lúc
chúng tôi phải kiếu từ, hẹn còn duyên thì còn gặp lại. Vâng, buổi
gặp gở nầy tiếp thu qua giải đáp thắc mắc, coi như là một thông tin
mới nhất mà tôi được nghe, tôi hứa sẽ truyền đạt những thông tin nầy
với bạn bè đồng đạo gần xa nếu như có dịp.
- Chúc phái đoàn thượng lộ bình
an!
Gió sớm hay hẩy thổi lất phất đung
đưa mấy bình Lan treo trên những nhánh Bồ Đề. Mặt Trời thập thò trên
tàu là chuối rách te phía sau nhà, nắng ban mai rải sáng lóm đóm lên
những cây bông kiểng, cùng hòa điệu với Viên Minh tiểng chân những
người khách xa lạ.
26/10/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét