NỖI
NHỚ NIỀM THƯƠNG
Lo cơm sáng cho cha mẹ xong Mỹ Dung
xin phép song thân đi chùa cúng rằm trung nguơn. Đường từ nhà đến chùa
khoảng ba cây số, rất quen thuộc, cũng nhà nhà chen khít hai bên đường
như mọi khi, dãy cây Bàng buông tàn che kín làn đường vào ngôi cổ tự nhưng
tâm tư cô ấy dường như báo trước một điều vì đó làm hồi hộp…
Mỹ Dung vào chùa lạy Phật xong trở
ra, định kiếm mối quyên tiền đôn nền nhà cho bà bán vé số. Chưa được
ai thì cô gặp hai người bạn cũ một nam một nữ mà đoán là họ đã
thành thân với nhau. Hai bạn giờ là thầy cô giáo trường cấp ba trong
huyện nhà. Thấy Dung bọn họ mừng thì mừng lắm nhưng có hơi bẻn lẻn
trước một nữ tu, đạo phục bà ba vạt miễn. Hai bạn ấy mời Dung đi
kiếm chiếc bàn tróng ngồi nói chuyện. Vừa ngồi chưa nói được chuyện
vì thì các bạn khác rần rần kéo đến, người chào chị Dung, kẻ kêu
bạn Dung, có bạn liếng thoắng hơn kêu bà nữ tu…
Sau một lúc chào nhau, vui đùa, thân
mật, Nhân _ bạn học xưa giờ là luật sư, người đã để tâm nhiều về sự
săn sóc tình cảm với Mỹ Dung lúc còn trung học _ nghiêm nghị đại
diện nhóm bạn, mời Mỹ Dung đi chung một chuyến du lịch.
Mỹ Dung không đáp lời mời các bạn
có chịu đi du lịch hay không. Bọn họ đều là bạn học cũ năm lớp 12,
năm đó diễn cảnh từ hồi hợp đến thê thảm, kẻ thi đậu vào đại học,
người xếp bút nghiên về nhà. Mỹ Dung không đậu lên đại học thui thủi
về nhà tiếp cha làm ruộng. Hai mươi tuổi cha mẹ định việc gả chồng,
Mỹ Dung từ ấy ngả lòng về đường tu nên cô từ chối hôn nhân và báo
lên cha mẹ một câu dứt khoác: Suốt đời nầy con không muốn làm vợ làm
dâu ai, thay vì làm vợ người ta cha mẹ cho con học đạo tu hiền. Cha mẹ
Dung là người kính tin đạo, thích nghe nói chuyện Phật pháp nên yêu
cầu của con ông bà đồng ý.
Mỹ Dung năm nay tròn 32 tuổi, trở
thành nữ tu sĩ có phẩm hạnh tốt. Những bạn gặp Dung hôm nay mời đi
một chuyến du lịch họ đều đã thành tài, trong số có bác sĩ, luật
sư, kỷ sư, thầy cô giáo. Nhìn họ Mỹ Dung nhớ lại những bạn đã thi
rớt đại học như Dung, sau không lâu cũng lập gia thất nhưng không được
cái diễm phúc nồi nào vun nấy, nồi nấp không khít làm lụn vất vả
để kiếm cái ăn cái mặc mà thỉnh thoảng cũng phải hục tiền thiếu
gạo. Mỹ Dung may mắn hơn những bạn ấy, không chồng con đeo đắm là một
vấn đề, nhà lúc cha me Dung làm ăn được đã sắm nhiều đất, chia các
con, trai gái đồng nhất mỗi đứa chục công. Anh hai cưới vợ ra ở nhà
riêng, chị ba thì gả chồng đi xa xứ, Dung thứ tư đọc thân lo tu. Em trai
út đại học ra trường, cưới vợ là bạn chung khoa Anh văn, hai đứa từ
lâu nghe chị tư tính chờ em trai tốt nghiệp đại học ra trường thì xuất
gia tu hành nên chúng vội vàng mua nhà ở tỉnh thành để tiện bề làm
việc, buộc Dung ở nuôi cha mẹ. Chẳng những vậy thôi, em trai còn nhường
phần ăn chục công đất cha mẹ phát, cho vào tài sản của chị và nói
rằng nhà nầy kể từ giờ là nhà của chị. Nhà Dung chỉ có ba người
cha, mẹ và Dung mà giờ tới bốn chục công ruộng. Cha Dung hơn sáu mươi
tuổi, đi đứng yếu Mỹ Dung bàn với cha mẹ hãy kêu người ta mướn ruộng
cho rảnh rang mà lo hậu hửu cái tuổi già, niệm Phật làm lành…
Dung không thiếu tiền để đi tua du
lịch hạng sang của các bạn mời nhưng từ lâu cô không muốn tốn tiền
cho việc đi chơi nữa. Tuy Đức Thầy không đưa ra văn ngôn chính thức nói
tốn tiền đi chơi là lảng phí mà khuyên “hãy để tiền lảng phí ấy mà
trợ cứu cho những kẻ lỡ đường đói rách tàn tật”nhưng Ngài cũng đã
dạy:
“Khuyên đừng xài phí sa hoa
Ăn cần ở kiệm đặng mà lo tu”.
“Người sao lại bỉ-bàng tôm cá,
Thức ăn thừa khiếp nỗi ném quăng.
Kẻ nghèo lo chạy ngày hằng,
Lại không đủ bữa rối nhăng đời
người.
Xem thế-sự biếng cười biếng khóc,
Chẳng rung-rinh quèo móc chi ta.
Cười là cười thói ranh ma
Khóc là là khóc kẻ chưa ta dỗ-dành”.
Đem câu “khuyên đừng xài phí sa hoa”
mà so, tốn tiền đi chơi là quá đà, còn chi là ăn cần ở kiệm. Mướn
một chiếc xe mười sáu chỗ ngồi, đi và về ba ngày giá không ít; còn
nữa, đi với nhóm bạn sang, có học vị đòi ở khách sạn, ăn cơm nhà
hàng chi phí sẽ cao hơn nhiều với số tiền mướn xe. Ở làng mình còn
có những em bé nhà nghèo thất học vì không tiền đóng học phí, mua
sách vở, may mặc đồng phục học trò, phải nghỉ học để đi bán vé số
hoặc kiếm ve chay mủ bể, lon bia, nước ngọt, người ta vất bỏ, đem bán
cho nhà vựa vật liệu phế thảy với số tiền chỉ đủ cứu sống. Dung
chỉ cứu được một em trai đi bán vé số, ủng hộ tiền các cái cho nó
đi học trở lại, còn những em bất hạnh khác cũng đáng cứu mà chưa
thực hiện được nguyện ước.
Xóm trong có bà già tuổi hơn cha
mẹ mình, nuôi một đứa cháu ngoại nay bảy tuổi cho nó học lớp một
bằng đồng tiền ngoại đi bán vé số. Có lần gặp bà trên đường đi bán
Dung hỏi han chuyện gia đình, sao bà nuôi cháu ngoại còn mẹ nó đâu,
bà kể đầu đuôi câu chuyện: Mẹ của cháu ngoại là một thiếu nữ quê
mùa nhưng có chút nhan sắc, cha của cô thiếu nữ xưa là một quân nhân
Việt Nam Cộng Hòa cấp bậc thiếu úy binh chủng sư đoàn 9 bộ binh đã
tử chiến với Việt cộng ngay biến cố ba mươi tháng tư, lúc cô mới
tròn một tuổi. Mất cha, hai mẹ con sống cảnh nghèo túng, mẹ nhan sắc
cũng còn khá lắm, đàn ông con trai có ve vảng mà mẹ nầy thì an phận
một đời chồng, nghèo cho cam số phận của bà vợ thiếu úy. Nhưng con gái
lớn lên, lòng ham giàu sang bị thanh niên làng chơi dụ dỗ, chúng ăn
xài phung phí, xưng con nhà giàu… khi cô mang bầu thì bị đá bỏ. Trở
về với mẹ nghèo mà sanh con, là đứa cháu ngoại bảy tuổi hiện giờ.
Mẹ nó sanh nó, đứa bé không có cha, bắc bà ngoại làm cha lo mọi
thứ. Con gái vì tối ngày hận kẻ bạc tình ấm ức đến chết sớm.
Bà bán vé số chẳng những khổ
cảnh lo ăn còn thêm lo ở. Nhà nghèo cột gổ tạp chôn chân mục ngang
mặt đất, gió chỉ lất phất thôi thì căn nhà cứ đưa qua đẩy lại. Bà
con trong xóm thương tình đem cây lại chóng chỏi ở đỡ. Hội từ thiện
hứa cho bà một bộ cột bạch đàn, Dung giúp cho thiết lợp, dừng. Đến
lúc bắt tay vào việc gặp sự chướng: Nhà hai bên cạnh và hậu người
ta làm ăn lên khá, cuốn nền cất nhà cao, nước mưa vồn về một mình
bà chịu. Mỗi khi trời mưa nhiều Bà đi bán vé số, cháu ngoại đi học
phải do quần xách dép mà ra đường, chừng về thì hai bà cháu ở trên
tấm vạt tre túm húm, chung quanh là nước, sình, không khí rất bẩn. Hội
từ thiện chỡ cây tới thấy cái cảnh nước nôi lủm chủm phải chỡ cây
về và đề nghị đôn nền. Hiện giờ Dung đang vận động bà con tiếp tiền
để cuống nền cho bà già bán vé số. Dung nghĩ mình đã cho thiết lợp
thiết dừng hết cái nhà thì thôi, tiền cuốn nền để người khác giúp.
Số tiền vận động bà con đã qua mười hôm mà tính ra chưa đủ, Dung suy
nghĩ, không đi du lịch với các bạn cũng cho tốn như đi, để năm triệu
vào việc đôn nền sẽ không vận động thêm ai nữa.
- Sao nín thinh vậy chị Dung! Đằng
đây chờ bà lâu rồi nghen! Bà biết hồi tôi xưa mà, con nhỏ nầy dễ nổi
nóng lắm đó. Nay cũng vậy.
Mọi người nghe giọng tiếu cười rân
lên, Dung cũng cười. Giọng nói của cô bạn vui vẻ nhất lớp thuở nào
nay thành tài, ngồi bàn giám đốc, đã chồng con rồi cũng vui tính, in
hệt như xưa.
- Các bạn thông cảm cho mình nhá _
Dung nói _ Mình xét lại không thể đi cùng các bạn được.
- Ngồi chờ để nghe chị nói vậy
sao? Để tụi nầy nan nỉ bà tội lắm đó.
- Dung xin lỗi các bạn, mình còn
phải lo cho đứa cháu đi học.
- Cháu ruột hả chị Dung? _ Nhân
hỏi.
- Không phải, một đứa cháu bất
hạnh trong làng, nhà nghèo không có tiền đóng học phí nghỉ học ở
cuối kỳ thi lớp năm, lang thang đi bán vé số.
- Thương tâm quá! mình lo tiếp chị
được không?
- Được chứ, vậy là phước đức cho
em nhỏ.
- Nhưng chị phải hứa đi chơi với
tụi nầy. Trong bạn bè hồi xưa tôi thương bà nhứt đó.
- Biết rồi con nhỏ Mai vui tính.
- Vậy hứa đi phải hôn?
- Không được, Dung còn lo đôn nền cho
một bà già bán vé số.
- Chị nầy, bộ mua vé số lắm sao
mà nói ra là cứ vé số vé số.
Các bạn cười rân lên.
Thôi các bạn đừng ép chị Dung tội
nghiệp _ Trọng nói _ nhưng chị Dung à, chúng tôi rất muốn có chị đi nên
đã bàn trước với nhau đến cúng rằm chùa nầy gặp chị. Nếu hoàn
cảnh không đặt chị vào chỗ khó xử thì chúng tôi xin mời chị, người
bạn chửng chạc nhất mà chúng tôi quí mến, đi cùng.
Tôi rất tiếc…
Các bạn Dung về với đầy tâm sự. Mặt
trời nghiêng ngả về chiều, Dung ra sân chùa định vui chơi với vài chậu
kiểng tượng hình rất đẹp cho khuây khỏa đầu óc bị mấy đứa bạn xưa
vây đi du lịch, nhưng sân chùa nắng nóng như nung lửa, không một bống
người dám ra đùa nghịch thì cô cũng thôi đi. Khách đến thiền môn thưa
dần, với lại Dung đã hứa bao chót, bãi bỏ việc quyên tiền thêm thì
đâu cần kéo dài thời gian ở đây mà lựa người nhờ đóng góp: Hãy đi
kêu thợ xây nền nhà cho bà già bán vé số…
29/10/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét